Bệnh phong thể trung trung bl là gì năm 2024

Bệnh phong là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Việc xác định rõ các dạng bệnh phong sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Bệnh phong là một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh của chi, da, niêm mạc mũi và đường hô hấp trên. Bệnh phong còn được gọi là bệnh Hansen. Nó gây loét da, tổn thương dây thần kinh và yếu cơ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra biến dạng nghiêm trọng trên cơ thể.

Bệnh phong thể trung trung bl là gì năm 2024

Các triệu chứng bệnh phong

Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:

Yếu cơ

Tê ở bàn tay, cánh tay, bàn chân và chân

Tổn thương da

Các tổn thương da sẽ khiến bạn giảm cảm giác với nhiệt độ, cơn đau hoặc khi chạm vào. Các tổn thương này sẽ không lành, ngay cả sau vài tuần. Chúng thường có màu nhẹ hơn tông da thông thường hoặc bị đỏ do viêm.

Vi khuẩn Mycobacterium leprae gây bệnh phong. Bệnh phong lan truyền qua tiếp xúc với dịch tiết niêm mạc của người bị nhiễm trùng khi họ hắt hơi hoặc ho.

Căn bệnh này không dễ lây lan. Tuy nhiên, nếu bạn gần gũi, tiếp xúc nhiều lần với một người bệnh không được điều trị trong thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh phong.

Vi khuẩn gây bệnh phong nhân lên rất chậm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căn bệnh này có thời gian ủ bệnh trung bình (thời gian giữa nhiễm trùng và sự xuất hiện của các triệu chứng đầu tiên) trong 5 năm. Các triệu chứng có thể không xuất hiện trong 20 năm.

Các dạng bệnh phong

Có 3 cách chính để xác định các dạng bệnh phong.

Bệnh phong thể củ, thể u và bệnh phong trung gian gần củ

Trong hệ thống phân loại này, các chuyên gia sẽ dựa vào phản ứng miễn dịch của một người đối với căn bệnh này để quyết định dạng bệnh họ mắc:

Người bị bệnh phong thể củ sẽ đáp ứng miễn dịch tốt. Người bị dạng bệnh này chỉ có một vài tổn thương. Bệnh này nhẹ và chỉ lây lan nhẹ.

Đối với bệnh phong thể u, người bệnh sẽ có phản ứng miễn dịch kém. Loại này cũng ảnh hưởng đến da, dây thần kinh và các cơ quan khác. Các tổn thương sẽ lan rộng, bao gồm các nốt sần (cục u lớn và bướu cổ). Dạng bệnh này sẽ dễ lây lan hơn.

Người bị bệnh phong trung gian gần củ có những đặc điểm lâm sàng của thể củ và thể u. Loại bệnh này có các triệu chứng giữa hai dạng bệnh phong còn lại.

Bệnh phong thể trung trung bl là gì năm 2024

Các dạng bệnh phong theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

WHO phân loại bệnh dựa trên loại và số lượng vùng da bị ảnh hưởng:

Nhóm ít vi khuẩn. Bạn có thể có từ năm tổn thương da trở xuống và không có vi khuẩn trong các mẫu da.

Nhóm nhiều vi khuẩn. Bạn sẽ có nhiều hơn 5 tổn thương da hoặc có vi khuẩn trong mẫu da xét nghiệm hoặc bạn sẽ có cả hai dấu hiệu này.

Các dạng bệnh phong theo Ridley-Jopling

Theo các phân loại này, bệnh phong có 5 dạng dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Bệnh phong thể củ

Các tổn thương da phẳng, một số có thể lớn và tê. Nhiều tổn thương có thể liên quan đến thần kinh. Bệnh có thể tự lành hoặc tiến triển thành dạng bệnh khác nghiêm trọng hơn.

Bệnh phong trung gian gần củ (Phong BT)

Các tổn thương da tương tự như thể củ nhưng nhiều hơn. Nhiều tổn thương có thể liên quan đến thần kinh. Bệnh có thể trở về thể củ hoặc tiến triển đến một dạng nghiêm trọng hơn.

Phong trung gian (Phong BB)

Các triệu chứng:

  • Các mảng da đỏ
  • Tê vừa phải
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Có liên quan đến thần kinh

Bệnh có thể trở về dạng trước đó hoặc tiến triển đến một dạng nghiêm trọng hơn.

Phong trung gian gần u (Phong BL)

Các dấu hiệu bệnh gồm:

Xuất hiện nhiều tổn thương da, bao gồm các tổn thương dạng phẳng

Xuất hiện các cục u hoặc các mảng

Bệnh có thể trở về dạng trước đó hoặc tiến triển đến một dạng nghiêm trọng hơn.

Bệnh phong thể u

Các dấu hiệu bệnh gồm:

Nhiều tổn thương da với vi khuẩn

Rụng tóc

Vấn đề liên quan thần kinh nghiêm trọng hơn như dây thần kinh ngoại biên dày lên

Yếu chi

Biến dạng trên cơ thể

Ngoài ra, còn một dạng bệnh phong không xác định, không nằm trong hệ thống phân loại Ridley-Jopling. Dạng bệnh này được coi là bệnh phong giai đoạn rất sớm với một tổn thương da chỉ hơi tê khi chạm vào.

Bệnh phong không xác định có thể tự hết hoặc tiến triển thành một trong năm dạng bệnh phong trong hệ thống Ridley-Jopling.

  • 1. Hùng Mục tiêu: -Hiểu được cách thức lây truyền của bệnh phong -Biết cách phân loại bệnh phong -Chẩn đoán bệnh phong -Nguyên tắc điều trị I.Đại cương: Tên tiếng Anh là leprosy, xuất phát từ tiếng Hy lạp lepi có nghĩa là vẩy cá. Còn được gọi là bệnh Hansen nhằn để tôn vinh một thầy thuốc người Norway, Gerhard Armauer Hansen, người khám phá ra vi khuẩn gây bệnh phong (1873). Là một bệnh nhiễm trùng mạn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae tác động chủ yếu lên da và thần kinh ngoại biên. Vi khuẩn này thuộc loại vi khuẩn gram dương, trực khuẩn kháng acid (Acid-fast bacillus) không nuôi cấy được, sống bắt buộc trong nội bào. II.Dịch tể: -Là một bệnh lây truyền, lây từ người lành sang người bệnh tỷ lệ thay đổi tùy theo lứa tuổi, quốc gia… +Theo một tài liệu của OMS, tỷ lệ lây ở người trưởng thành là 5% ở nhóm có nguy cơ cao (vợ, chồng). Trong khi đó, con cái của những người có cha mẹ bị bệnh phong là 60%? +Theo tài liệu của BS Hoàng Văn Minh nói chung là 2-5% trong các cặp vợ chồng, gia đình có người mắc bệnh. -Hiện nay, thế giới có khoảng 800.000 trường hợp bệnh và hầu hết các quốc gia có tỷ lệ hiện mắc <1/10.000, với tỷ lệ này bệnh phong không còn là vấn đề của cộng đồng. Theo thống kê của OMS (1994) tỷ lệ hiện mắc cao ở một số quốc gia như Ấn Độ, Châu Phi, Đông Nam Á. Riêng Việt Nam tỷ lệ hiện mắc trong khoảng 1-5/10.000.
  • 2. phong hầu như chỉ có ở con người, vi khuẩn không thể nuôi cấy ở môi trường nhân tạo, mặc dù người ta có thể gây nhiễm vi khuẩn phong trên thực nghiệm ở con trúc, một số loài khỉ. Do vậy, người nhiễm phong chưa được điều trị chính là nguồn lây trong đó thể phong nhiều khuẩn là nguồn lây lan chủ yếu. Lây lan thực hiện do sự tiếp xúc trực tiếp giữa người bệnh và người lành. -Vi khuẩn phong được phóng thích ra bên ngoài theo các đường chính sau: +Da: bị lở loét. +Hô hấp: qua các chất nhầy tiết ra ở mũi. Theo nghiên cứu của Sheparel (1960) dịch tiết mũi ở bệnh nhân thể phong u tiết ra khoảng 10.000- 10.000.000 vi khuẩn. Theo Davey và Rees (1974) dịch tiết mũi ở bệnh nhân thể phong u chứa khoảng 1.000.000 vi khuẩn sống. Đường hô hấp là đường bài xuất chủ yếu. -Vi khuẩn sau khi ra môi trường bên ngoài có thể sống đến 36 giờ hay hơn. Theo Desikan vi khuẩn trong môi trường nhiệt đới có thể sống đến 9 ngày. -Đường xâm nhập gồm 2 đường hô hấp (đường hô hấp trên) và da bị trầy sướt. Trong đó đường hô hấp là đường vào chủ yếu, sau khi xâm nhập vi khuẩn được chuyển đến những vị trí thích hợp để nhân lên. (Chủ yếu ở mô bào, tế bào Schwann…, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của vi trùng là 30- 33oC) -Thời gian ủ bệnh: thay đổi từ 2 tháng đến 40 năm theo Paul K Buxton trong ABC of Dermatology. -Sau khi nhiễm khuẩn, cơ thể có bị bệnh hay không? Nếu có thì bị thể nhẹ hay nặng? Điều đó tùy thuộc vào đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Chú ý rằng trong bệnh phong cơ thể cũng tạo ra kháng thể (đáp ứng miễn dịch dịch thể), đáp ứng này không có tác dụng bảo vệ chống lại vi khuẩn, nhưng lại có vai trò gây nên phản ứng phong. Một phản ứng có thể gặp trước, trong và sau khi điều trị. IV.Miễn dịch trong bệnh phong: 1.Đáp ứng miễn dịch:
  • 3. chế đề kháng của cơ thể bắt đầu từ da. Da bình thường ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Bên cạnh đó dịch cơ thể như nước mắt, mồ hôi, dịch vị cũng có tác dụng sát khuẩn nhẹ. Tất cả những yếu tố vừa đề cập tạo thành hàng rào phòng vệ đầu tiên. Nếu vi khuẩn vượt qua được hàng phòng vệ này chúng sẽ tiếp xúc với hàng phòng vệ thứ hai đó chính các tế bào của cơ thể. Ở phạm vi này chúng ta chia thành hai cơ chế bảo vệ khác nhau: đặc hiệu và không đặc hiệu. +Không đặc hiệu: do các đại thực bào, thông qua cách thức thực bào vật lạ (vi khuẩn), chúng lướt nhanh theo dòng máu và sẽ nuốt bất kỳ vật lạ nào gặp trên đường đi. +Đặc hiệu: hệ thống bảo vệ nhận dạng kháng nguyên lạ từ trước. Hệ thống này lại được chia thành đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và đáp ứng miễn dịch dịch thể. Với đáp ứng miễn dịch dịch thể, cơ thể tạo ra kháng thể, kháng thể này đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng. Trong các trường hợp cụ thể như bệnh bạch hầu… thì kháng thể tạo ra có tác dụng như chất diệt khuẩn loại trừ vi khuẩn, độc tố làm sạch cơ thể . Trong trường hợp bệnh phong nó có rất ít hiệu quả bảo vệ, ngược lại nó lại là nguyên nhân của một loại phản ứng phong là hồng ban nút phong. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào: các tế bào lympho TCD4 sau khi được trình diện với kháng nguyên bệnh phong bởi tế bào trình diện kháng nguyên (cũng là các đại thực bào) sẽ có vai trò điều hòa các đáp ứng miễn dịch thông qua tiết các cytokines. Các cytokines có nhiều vai trò, như kích hoạt hoạt động các đại thực bào, kích hoạt lympho TCD8 thành tế bào gây độc tiêu diệt các tế bào nhiễm vi khuẩn… Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào là loại đáp ứng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn phong, cũng như dạng lâm sàng của bệnh phong. Ở những bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch thông qua tế bào mạnh thì ngược lại đáp ứng miễn dịch thể lại yếu và dạng lâm sàng chủ yếu là thể phong củ hay trung gian gần củ, dạng này không có nhiều vi khuẩn ở cơ thể người bệnh, do đó ít khả năng lây hơn các thể phong nhiều khuẩn khác. Trái lại, ở những bệnh nhân đáp ứng miễn dịch tế bào yếu thì đáp ứng miễn dịch dịch thể lại mạnh và dạng lâm sàng chủ yếu ở các thể trung gian cận u, u.
  • 4. nhiều vi khuẩn, do đó khả năng lây nhiều hơn. Mối tương quan giữa các thể bệnh và tình trạng đáp ứng miễn dịch, lượng M.leprae 2.Thử nghiệm miễn dịch: Để đánh giá các đáp ứng miễn dịch, chúng ta có một số thử nghiệm sau: -Miễn dịch qua trung gian tế bào: Thử nghiệm lepromin: +Là một thử nghiệm miễn dịch học để đánh giá sức đề kháng của cơ thể đối với M.leprae, không phải dùng để chẩn đoán bệnh phong. +Tiêm trong da mặt trước cẳng tay 1/10ml kháng nguyên lepromin +Đọc phản ứng 2 lần *Lần 1: sau 48 giờ, gọi là phản ứng sớm của Fernandez. Đây là một phản ứng không đặc hiệu của cơ thể với một protein lạ. Không chỉ liên quan đến protein của vi khuẩn phong. *Lần 2: đọc sau 3 tuần, gọi là phản ứng trễ hay phản ứng Mitsuda. Kết quả:

    Không có cục: âm tính #<3mm: nghi ngờ

    3-5mm: dương tính (+)

    6-10mm: dương tính () #>10mm hoặc có loét: dương tính (+)

  • 5. đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào của cơ thể đối với M.leprae. Phản ứng dương tính mạnh ở người bệnh có sức đề kháng mạnh và ở đa số người bình thường. Giúp phân loại bệnh phong. *Dự hậu: phản ứng dương tính có dự hậu tốt hơn *Theo dõi điều trị: nếu phản ứng từ âm chuyển sang dương chứng tỏ việc điều trị có đáp ứng tốt. -Miễn dịch dịch thể: phát hiện các kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên M.leprae bằng nhiều phương pháp khác nhau như: ELISA, khuyếch tán miễn dịch…. V.Phân loại bệnh phong: Có nhiều phân loại khác nhau: -Theo miễn dịch học của Ridley và Jopling (1962): Người ta mô tả 2 cực trong phổ của bệnh phong: cực TT hay tuberculoid (phong củ) tương ứng với đáp ứng mạnh của miễn dịch qua trung gian tế bào và cực LL hay lepromatous leprosy (phong u) tương ứng với khả năng đáp ứng rất kém của miễn dịch qua trung gian tế bào và hậu quả tất nhiên là sự đề kháng rất yếu của cơ thể trước M.leprae. Giữa 2 cực này, hiện diện các thể trung gian hay biên như BL (borderline lepromatous), BB (mid-borderline), BT(borderline tuberculoid). Đến năm 1988 bảng phân loại này được bổ xung thêm nhóm phong bất định (I, Indeterminate)
  • 6. WHO-1988: Dựa vào lượng vi khuẩn trên bệnh nhân. Chia làm 2 nhóm: +Nhóm ít khuẩn: (PB-paucibacllary) *Gồm phong TT, BT và I? *Chỉ có 1-5 thương tổn da hay chỉ có 1 dây thần kinh bi tổn thương. *BI (-) +Nhóm nhiều khuẩn: (MP-Multibacllary) *Gồm BB, BL, LL *Có >5 tổn thương da hay có >=2 dây thần kinh bị tổn thương. *BI: (+) -BI là gì? Để hiểu BI ta nói về thử nghiệm tìm trực khuẩn Hansen. Đó là thử nghiệm rạch da (slit-skin smear) +Tiến hành làm thử nghiệm ở 2 vị trí : dái tai và thương tổn da. Vùng da làm thử nghiệm phải được lau sạch bằng cồn. Dùng dao mổ rạch một đường dài khoảng 5mm, sâu 2mm, quay lưỡi da vuông góc với đường rạch rồi cạo trên vết rạch 2-3 lần cùng chiều để lấy một giọt dịch mô. Phết dịch mô lên lame làm
  • 7. kính khoảng 7mm. Phết được để khô trong không khí, rồi cố định trên ngọn lửa bằng đèn cồn trước khi nhuộm Zeihl-Neelsen. +Chỉ số vi trùng học: (BI-Bacteriological Index) Số vi khuẩn kháng acid trên số quang trường theo nguyên tắc của Ridley Jobling: *6+: có hơn 1.000 vi khuẩn trên mỗi quang trường. *5+:100-1.000 vi khuẩn trên mỗi quang trường. *4+:10-100 vi khuẩn trên mỗi quang trường. *3+:1-10 vi khuẩn trên mỗi quang trường. *2+:1-10 vi khuẩn trên 10 quang trường. *1+:1-10 vi khuẩn trên 100 quang trường. *0: không thấy vi khuẩn trên 100 quang trường hay trên toàn bộ phết nhuộm. -Đi kèm với BI, chúng ta còn khái niệm MI, nghĩa là chỉ số hình thái (Morphological Index): là tỉ lệ phần trăm vi khuẩn nguyên vẹn (vi khuẩn sống) trên tổng số vi khuẩn đếm được. Ý nghĩa: nếu việc điều trị có hiệu quả thì chỉ số này sẽ giảm. VI.Triệu chứng bệnh phong: Bệnh phong thường khởi phát âm thầm sau một thời gian ủ bệnh kéo dài (2 tháng đến 40 năm) trung bình 2-5 năm. 1. Triệu chứng da: Biểu hiện phong phú và thay đổi tùy theo thể bệnh. Các thương tổn có thể là dát, mảng, củ, sẩn, cục…Màu sắc có thể là màu đỏ, đỏ đồng hoặc giảm sắc tố, giới hạn rõ hay không rõ. Đa số các thương tổn trong bệnh phong đều tẩm nhuận và mất hay giảm cảm giác. Ngoại trừ những dát sớm trong thể phong u cảm giác vẫn bình thường. Số lượng và nhiều tính chất khác của các thương tổn da cũng thay đổi tùy theo thể bệnh. 2.Triệu chứng thần kinh: +Mất cảm giác: mất cảm giác nhiệt độ, sờ mó và cảm giác đau ở vùng thương tổn da. +Thần kinh phì đại và nhậy cảm:thường phát hiện dễ dàng khi sờ. Các thần kinh thường bị tổn thương theo thứ tự như sau: *Thần kinh trụ:ở trên rãnh mõm khuỷu, mặt trong khuỷu.
  • 8. sau: ở mắt cá trong. *Thần kinh hông khoeo ngoài: ở sau bên cổ xương mác. *Thần kinh quay: ở mặt ngoài khuỷu tay và cổ tay. *Thần kinh cổ nông: ngay dưới tai. *Thần kinh mặt: ở trước tai. *Thần kinh giữa: ở mắt trước cổ tay. +Các thử nghiệm: Ở trẻ em hay ở những người có vấn đề thần kinh thì các thử nghiệm sau giúp xác định tình trạng tổn thương thần kinh. *Thử nghiệm histamine: Dùng để chẩn đoán thương tổn thần kinh thực vật hậu hạch. Nhỏ một giọt dung dịch histamine diphosphate 1/1.000 trên vùng nghi ngờ có thương tổn phong và chứng âm trên vùng da bình thường. Dùng kim đâm xuyên qua giọt histamine đến lớp bì. Một sẩn phù sẽ tạo thành ở chổ đâm do tác dụng dãn mạch và tăng tính thấm thành mạch của histamine (chỉ có ở vùng da bình thường). Ở nơi da bị bệnh thì không có hiện tượng này do thần kinh trong bì bị tổn hại. *Thử nghiệm pilocarpine: Chích 1/10 ml dung dịch pilocarpine 1% vào vùng trong da hay dưới da ở nơi nghi ngờ có tổn thương và vùng da bình thường. Bôi cồn iode lên vùng thử nghiệm, để khô rồi rắc tinh bột. Xem kết quả, vùng da tổn thương thì tinh bột không đổi màu, ngược lại vùng da bình thường thì tinh bột đổi màu xanh đen. Thử nghiệm này nhằm đánh giá khả năng tiết mồ hôi của một vùng da, khi thần kinh phó giao cảm bị tổn thương thì vùng này không còn khả năng tiết mồ hôi nữa. +Đau nhức: Thần kinh viêm gây đau nhức tự nhiên hay do sờ nắn, đụng chạm. Do sự viêm gây phù nề, chèn ép các sợi thần kinh. +Teo cơ, liệt cơ: *Dây thần kinh bị tổn hại sẽ làm cho cơ phụ thuộc yếu đi sau cùng là teo và liệt. *Mắt thỏ: còn gọi là chứng hở mi, do tổn thương thần kinh số VII làm mắt nhắm không kín. *Bàn tay bị teo mô cái, mô út, teo trái “chanh”, cò các ngón 2,3,4,5 do tổn thương thần kinh giữa (bàn tay khỉ).
  • 9. (bàn tay rũ)do tổn thương thần kinh quay. *Bàn chân rớt do tổn thương thần kinh hông khoeo ngoài. +Triệu chứng do tổn thương thần kinh dinh dưỡng: Da khô, nứt, lông rụng, móng dòn và mất bóng. Các dây thần kinh ngoại vi dễ bị tổn thương trong bệnh phong +Triệu chứng tổn thương các cơ quan khác: *Mũi: viêm mũi, chảy máu mũi, xẹp mũi. *Thanh quản:thâm nhiễm nắp thanh quản và xơ hóa thanh quản gây nói khàn. *Tổn thương miệng: có thể loét thủng khẩu cái, viêm nha chu và rụng răng trong những thể nặng.
  • 10. viêm mống mắt, viêm giác mạc, giảm thị lực. *Xương, khớp: viêm xương, viêm khớp, nhất là các xương khớp đầu chi. *Viêm tinh hoàn: có thể gây biến chứng vô sinh và vú to ở nam. *Hạch to: thường viêm nhiều hạch. TÓM TẮT CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÁC THỂ PHONG WHO Ridley Jobling LS VT Lepr test KT PU loại 1 PU loại 2 Pauci TT 1-2 - 3+ -/+ 0 0 BT Vài -/+ +/2+ + + 0 Multi BB Vài/nhiều 2+/3 + +/- 2+ 2+ 0 BL Nhiều gần đối xứng 3+/4 + - 3+ + + LL Vô số và đối xứng 4+/6 + - 4+ 0 2+ VII.Phản ứng phong : Có 2 loại phản ứng phong - Phản ứng loại 1: Phản ứng đảo ngược hay phản ứng lên cấp. - Phản ứng loại 2: Phản ứng hồng ban nút (erythema nodosum leprosum) 1. Phản ứng loại 1: Phản ứng đảo ngược. - Phản ứng đảo ngược có thể xảy ra trước, trong và sau điều trị nhưng thường xảy ra sau 3 đến 6 tháng điều trị. - Phản ứng đảo ngược có thể xảy ra ở thể BT, BL và đặc biệt BB. - Phản ứng xảy ra do sự gia tăng của miễn dịch trung gian tế bào, diễn biến của bệnh hướng về cực phong củ. 2. Phản ứng loại 2: Phản ứng hồng ban nút
  • 11. có thể xảy ra 1-2 năm sau khi bắt đầu điều trị, tuy nhiên cũng có thể thấy ở những bệnh nhân bị bệnh lâu ngày chưa được điều trị - Phản ứng ENL thường xảy ra ở thể BL và LL. - Phản ứng xảy ra do sự lắng đọng phức hợp giữa kháng nguyên và kháng thể dịch thể. VIII.Chẩn đoán: dựa vào 3 dấu hiệu chính sau -Mất hay giảm cảm giác rõ ở thương tổn da (thử cả 3 loại cảm giác nông: nhiệt độ, sờ mó nhẹ, đau) -Thần kinh ngoại biên phì đại và nhậy cảm, phối hợp với các dấu hiệu của thương tổn dây thần kinh như liệt, mất cảm giác, teo cơ, loạn dưỡng da. -Trực khuẩn Hansen dương tính Trong những trường hợp không rõ dù theo 3 tiêu chuẩn trên, sinh thiết da có thể có vai trò. Tóm lại: sau đây là sơ đồ giúp chẩn đoán bệnh phong Tổn thương da Mất cảm giác Bệnh phong Cảm giác bình thường Thần kinh toBệnh phong Thần kinh không to Phết da + Phết da - Bệnh phong Không phải bệnh phong?
  • 12. biệt: Tùy tình hình cụ thể phân biệt với các tổn thương da, thần kinh …gặp ở các bệnh khác. X.Điều trị: 1.Mục tiêu: Bệnh phong là một bệnh mãn tính, không gây chết người nhưng gây tàn phế do ái tính thần kinh của trực khuẩn Hansen. Vì vậy, điều trị bệnh phong phải gồm 2 mục tiêu: - Mục tiêu của điều trị là chữa khỏi bệnh, đưa người bệnh trở lại sinh hoạt, lao động bình thường trong xã hội. -Cắt đứt lây lan trong cộng đồng, điều này có ý nghĩa lớn hơn việc chữa khỏi bệnh cho từng cá nhân 2.Nguyên tắc điều trị: -Khám và điều trị cho cả người tiếp xúc (nếu có bệnh) -Áp dụng đa hóa trị liệu, uống thuốc đủ liều đủ thời gian. -Kết hợp với vật lý trị liệu và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân. -Chú ý theo dõi và phát hiện các phản ứng phong và các tai biến do thuốc để xử lý kịp thời.
  • 13. Tuberculoid Leprosy Tuberculoid Lesion
  • 14. Skin Lesion http://images.md.la Arm Nodules in Lepromatous Leprosy
  • 15.
  • 16. Leg Tài Liệu tham khảo: -Chẩn đoán bệnh da liễu bằng hình ảnh và cách điều trị. Tập II. BS Hoàng Văn Minh. -Dermatology secret in color.Mosby Elsevier -ABC Dermatology. Paul K Buxton -Le livre de l’interne dermatologie et maladies sexuellement transmissibles. Stephane Belaich.