Bìa bài tập lớn đại học giao thông vận tải năm 2024

Trường Đại học Giao thông vận tải hướng tới đào tạo người học trở thành công dân toàn cầu, có tinh thần dân tộc và trách nhiệm quốc tế.

Nhà trường áp dụng phương pháp giáo dục tích cực, học đi đôi với hành, kiến tạo môi trường giúp người học xây dựng và rèn luyện ý thức tự học suốt đời, khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng và khả năng sáng tạo.

Nhà trường xác định người học là trung tâm, người thầy truyền cảm hứng.

Báo Cáo Thực Tập: Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Phân Hiệu Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

0% found this document useful (0 votes)

336 views

1 page

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

0% found this document useful (0 votes)

336 views1 page

Báo Cáo Thực Tập: Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Phân Hiệu Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Jump to Page

You are on page 1of 1

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bìa bài tập lớn đại học giao thông vận tải năm 2024

Slide UTH 1 476 downloads 02/12/2023 Logo UTH 1 348 downloads 13/10/2023 Mẫu phiếu đăng ký xét tốt nghiệp tháng 02/2022 1 114 downloads 16/02/2022 Mẫu bìa viết báo TTTN/LVTN 1 674 downloads 02/12/2023 Hướng dẫn viết báo cáo thực tập tốt nghiệp 1 625 downloads 26/08/2019

Sinh viên thực hiện: Lê Đỗ Gia Huy Giáo viên hướng dẫn: Th Kiều Anh Pháp Lớp học phần: QL22CLCB - 010441100225 Năm học: 2022 - 2023

TP, ngày 19 tháng 06 năm 2023

LỜI NÓI ĐẦU

Xúc tiến thương mại (XTTM) ở Việt Nam ngày càng khẳng định là công cụ không thể thiếu trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại, góp phần tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh nước ta đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay. XTTM với tính chất là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm các hoạt động cụ thể như khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ hay hội chợ, triển lãm thương mại không chỉ giúp các quốc gia tận dụng cơ hội và hạn chế những thách thức, khó khăn của hội nhập kinh tế quốc tế mà còn là công cụ hữu hiệu giúp các quốc gia phát triển thị trường nội địa, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và hạn chế nhập siêu. Vì vậy, có thể nói rằng XTTM được xem là cầu nối hợp tác và phát triển thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và thế giới, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tìm đối tác đầu tư, quảng bá sản phẩm, thương hiệu nhằm chinh phục người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Sự ra đời của Luật Thương mại năm 1999 đã tạo cơ sở quan trọng cho việc tiến hành các hoạt động XTTM nhằm tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách trong từng giai đoạn khác nhau, hàng loạt các văn bản pháp luật đã được ban hành, có tác động trực tiếp đến hoạt động XTTM. Cụ thể là XTTM cũng đã được đề cập khá cụ thể tại Luật Thương mại 2005 và Nghị định số 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/4/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về XTTM (Nghị định số 37/2006/NĐ-CP), nhờ vậy mà hoạt động XTTM đã có khung pháp luật khá đầy đủ điều chỉnh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động XTTM trên thực tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số vướng mắc kể cả về thể chế và thực thi pháp luật, nên đến nay, chế định pháp luật về XTTM vẫn còn một số bất cập cần tiếp tục hoàn thiện để thực sự phát huy hiệu quả tích cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

● XTTM: Xúc tiến thương mại ● CNTT: Công nghệ thông tin ● B2B (Business to Business): nghĩa là mô hình bán hàng thương mại và điện tử bán hàng online giữa công ty với công ty. Các công việc giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp xảy ra trên các sàn thương mại và điện tử, hoặc các kênh thương mại và điện tử của từng doanh nghiệp.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC VỀ XÚC

TIẾN THƯƠNG MẠI

1 Khái niệm xúc tiến thương mại Theo khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại 2005, xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. Theo cách hiểu thông thường xúc tiến thương mại là hoạt động giới thiệu, thúc đẩy mua bán hàng hoá, dịch vụ dưới một số hoạt động cụ thể như khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích phát triển việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ.

  1. Khái quát về hệ thống pháp luật xúc tiến thương mại Hoạt động xúc tiến thương mại hiện nay được điều chỉnh bởi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tương đối hoàn chỉnh, bao gồm: a. Các văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động xúc tiến thương mại :
  2. Luật Thương mại 2005,
  3. Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2006/NĐ-CP),
  4. Nghị định số 68/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 68/2009/NĐ-CP), - Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

số 95/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC, Quyết định số 984/QĐ-BCT, cụ thể như sau:

  • Cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương: Bộ Công Thương (Cục XTTM) có vai trò đầu mối, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại.
  • Cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương (tỉnh,thành): Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chỉ đạo Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Công Thương) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn theo quy định của pháp luật. 1 Các hoạt động xúc tiến thương mại 1.4 Hoạt động khuyến mại Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Cụ thể, thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó. (Điều 88 Luật Thương mại 2005) Các hình thức khuyến mại được thương nhân áp dụng được quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
  • Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
  • Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
  • Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  • Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
  • Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
  • Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
  • Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
  • Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
  • Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận. 1.4. Hoạt động quảng cáo thương mại Theo Điều 102 Luật Thương mại 2005, Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình. Trong đó, các phương tiện thực hiện quảng cáo thương mại bao gồm:
  • Các phương tiện thông tin đại chúng;
  • Các phương tiện truyền tin;
  • Các loại xuất bản phẩm;
  • Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác;
  • Các phương tiện quảng cáo thương mại khác. (Khoản 2 Điều 106 Luật Thương mại 2005) 1.3. Hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với việc nghiên cứu, làm rõ khái niệm, đặc điểm XTTM và pháp luật về XTTM, làm rõ các mối quan hệ mà pháp luật XTTM điều chỉnh cho chúng ta thấy một cái nhìn tổng thể về các hoạt động XTTM và pháp luật về XTTM. Qua đó, có thể thấy XTTM ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình không chỉ ở phạm vi của doanh nghiệp mà còn ở cả phạm vi quốc gia. XTTM có ý nghĩa thiết thực đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đối với người tiêu dùng, XTTM kích thích nhu cầu mua sắm và nhờ đó tăng cường cơ hội thương mại cho doanh nghiệp. Tất cả các hình thức XTTM đều có ý nghĩa xây dựng hình ảnh đẹp về doanh nghiệp và do vậy giá trị tài sản vô hình của thương nhân được tăng cường. Hoạt động XTTM là một bộ phận cấu thành đồng bộ, không thể thiếu trong chính sách thương mại quốc gia. Vì vậy, pháp luật hiện hành của Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh các hình thức XTTM phổ biến do thương nhân thực hiện, tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho thương nhân thực hiện quyền tự do hoạt động XTTM trong sự tôn trọng lợi ích của Nhà nước, của người tiêu dùng và thương nhân khác đồng thời là công cụ để Nhà nước kiểm soát, ngăn ngừa những tiêu cực phát sinh trong hoạt động XTTM của thương nhân, góp phần hình thành và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

  1. Thực tiễn công tác xúc tiến thương mại ở Việt Nam 2.1. Tổng hợp từ công tác quản lý của cơ quan nhà nước. 2.1.1 Các hình thức khuyến mại địa phương đã tiếp nhận thông báo/đăng ký: Các hình thức khuyến mại phổ biến nhất bao gồm: đưa hàng mẫu cho khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền, Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi, Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo % doanh nghiệp mua hàng, % doanh nghiệpsử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định, Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm % doanh nghiệp dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố; Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi. Đây là các hình thức khuyến mại chiếm đa số trong các thủ tục thông báo/đăng ký do các địa phương tiếp nhận. Kết quả khảo sát đối với các doanh nghiệp cũng cho thấy kết quả tương tự. 2.1.1. Chủ thể chủ yếu thực hiện khuyến mại tại các địa phương: Kết quả thu về từ các doanh nghiệp khảo sát cho thấy thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa do mình sản xuất, kinh doanh là các chủ thể chủ yếu thực hiện khuyến mại tại các địa phương (thương nhân sản xuất chiếm 70% và thương nhân kinh doanh chiếm 90%). Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại chiếm 38%, theo đó là chủ thể xếp thứ ba trong danh sách các chủ thể chủ yếu thực hiện khuyến mại tại các địa phương. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (21%) và cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và không phải đăng ký kinh doanh (2%) là những chủ thể ít thực hiện khuyến mại nhất. Hiện tại, pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về việc kinh doanh dịch vụ khuyến mại trong hoạt động khuyến mại cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại khi thực hiện khuyến mại. Đồng thời, trong chế tài xử

Cả ba phương án tương ứng với ba thời điểm khảo sát đưa ra đều có số tỷ lệ chiếm đa số, cụ thể là: Dịp lễ, Tết, ngày kỉ niệm, Dịp sinh nhật công ty, Dịp có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mới. Kết quả khảo sát đối với các doanh nghiệp cũng có kết quả tương tự. Điều này cho thấy các chương trình khuyến mại được thương nhân thực hiện tương đối sôi động, tập trung vào những thời điểm nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Một số tỉnh, thành phố còn có các chương trình khuyến mại được tổ chức tại những thời điểm khác mang tính chất thường xuyên hơn như: TP. Hồ Chí Minh (ngày cuối tuần), Hải Phòng (thời gian thực hiện khuyến mại “Tuần”, “Tháng” khuyến mại do Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện), Vũng Tàu, Đà Nẵng (khai trương cửa hàng). 2.1. Tổng hợp từ ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội 2.1.2 Tổng quan thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại a. Khuyến mại Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, hình thức khuyến mại được doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất là hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi. Bên cạnh hình thức nói trên, cộng đồng doanh nghiệp cũng lựa chọn các hình thức như: Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó; bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố; bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi (chiếm xấp xỉ 30%). Các hình thức khác chiếm tỉ lệ dưới 20%. Về hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, các doanh nghiệp đã chỉ rõ lĩnh vực khuyến mại thường được cộng đồng doanh nghiệp áp dụng trong các ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (chiếm 66 %), ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu (39 %), dịch vụ tài chính (26 p%). Bên cạnh đó, cũng có một số loại hàng hóa, dịch vụ khác có thực hiện thường xuyên hoạt động khuyến mại như dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin ( %), dịch vụ lữ hành, tour du lịch (17- 21 %)... Về thời điểm thực hiện khuyến mại, có 02 thời điểm được đa số các doanh nghiệp lựa chọn thực hiện khuyến mại là dịp lễ tết, ngày kỉ niệm (chiếm 68 %) và dịp có sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mới (chiếm 63%). Các dịp còn lại chủ yếu tập trung vào ngày

sinh nhật của doanh nghiệp (25 %), theo mùa hay xả hàng dự trữ... Các dịp này chiếm số lượng không đáng kể so với tổng số 5% doanh nghiệp. b. Hội chợ, triển lãm Về hoạt động hội chợ triển lãm, có tất cả 15 % doanh nghiệpdoanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này có phản hồi. Liên quan đến tần suất tổ chức hội chợ, triển lãm, khảo sát cho thấy việc tổ chức hội chợ, triển lãm trung bình được các doanh nghiệp ở các doanh nghiệp là rất khác nhau tùy theo quy mô, tính chất, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có doanh nghiệp không tổ chức nhưng có doanh nghiệp có thể tổ chức từ 3-5 sự kiện/năm. Đối với các doanh nghiệp trả lời có tổ chức hội chợ, triển lãm, trung bình hàng năm các doanh nghiệp tổ chức từ 2-3 hội chợ, triển lãm/năm. Về thời điểm tổ chức hội chợ, triển lãm, khảo sát cho thấy thời điểm tổ chức tương đối đa dạng nhưng có sự vượt trội về các tháng cuối năm (6/15 % doanh nghiệpvào Quý III và 8/15 % doanh nghiệpvào Quý IV so với 4 vào Quý I và 5 vào Quý II). c. Trưng bày hàng hóa, dịch vụ Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là một hoạt động xúc tiến thương mại được quy định trong Luật. Trên thực tế, kết quả khảo sát cho thấy đây là một hoạt động tương đối thường xuyên của cộng đồng doanh nghiệp khi có 58 % doanh nghiệp trả lời với nội dung thường xuyên tổ chức trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ do mình kinh doanh (so với 21 % doanh nghiệp trả lời ngược lại). 2.1.2. Về thực hiện chính sách a. Về cấp độ thực hiện các thủ tục hành chính Kết quả khảo sát đối với các doanh nghiệp về cấp độ thực hiện các thủ tục hành chính cho thấy số lượng các thủ tục mà cơ quan cấp Trung ương và địa phương tiếp nhận là khá tương đương (73% ở cấp Trung ương và 63% ở cấp địa phương). Kết quả này xuất phát một phần từ lý do đa số các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều là các doanh nghiệp lớn, thường thực hiện các chương trình khuyến mại mang tính may rủi trên phạm vi toàn quốc, hoặc các chương trình khuyến mại được tổ chức dưới hình thức mới thuộc trường hợp phải đăng ký với Cục Xúc tiến thương mại theo Điều 17 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP (Các hình thức khuyến mại mới chưa được quy định cụ thể tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày càng nhiều).

hành chính không hướng dẫn chi tiết, đầy đủ, chi phí thực hiện cao, không có thông tin về quy định của pháp luật. 2. Những tồn tại trong hoạt động xúc tiến thương mại hiện nay Công tác xúc tiến thương mại hiện nay thiếu sự đồng bộ. Hiện nay, lĩnh vực xúc tiến thương mại trên từng địa bàn nói riêng và cả nước nói chung có sự chồng chéo, trùng lặp; sự phối hợp giữa các tổ chức xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế, manh mún, rời rạc chưa đạt hiệu quả cao. Hầu như mỗi tổ chức xúc tiến thương mại tiến hành một chương trình xúc tiến thương mại của riêng mình mà không có kế hoạch phối hợp, gắn kết các tổ chức khác trong tỉnh để thực hiện một chương trình xúc tiến thương mại hoàn chỉnh, đa dạng và có quy mô lớn. 2.2. Về các nội dung quy định liên quan đến thương nhân thực hiện khuyến mại (quy định tại Điều 2 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP):

  • Luật Thương mại (tại khoản 2 Điều 88) và các văn bản dưới Luật hiện đang quy định về thương nhân thực hiện khuyến mại gồm: Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh và Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó. Tuy nhiên, phạm trù thương nhân khuyến mại trực tiếp cho hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh/thương nhân trực tiếp thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại là thì lại liên quan đến hàng loạt các vấn đề về căn cứ pháp lý và thực tiễn về hàng hóa, dịch vụ mà một thương nhân kinh doanh và thực hiện khuyến mại nên rất khó để xác định trong thực tiễn.
  • Khái niệm thương nhân được sử dụng trong Luật Thương mại nói chung và nội dung quy định về khuyến mại nói riêng lại không thống nhất với khái niệm về doanh nghiệp mà hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành quy định về loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó, việc hiểu và áp dụng các hoạt động khuyến mại của doanh nghiệp hiện nay sang các quy định về khuyến mại của thương nhân cũng là một vấn đề hạn chế.
  • Cũng do quy định đối tượng thương nhân thực hiện khuyến mại là Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh nên các hoạt động khuyến mại mà trong đó có nhiều hơn 01 thương nhân cùng phối hợp thực hiện chung sẽ gặp vướng mắc về tính pháp lý. Trong các mô hình thương mại hiện đại này, có hàng

nghìn chủng loại hàng hóa, dịch vụ do 01 hoặc hàng nghìn thương nhân sản xuất, cung cấp. Trên thực tế, các thương nhân này không trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ của họ mà chỉ có thương nhân kinh doanh phân phối tập trung thực hiện theo nhu cầu, chiến lược kinh doanh của họ. Vì vậy, việc xác định thương nhân thực hiện khuyến mại theo đúng như khái niệm quy định gặp rất nhiều khó khăn. 2.2. Về các nội dung liên quan đến nguyên tắc thực hiện khuyến mại (quy định tại các Điều 4 Nghị định 37/2006/NĐ-CP): Ngoại trừ khoản 7, tất cả các khoản từ khoản 1 đến khoản 6 đều được quy định mang tính chung chung, rất khó khăn trong việc đưa ra một cách giải thích thốn nhất cũng như áp dụng thống nhất trong việc thực thi. Cụ thể: -Tại khoản 1: Các nội dung “trung thực”, “minh bạch”, “không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng” đều là những nội dung được xác định một cách chủ quan trong thực tiễn, không có bất kỳ tiêu chuẩn hay thước đo nào cho các tiêu chí này. Điều đó thực tiễn đã dẫn đến cách hiểu, áp dụng rất không thống nhất của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như của các doanh nghiệp.

  • Tại khoản 2: Nội dung “không phân biệt đối xử giữa các khách hàng” trên thực tiễn nhiều năm qua cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong cách hiểu. Ví dụ các chương trình khuyến mại trong đó có sự phân biệt về quyền lợi của các khách hàng căn cứ theo vùng miền/địa bàn (phân biệt cơ cấu giải thưởng theo địa bàn), phân biệt về cơ cấu giải thưởng theo thời gian diễn ra chương trình khuyến mại...
  • Tại khoản 3: Nội dung “phải đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng” cũng mang tính chung chung, rất khó khăn trong việc đưa ra một cách giải thích thống nhất trong các chương trình khuyến mại mà theo đó việc nhận thưởng của khách hàng phải dựa trên cơ sở thực hiện một số các yêu cầu, điều kiện do thương nhân thực hiện khuyến mại quy định.
  • Tại khoản 4: Việc quy định “Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại”là không phù hợp với thực tiễn các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không phải là hàng hóa do thương nhân đó trực tiếp sản xuất, kinh doanh (giải thưởng/quà tặng là hàng được tài trợ, mua, nhập khẩu...). Trong các trường hợp này, thương nhân thực hiện khuyến mại
  • Luật Thương mại hiện mới chỉ quy định hoạt động khuyến mại bao gồm 8 hình thức khuyến mại cơ bản, cộng thêm các hình thức khác ngoài 8 hình thức mà Luật đã đề ra nếu được pháp luật cho phép. Cụ thể 8 hình thức khuyến mại cơ bản đã được quy định gồm có:
  • Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền (được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 37/2006/NĐ-CP).
  • Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền (hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP).
  • Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo (hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP).
  • Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại (không có bất kỳ nội dung nào hướng dẫn tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP). Nghị định số 37/2006/NĐ-CPkhông có thêm bất kỳ nội dung nào quy định cụ thể về các hình thức khuyến mại ngoài 7 hình thức này mà chỉ quy định rất chung chung là các hình thức khuyến mại khác.
  • Một số hình thức được quy định dễ gây khó hiểu và khó xác định khi áp dụng thực tiễn như: Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố ; Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại... do nội dung được quy định theo hướng chung chung, không cụ thể và không sát với thực tiễn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

XTTM là hoạt động thương mại do thương nhân tiến hành với các hình thức phổ biến được quy định trong Luật thương mại. Thương nhân sử dụng quyền tự do hoạt động XTTM để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Với mục tiêu ghi nhận quyền tự do hoạt động thương mại của thương nhân trong sự bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của thương nhân khác và của người tiêu dùng, pháp luật về XTTM có nội dung chủ yếu quy định về các hình thức XTTM. Với tư cách là một bộ phận của pháp luật thương mại, pháp luật điều chỉnh mối quan hệ XTTM trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh. Đây cũng là yêu cầu và mục đích của pháp luật về XTTM. Đối với Việt Nam, hoạt động XTTM tuy là hoạt động còn mới mẻ nhưng nó cũng đã được Nhà nước, cộng đồng cũng như các doanh nghiệp hết sức quan tâm thông qua việc ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này. Tuy nhiên, thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về XTTM bộc lộ khá nhiều vướng mắc, bất cập, nổi bật là những quy định trùng lặp, chồng chéo về quảng cáo và quảng cáo thương mại; những quy định hạn chế tự do thương mại và thiếu cụ thể về khuyến mại, rườm rà về thủ tục cấp phép, dẫn đến khó áp dụng và tính khả thi chưa cao. Mặt khác, pháp luật hiện hành cũng chưa đủ quy định cần thiết để kiểm soát các hoạt động thương mại diễn ra tập trung như hội chợ, triển lãm thương mại, kiểm soát tính trung thực của thương nhân hoạt động khuyến mại. Đồng thời chưa có sự thống nhất với các quy định về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hoạt động XTTM.