Bên dòng lịch sử cao văn luận pdf

Sau khi Tổng thống Ngô Đình Điệm bị giết, những biến chuyển chí­nh trị và quân sự dồn dậ­p xảy ra trên đất nước Việt Nam làm cho tôi nghĩ rằng Ông Diệm không phải là một nhân vậ­t không thể thay thế được. Nhưng í­t ra Ông cũng là một nhân vậ­t cần thiết cho đất nước Việt Nam trong một giai đoạn nào đó. Nguyên nhân thất bại của Ông Diệm, của những giấc mơ, những cố gắng, những kế hoạch của Ông Diệm có lẽ là ở chỗ Ông, hay í­t ra vài người quanh Ông và thân thiết với Ông không chịu hiểu rằng sự cần thiết của Ông Diệm đối với đất nước Việt Nam chỉ là một sự cần thiết trong một giai đoạn đặc biệt nào đó thôi. Khi giai đoạn lịch sử­ đó qua đi, thì sự cần thiết đó cũng không còn. Đáng lý Ông Diệm và chế độ phải biết thay đổi nhanh chóng để thí­ch ứng với những đòi hỏi của một giai đoạn lịch sử­ mới, hoặc là phải biết lùi ra khỏi chỗ đứng Ông đã chiếm giữ trong giai đoạn mà sự có mặt của Ông cần thiết cho đất nước.

Cao Văn Luận là Giáo sư, Linh mục Thiên chúa giáo sinh vào năm Mậu Thân 1908 ngày 20 tháng 12 tại Hà Tĩnh.

Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo lâu đời tại Hà Tĩnh, thuở nhỏ tu học tại chủng viện Xuân Bích, Hà Nội. Khoảng năm 1938-1939 thụ phong linh mục, rồi du học tại Pháp về Triết học và sinh ngữ Đông phương, năm 1942 tốt nghiệp cử nhân triết học và Trường sinh ngữ Đông phương Paris vào năm 1945.

Năm 1947 về nước, làm cha xứ tại một họ đạo ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, năm 1949 vào Huế dạy triết học tại trường Quốc học.

Năm 1957 ông cùng một số trí thức miền Trung vận động thành lập Viện Đại học Huế rồi được chính thức giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Huế từ năm 1958 đến năm 1964.

Viện Đại học Huế là một cơ sở Đại học đầu tiên ở miền Trung trong những năm chiến tranh, nơi học tập của thanh niên hiếu học thuộc các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận.

Tháng 8 năm 1963 ông bị chế độ Ngô Đình Diệm cách chức Viện Trưởng vì cho rằng ông có cảm tình với sinh viên chống chế độ hồi đó; tuy rằng ông là người có nhiều liên hệ tình cảm với gia đình họ Ngô.

Sau đảo chính ngày 1-11-1963 ông trở lại giữ chức vụ này một thời gian ngắn, rồi làm giáo sư tại Đại học Sư phạm Sài Gòn cho đến năm 1975. Ông mất ngày 20-7-1986 tại Hoa Kỳ.

Tác phẩm: Tâm lí học (1958) – Luận lí học và Siêu hình học (1958) – Đạo đức học (1959) – Danh từ triết học (1959) – Henri Bergson (1961) – Bên giòng lịch sử (1971 – Hồi ký)

” (…) đọc sử giúp người đời nay có được cơ hội “ôn cố tri tân”, học hỏi điều hay lẽ phải của đời trước để làm điều hữu ích cho dân tộc (…) ” nguồn: on the net

We are proud to announce that we are developing a fresh new dashboard interface to improve user experience.

We invite you to preview our new dashboard and have a try. Some features will become unavailable, but they will be added in the future.

Don't hesitate to try it out as it's easy to switch back to the interface you're used to.

0% encontró este documento útil (0 votos)

84 vistas

450 páginas

Hồi Ký Cao Văn Luận - Bên Giòng Lịch Sử

Derechos de autor

© © All Rights Reserved

Compartir este documento

¿Le pareció útil este documento?

0% encontró este documento útil (0 votos)

84 vistas450 páginas

Hồi Ký Cao Văn Luận - Bên Giòng Lịch Sử

Saltar a página

Está en la página 1de 450

Buscar dentro del documento

Recompense su curiosidad

Todo lo que desea leer.

En cualquier momento. En cualquier lugar. Cualquier dispositivo.

Sin compromisos. Cancele cuando quiera.

Bên dòng lịch sử cao văn luận pdf

Năm nay, trong số những sách vở và tài liệu tôi đọc có một quyển sách đặc biệt mà năm mười tám tuổi tôi đã có dịp xem qua, đó là tập hồi kí “Bên dòng lịch sử, 1940-1965” của Linh mục Cao Văn Luận, nguyên Viện trưởng Đại học Huế và Giáo sư đại học Văn khoa Sài Gòn. Hơn hai mươi năm trước tôi đọc quyển sách mang tính chất sử liệu này chủ yếu với ý định tìm hiểu các diễn biến lịch sử, mà vì nhiều lí do khác nhau thầy cô “dạy Sử” của tôi ở trường trung học và cả những nhà “nghiên cứu” Sử học sau 1975 tránh đề cập đến hoặc cố tình diễn giải sai lệch.

Tuần vừa rồi có dịp mượn lại “Bên dòng lịch sử” từ người bạn lớn tuổi để tra cứu một số chi tiết cần cho công việc nghiên cứu cá nhân, tôi xem lại tập sử liệu một cách say mê, bởi lẽ lần đọc này mang đến cho tôi tâm trạng khác trước, gần như là khám phá mới lạ. Quả thật Linh mục Cao Văn Luận có nhiều cơ hội tiếp xúc và đối thoại với các nhân vật lịch sử khác nhau của Việt Nam ở hai bên chiến tuyến trong giai đoạn từ 1940 đến 1965, nhờ vậy thiên hồi kí của ông đã dẫn dắt người đọc đi qua các biến cố lịch sử trọng đại của đất nước một cách sinh động và lôi cuốn...

Thông tin eBook:

Source: http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194 http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn0nqnvn3n31n343tq83a3q3m3237nvn http://music.vietfun.com/trview.php?cat=15&ID=6635 Bản đánh máy thực hiện tại Hố Nai, Biên Hòa, Việt Nam tháng 5/2008 bởi Lê thị Thanh Nguyệt Copy, paste, hiệu đính chuyển font, converted mần eBook 4 Palm By Hungnhon (tinhte, hhvn, tve) Hoàn thành: 20/2/2010 tại Sài Gòn SRV. Gồm: 47 ch­ương/mục 244 trang A4/Unicode font 16.