Bé 8 tháng ăn thịt heo được chứa

26/10/2019   57429 lượt xem

Nhiều mẹ bỉm thường băn khoăn không biết nên cho con ăn bao nhiêu thịt một ngày thì đủ. Vì ăn thừa hoặc thiếu đạm đều nguy hiểm như nhau. Cân bằng giữa chất xơ và chất đạm luôn là bài toán khó của các mẹ. Để sắp xếp một thực đơn khoa học giúp cơ thể hấp thu các loại thịt một cách tốt nhất mẹ nên chú ý điều gì?

Giai đoạn từ sau 6 tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của trẻ tăng cao và sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày. Do đó, ăn dặm là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, sau 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ trong cơ thể trẻ để phòng chống bệnh tật không còn và cần thức ăn bổ sung giúp cung cấp lượng cần thiết. Các chất dinh dưỡng như protein, chất xơ và chất béo lành mạnh đều cần phối hợp với nhau để cung cấp năng lượng cần thiết cho con. Một trong những loại thực phẩm quan trọng để bổ sung cho con là các loại thịt. Thịt giàu đạm, sắt và hoàn toàn không thể thiếu trong bữa ăn dặm của con.

Video: Hướng dẫn bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ

 

Protein (đạm) là thành phần cơ bản của tế bào, có vai trò quan trọng trong quá trình duy trì và phát triển các chất cơ bản của hoạt động sống; là nguyên vật liệu để cấu trúc, xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể; là thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, thực hiện chức năng miễn dịch; là thành phần của các men và các nội tiết tố (hormone) rất quan trọng trong hoạt động chuyển hóa của cơ thể; có vai trò đặc biệt quan trọng trong di truyền, hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh giúp cơ thể phát triển cả về trí tuệ và tầm vóc. Chất đạm còn là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Trong dinh dưỡng không tách riêng thịt bò, lợn, gà và cá, tôm, cua ra làm hai loại mà gộp chung là nhóm cung cấp chất đạm. Chất đạm có cả trong thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, sữa, trứng, tôm, cua… và thức ăn có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng, gạo… Vì vậy, trong bữa ăn, cha mẹ nên cân đối tỷ lệ chất đạm có nguồn gốc động vật và thực vật.

Bé 8 tháng ăn thịt heo được chứa

1. Thời gian bé bắt đầu ăn thịt

Để ngăn ngừa trẻ nghẹn khi ăn, đừng cho con ăn thịt cho đến khi bé ăn đã quen với các loại thực phẩm mềm khác khác. Việc tập cho các con ăn thịt nên bắt đầu với 1-2 thìa đã được xay nhuyễn. Nếu lúc đầu bé từ chối dùng thịt, hãy đợi một vài tuần rồi sau đó thử lại một lần nữa.

Để bắt đầu tạo thói quen ăn thịt, mẹ nên bổ sung các loại thịt đỏ hoặc gan động vật vì những loại này chứa rất nhiều sắt. Trong khi thịt heo có thể cho bé ăn dặm khi được 6 tháng thì mẹ có thể đợi đến khi con 7 tháng mới nên cho con ăn thịt bò.

Thịt gà cũng vậy, chứa rất nhiều protein nên những bé 7-8 tháng tuổi trở lên khi hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn mới nên cho con ăn. Nếu như mẹ cho con ăn thịt bò và gà quá sớm sẽ khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng và khó hấp thu hết protein trong đó sẽ dẫn đến các bệnh đường ruột đáng tiếc.

> XEM THÊM:

- Cách cho bé 7 - 9 tháng tuổi ăn dặm từ thịt bò

- 4 điều mẹ không thể bỏ qua trước khi cho bé tập ăn thịt

- Ăn dặm giai đoạn đầu - Khoảng thời gian vàng giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống

Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio

Bé 8 tháng ăn thịt heo được chứa

2. Ăn bao nhiêu lượng thịt là đủ?

Ban đầu khi bé mới ăn dặm, mẹ nên xay nhuyễn thịt và nấu dưới dạng bột. Đến khi trẻ được 9 tháng tuổi thì mẹ có thể viên thịt thành những viên nhỏ cho trẻ ăn.

-  Bé 6-9 tháng tuổi: 30 gram thịt mỗi ngày.

-  Bé 10-12 tháng tuổi: 50 gram thịt mỗi ngày.

-  Bé 1 tuổi trở lên: 75 gram thịt mỗi ngày, bổ sung thêm cá, trứng, tôm, cua để có đủ đạm cho bé.

Bé 8 tháng ăn thịt heo được chứa

Dù là dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển cơ thể nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng cho bé ăn quá nhiều thịt vì bổ sung quá nhiều một chất sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Hơn nữa, các loại thịt đỏ như thịt heo và thịt bò đều chứa nhiều axit béo bão hòa, ăn nhiều nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao và làm cho quá trình trao đổi chất quá nhanh gây tác hại không nhỏ.

Mẹ nên kết hợp thịt với các loại củ quả và rau xanh để có thể cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể thì con mới phát triển được toàn diện. 

Mẹ cũng nên lưu ý trong những năm đầu đời, cân nặng và chiều cao của trẻ phát triển rất nhanh. Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng tính theo cân nặng của trẻ cao hơn hẳn người lớn. Vì vậy, phải cho trẻ ăn cả cái lẫn nước, tránh tình trạng chỉ ninh xương, thịt để lấy nước nấu cháo mà không cho ăn cái bởi thực ra, trong nước thịt, nước xương ninh hầm có nhiều nitơ, tuy tạo được hương vị thơm ngon, kích thích sự thèm ăn nhưng lại có rất ít đạm và canxi. Tất cả các thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, kẽm... (giúp tạo dựng nên cấu trúc tế bào của các tổ chức và tham gia vào nhiều hoạt động chức năng cơ thể) đều nằm trong phần cái của thức ăn.

Bé 8 tháng ăn thịt heo được chứa

Thiếu đạm sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng nhưng cơ thể thừa đạm cũng nguy hiểm không kém. Vì thế, cha mẹ cần hợp lí về thành phần và lượng, nhóm chất dinh dưỡng để tự tin hơn khi chăm sóc cho bé cưng của mình. Chúc các bé của bố mẹ có những bữa ăn ngon miệng đầy đủ dưỡng chất và nhanh lớn nhé!

Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho con, nếu có bất kỳ khó khăn nào cần sự đồng hành của các chuyên gia có chuyên môn, mẹ vui lòng inbox fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.

Gửi bình luận

Hủy Gửi

Bé 8 tháng ăn thịt heo được chứa

Nếu 6 tháng là cột mốc bé mới chớm “chạm ngõ" với việc ăn dặm thì giai đoạn 7 tháng tuổi là lúc bé bắt đầu làm quen ăn dặm và hấp thụ thêm dưỡng chất từ các món ăn khác bên cạnh sữa mẹ. Giai đoạn tập làm quen với thức ăn này đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con. Bởi việc lựa chọn thức ăn phù hợp sẽ giúp bé thích nghi với việc ăn dặm nhanh hơn, hạn chế khả năng bị dị ứng thức ăn khi bé lớn hơn, giúp bé tăng trưởng tốt hơn và nhanh hơn.

Vậy khi xây dựng thực đơn cho bé 7 tháng tuổi cần lưu ý những gì? Liệu lúc này bé đã ăn thịt được chưa và bé 7 tháng ăn được thịt gì? Mời mẹ cùng tìm giải đáp trong bài viết sau.

Ở giai đoạn 7-9 tháng tuổi, bé yêu đã có thể quen hơn với việc ăn dặm. Lúc này, khi xây dựng thực đơn ăn uống cho bé, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Hãy cho bé ăn cùng bố mẹ và người lớn trong gia đình. Bé có thể quan sát được các động tác tác từ những người xung quanh và học cách lặp lại việc đưa thức ăn vào miệng hay nhai thức ăn,…
  • Khi bé lên 7 tháng tuổi, bé cần đa dạng các loại thực phẩm để có thể đảm bảo đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển. Tuy nhiên, không phải nguyên liệu nào bé cũng có thể ăn được. Vì thế, khi nấu ăn, mẹ nên nghiên cứu xem bé 7 tháng ăn được thịt gì, những loại thực phẩm nào bé có thể sử dụng, có cần kiêng các loại thực phẩm nào hay không,… để xây dựng thực đơn phù hợp.
  • Khi nấu ăn cho bé 7 tháng tuổi, cần lưu ý không thêm muối, mắm, gia vị hoặc đường vào thức ăn hoặc nước dùng bởi thức ăn mặn không tốt cho thận của bé. Và ngay trong thực phẩm tự nhiên đã đáp ứng đủ nhu cầu của bé nên đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi thì bạn không cần nêm thêm gia vị cho các món ăn, mặt khác, đường có thể gây ảnh hưởng đến men răng của trẻ.
  • Một điều quan trọng khác mẹ cần nhớ chính là bé có thể mất một vài lần để làm quen với những món ăn mới. Do đó, đừng quá lo lắng hay thắc mắc tại sao đã tìm hiểu rất kỹ xem bé 7 tháng ăn được thịt gì, thực phẩm nào nhưng bé yêu vẫn mãi không chịu ăn. Hãy kiên nhẫn và cho bé thời gian để làm quen, thích nghi mẹ nhé!

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ phải biết: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

Vì sao cần thịt trong bữa ăn dặm của bé 7 tháng?

Thông thường, thứ tự giới thiệu thực phẩm cho bé ăn dặm của các mẹ là: ngũ cốc, rau củ, trái cây rồi mới đến thịt. Nhưng điều này thật ra chưa đúng.

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bé cần được bổ sung thêm chất sắt qua ăn dặm từ thời điểm 4-6 tháng. Lý do là vì, lúc này, nguồn dự trữ sắt của bé từ khi sinh ra đã bắt đầu cạn kiệt. Hơn nữa hàm lượng sắt trong sữa mẹ cũng rất thấp nên với một bé có chế độ ăn dặm kém chỉ bú mẹ thì thiếu cả nhu cầu năng lượng và thiếu sắt. Trong khi đó sắt là một vi chất quan trọng rất cần thiết cho sự hình thành hemoglobin và vận chuyển oxy.

Mẹ có thể cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất sắt để bổ sung cho con. Sắt có trong đa dạng các loại thực phẩm như trong thịt đỏ, hải sản, gia cầm, rau lá xanh, các loại đậu,…Sắt có hai dạng: sắt heme và sắt không heme.

Sắt không heme: Có trong ngũ cốc tăng cường chất sắt cho trẻ sơ sinh, đậu phụ, đậu, đậu lăng và rau lá xanh như rau bina, rau ngót, rau cải,….

Sắt heme là chất dễ hấp thụ nhất để cơ thể bạn hấp thụ. Đó chính xác là lý do tại sao mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn thịt như một trong những thức ăn đầu tiên của trẻ. Ngoài ra thịt nạc gia cầm còn có kẽm, vitamin B12, chất béo, và tất nhiên, rất nhiều protein.

Bé 8 tháng ăn thịt heo được chứa
Bé 7 tháng ăn được thịt gì? thực phẩm nào giàu sắt cho con là thắc mắc chung của nhiều bà mẹ khi con làm quen với việc ăn dặm.

Khi lên thực đơn dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn 7 tháng tuổi, mẹ thường thắc mắc liệu giai đoạn này, bé yêu đã ăn thịt được hay chưa và ăn được thịt gì, bé 7 tháng ăn thịt bò được không? Theo các chuyên gia, khi chăm sóc bé trong giai đoạn 7 tháng tuổi, mẹ có thể chế biến các món ăn từ thịt để cung cấp lượng đạm và protein cần thiết đối với sự phát triển và nhu cầu năng lượng của bé trong giai đoạn này.

Vậy bé 7 tháng ăn được thịt gì? Cụ thể, bé có thể ăn được các loại thịt như thịt gà, thịt bò, thịt heo,… Trừ các loại hải sản có vỏ, mẹ có thể cho trẻ bắt đầu tập làm quen ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn từ 6 tháng tuổi.

Các loại đạm trong hải sản nói chung cũng như cá thường hay gây dị ứng cho trẻ vì vậy tốt nhất là nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi. Nên cho bé ăn từ từ ít một cho bé thích nghi dần, với những bé có cơ địa dị ứng thì mẹ cần chú ý hơn

Tôm, cua đồng cũng là thức ăn giàu đạm và có hàm lượng canxi cao, mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên. Từ tháng thứ 7 trở đi có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển…

Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai…. nên cho bé ăn khi bé đã được 1 tuổi, đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng và cần thiết đối với trẻ

Mẹ cũng nên có cách chế biến phù hợp với độ tuổi của bé, và con đồng ý ăn, thì đều có thể thêm loại thịt ấy vào thực đơn ăn dặm của con.

Vào 6 tháng tuổi – giai đoạn bé vừa làm quen với việc ăn dặm, mẹ nên ưu tiên các loại bột mịn, lỏng (có kết cấu gần giống sữa) cho bé. Tuy nhiên, khi bé ở cột mốc 7 tháng tuổi, mẹ có thể đa dạng hơn các loại kết cấu thực phẩm mà bé ăn hằng ngày.

Cụ thể, mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại thịt hơi vón cục một chút, thịt xay băm nhỏ… để bé có thể làm quen thêm với các loại thức ăn. Tuy nhiên, khi chuẩn bị các món ăn dặm từ thịt cho bé, bên cạnh việc quan tâm bé 7 tháng ăn được thịt gì, có cần chế biến mịn như bột hay không, mẹ cũng đừng quên thịt cần được làm sạch, nấu thật chín, thật kỹ mẹ nhé!

Trước khi nấu, mẹ có thể băm hoặc xay để thịt mềm và tơi hơn, giúp bé yêu dễ ăn hơn.

Bé 7 tháng có nên tiếp tục bú sữa mẹ?

Ăn dặm đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của bé từ 6 tháng tuổi trở đi. Do đó, việc mẹ chú ý đến thực đơn ăn dặm của bé, tìm kiếm thông tin cần thiết như bé ăn được những món ăn gì, bé 7 tháng ăn được thịt gì,… là vô cùng hợp lý.

Nhưng mẹ cũng đừng quên cho bé yêu bổ sung thêm sữa mẹ nhé. Sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chính và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Nên tiếp tục duy trì việc cho bé bú sữa mẹ đến khi trẻ được ít nhất 24 tháng tuổi.

Khi cho bé bú, mẹ cần lưu ý đảm bảo rằng, ăn dặm nhưng không ảnh hưởng tới tổng lượng sữa trong ngày của bé. Nghĩa là nếu bé đang bú mẹ hoặc uống sữa công thức 600-700ml mỗi ngày thì bổ sung thêm 1-2 bữa ăn dặm nhưng không làm giảm lượng sữa ấy dưới 600-700ml.

Trẻ sơ sinh rất dễ no nên khi cho bé tập ăn dặm kết hợp song song với việc bú sữa mẹ, cần lưu ý cho bé bú sau bữa ăn dặm thay vì ăn dặm sau khi bú sữa. Điều này sẽ giúp mẹ hạn chế được tình trạng bé yêu đã no bụng khi bú và chẳng muốn “măm măm” thêm bất kỳ món ăn nào đã được mẹ dày công chuẩn bị.

Bé 8 tháng ăn thịt heo được chứa

Bé 7 tháng ăn được thịt gì? Gợi ý một số món ăn cho bé 7 tháng tuổi

Mẹ đã biết bé 7 tháng ăn được thịt gì nhưng vẫn còn đang băn khoăn nên chế biến những món ăn nào phù hợp với bé yêu? Dưới đây sẽ là gợi ý dành cho mẹ:

  • Cháo thịt bò
  • Cháo sườn rau củ
  • Thịt gà viên hấp cùng nấm mộc nhĩ, khoai tây, bí đỏ
  • Cháo gà
  • Cháo bí đỏ hạt sen

Marry Baby đã bật mí cùng mẹ “bé 7 tháng ăn được thịt gì” cũng như một số món ăn cho bé yêu rồi, hãy xuống bếp làm ngay cho bé những món ăn thật ngon, thật giàu dinh dưỡng mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.