Bị nhiễm những chất nào có thể gây tử vong năm 2024

Phụ nữ mang thai, người trên 65 tuổi hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu và trẻ nhỏ sẽ có nhiều nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm hơn, theo phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ).

Các biến chứng có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm

Mặc dù các biến chứng do ngộ độc thực phẩm rất hiếm gặp, nhưng trong một số trường hợp có thể gây tử vong.

Bị nhiễm những chất nào có thể gây tử vong năm 2024

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất kỳ ai ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm

Shutterstock

Các biến chứng ngộ độc thực phẩm không phổ biến có thể bao gồm:

Mất nước nghiêm trọng có thể gây tổn thương nội tạng

Biến chứng phổ biến nhất là mất nước. Cả nôn mửa và tiêu chảy đều có thể gây mất nước. Trẻ em, người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc có bệnh nền có thể không bù được lượng chất lỏng mà họ đã mất. Họ có nhiều khả năng bị mất nước.

Mất nước nghiêm trọng có thể gây tổn thương nội tạng, các bệnh nghiêm trọng khác và tử vong nếu không được điều trị kịp thời, theo Cleveland Clinic.

Biến chứng toàn thân

Một số chất gây ô nhiễm có thể gây bệnh lan rộng hơn trong cơ thể, đặc biệt ở người lớn tuổi, có hệ thống miễn dịch yếu hoặc có bệnh nền. Nhiễm khuẩn toàn thân do ngộ độc thực phẩm có thể gây ra:

Tổn thương thận: E.coli có thể tạo ra các cục máu đông làm tắc nghẽn hệ thống lọc của thận. Tình trạng này, được gọi là hội chứng urê huyết tán huyết, dẫn đến suy thận đột ngột.

Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn vào máu có thể gây nhiễm trùng huyết, làm tổn thương các mô của cơ thể gây suy đa tạng.

Tổn thương hệ thần kinh và não: Một số vi khuẩn hoặc virus có thể gây viêm màng não.

Biến chứng khi mang thai: Điều này có thể dẫn đến sẩy thai hoặc thai chết lưu, nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh, viêm màng não ở trẻ sơ sinh.

Bị nhiễm những chất nào có thể gây tử vong năm 2024

Vi khuẩn vào máu có thể gây nhiễm trùng huyết

Shutterstock

Khi nào nên gọi cấp cứu?

Gọi bác sĩ ngay nếu bệnh nhân là phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em hoặc người già, đặc biệt nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

Sốt cao, dai dẳng (trên 39 độ).

Tiêu chảy hoặc nôn ra máu.

Nước tiểu sẫm màu, không đi tiểu hoặc tiểu ít.

Mờ mắt.

Mê sảng, lú lẫn.

Xây xẩm, chóng mặt, theo Cleveland Clinic.

Làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm?

Phòng khám Mayo Clinic hướng dẫn cần thực hành các quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, như:

Làm sạch: Rửa kỹ sản phẩm sống. Rửa tay và dụng cụ trước khi chế biến thức ăn. Rửa và khử trùng tất cả các bề mặt bao gồm thớt, mặt bàn và đĩa.

Tách riêng: Tránh ô nhiễm chéo bằng cách tách thịt sống và trứng ra khỏi sản phẩm tươi sống, cũng như dùng riêng thớt cho đồ sống và đồ chín ăn liền.

Nấu chín: Nấu chín thịt để tiêu diệt hết mầm bệnh nếu có. Chú ý nấu kỹ thịt và hải sản ở nhiệt độ thích hợp để tiêu diệt vi trùng.

Làm lạnh: Trong vòng 2 giờ sau khi nấu, phải cất thức ăn vào ngăn mát hoặc ngăn đông để ngăn vi khuẩn sinh sôi. Cả món chính và các loại phụ gia như nước chấm, sốt, kem, nước cốt dừa cần phải đảm bảo ở nhiệt độ thích hợp trong khi phục vụ (bán). Kiểm tra thực phẩm để trong tủ lạnh xem có vi khuẩn, nấm mốc phát triển không. Vứt bỏ các sản phẩm sữa nếu đã quá hạn sử dụng hoặc "bốc mùi", theo Mayo Clinic.

TPO - Dù là những hoa quả quen thuộc và được nhiều người ưa thích, nhưng ít người biết rằng có một số quả có chứa những bộ phận cực độc, bạn nên lưu ý khi ăn kẻo ngộ độc, bỏ mạng.

Anh đào

Lá anh đào có chứa các hợp chất có độ độc cao. Khi các hạt của quả anh đào bị nghiền nát, nhai, hoặc thậm chí bị trầy xước, chúng cũng sẽ sản sinh axit prussic (hydrogen cyanide). Tử vong do ăn anh đào rất hiếm nhưng chúng ta tuyệt đối không được nuốt hoặc nhai các hạt của chúng.

Quả cây cơm cháy

Nếu ăn quả của cây cơm cháy trước khi chúng chín thì có thể bạn sẽ bị ngộ độc. Bạn cũng không nên để trẻ nhỏ nghịch ăn lá hay cuộng của cây.

Táo

Đúng là táo cung cấp nhiều ích lợi cho cơ thể chúng ta tuy nhiên hạt táo có chứa chất xyanua. Nếu bạn ăn một hoặc 2 hạt, sẽ không có chuyện gì xảy ra, nhưng khi bạn nhai hoặc nuốt một số lượng lớn hạt quả này, cơ thể sẽ hoàn toàn mất ý thức.

Theo các báo cáo khoa học, chất xyanua được coi là một chất kịch độc, gây chết người với liều lượng thấp. Chỉ cần ăn nhầm từ 3 đến 4 mg chất này, một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 10 giây đến 1 phút. Sau khoảng 45 phút thì rơi vào trạng thái hôn mê và có thể t.ử v.ong sau khoảng 2 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời.

Quả na

Hạt na rất độc, có thể đầu độc bạn qua đường ăn uống. Trước đây, hạt na thường được dùng để nhuộm răng, ngâm quần áo để diệt rận... Nếu lỡ ăn phải hạt na bạn cũng không nên quá lo lắng. Mỗi hạt đều có lớp vỏ dày và cứng bao bọc, không cho phần nhân hạt phát huy độc tính khi đi vào cơ thể.

Hạnh nhân đắng

Hạnh nhân có 2 loại là hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Trong đó, hạnh nhân đắng chứa hàm lượng hydrogen cyanide tương đối lớn.

Chỉ ăn từ 7-10 hạt hạnh nhân đắng có thể gây ra vấn đề với người lớn, thậm chí là tử vong nếu trẻ nhỏ ăn phải.

Quả lê

Khi ăn lê mọi người nên chú ý lược bỏ hạt để tránh gây hại cho cơ thể. Nguyên nhân là bởi hạt lê khi bị nghiền nát ra có thể tạo thành hydrogen cyanide.

Khi nạp vào cơ thể chất này có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như: Nếu nhẹ thì buồn nôn, choáng váng, nếu nặng thì đau đầu, hôn mê, nguy hiểm tính mạng.

Chính vì vậy, để an toàn khi ăn quả lê, bạn nên bỏ sạch hạt trước khi ăn, đặc biệt khi cho trẻ nhỏ ăn, không nên xay lẫn hạt khi làm nước ép trái cây, sinh tố.

Quả ớt

Quả ớt chứa nhiều các vitamin A, C, K… các vitamin giúp chống lão hóa và cải thiện lưu thông máu, làm sạch đường tiêu hóa.

Tuy nhiên hạt ớt khi vào dạ dày không nghiền nát được nên hạt ớt gây khó tiêu hóa, dễ gây đau dạ dày, chướng bụng, táo bón. Hơn nữa, chất cay trong hạt ớt có nhiều hơn ở vỏ. Vì vậy khi hạt ớt vào ruột sẽ bị dính vào thành ruột hoặc dạ dày dễ gây nóng hoặc bỏng. Ăn hạt ớt nhiều còn gây nóng và dễ bị nổi mụn nhọt.

Quả cà chua

Lycopene trong cà chua rất tốt cho nam giới vì nó có thể giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, cà chua cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm giảm huyết áp, cải thiện lưu thông máu, chống độc tố trong cơ thể...

Tuy nhiên, khi vào đường ruột, hạt cà chua khó tiêu hóa, dễ gây táo bón. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua dễ lọt vào ruột thừa, gây viêm ruột thừa.

Cà pháo

Món cà pháo muối chua là món ăn rất quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong trái cà có chứa nhiều solanin, rất dễ dẫn tới ngộ độc, nên khi ăn cà, cần muối chua để chất độc giảm đi sẽ an toàn. Không nên thường xuyên ăn cà muối xổi, muối chưa kỹ.