Bé 21 tháng nặng bao nhiêu

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái là công cụ để giúp các bố mẹ theo dõi sự tăng trưởng của bé theo từng mốc thời gian. Căn cứ vào từng chỉ số cụ thể để xác định được trẻ có phát triển bình thường hay bất thường từ đó có những điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc.

Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều yếu tố tác động tới tốc độ tăng trưởng và phát triển của bé như yếu tố di truyền, chế độ ăn uống sinh hoạt và cường độ hoạt động của bé.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái qua từng tháng

Nếu các bố mẹ đang lo lắng về tốc độ phát triển của con mình thì có thể tham khảo thêm thông tin về bảng tăng trưởng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái theo chuẩn của WHO. Bảng biểu của WHO áp dụng cho các bé bú sữa mẹ nhưng WHO cũng khiến nghị nên sử dụng cho cả bé uống sữa công thức. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cân nặng bé gái cơ bản đó là:

- Về cân nặng của bé gái trung bình từ khi sinh (đủ tháng) sẽ nặng khoảng 2,6 - 3,8kg, chu vi vòng đầu của bé gái 33.8cm.

- Giai đoạn từ 3 - 6 tháng mỗi tuần bé sẽ tăng trưởng 225g, khi được 6 tháng cân nặng của bé sẽ tăng gấp đôi lúc mới sinh.

- Giai đoạn từ 7 - 12 tháng tốc độ tăng cân nặng chậm lại, bé sẽ tăng khoảng 500g/ tháng. Chiều cao trung bình sẽ đạt khoảng từ 72 - 76cm.

- Giai đoạn 1 tuổi, bé tăng trưởng khá chậm, cân nặng mỗi tháng có thể tăng khoảng 225g, cao lên được khoảng 1,2cm.

- Giai đoạn 2 tuổi cân nặng của bé sẽ tăng lên được 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Chiều cao trung bình sẽ đạt khoảng 85 - 86cm. Sau khi trẻ được 10 tuổi thì bé sẽ cao lên khoảng 5cm/ năm.

- Giai đoạn tiền dậy thì của bé gái từ 9 - 11 tuổi chiều cao sẽ tăng trung bình khoảng 6cm/năm.

- Giai đoạn dậy thì ở bé gái từ 12 - 13 tuổi tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ chậm lại, tăng khoảng 1 - 2cm/năm hoặc hầu như không tăng lên.

Đó là những giai đoạn tăng trưởng của bé gái qua từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có những thay đổi mà các bố mẹ cần nắm được. Để giúp các bố mẹ có được những thông tin về tiêu chuẩn cân nặng bé gái có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng chuẩn bé gái ngay sau đây:

Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ từ 0-5 tuổi là căn cứ khoa học để mẹ biết bé có tăng trưởng đều đặn không

Bảng chiều cao, cân nặng của bé gái từ 0 - 5 tuổi



Bảng chiều cao, cân nặng của bé trai từ 0 - 5 tuổi 

Hướng dẫn cách tra bảng chỉ số cân nặng, chiều cao của trẻ từ 0-5 tuổi

Cách tra bảng chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cực đơn giản, bố mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đo chiều cao, cân nặng của con. (Nên đo vào sáng sớm).
  • Bước 2: Nếu bé nhà bạn là bé gái, hãy dùng Bảng chiều cao, cân nặng của bé gái, là bé trai hãy dùng bảng của bé trai.
  • Bước 3: Tìm độ tuổi của bé, nhìn sang hàng ngang để so sách các mức chiều cao, cân nặng để xác định mức độ tăng trưởng của bé.

Ví dụ: Bé là bé trai, 18 tháng tuổi, nặng 9 kg. Trong bảng chiều cao, cân nặng của bé trai, bé 18 tháng tuổi có mức cân nặng chuẩn là 10,9kg, bé nặng 9,8kg là đang có nguy cơ suy dinh dưỡng, nặng 8,8kg là bé bị suy dinh dưỡng. Như vậy bé đang gần ở mức suy dinh dưỡng, bố mẹ cần áp dụng ngay chế độ ăn dành cho bé thiếu cân.

Những điều cần nhớ về chỉ số tăng trưởng cân nặng của trẻ

Khi theo dõi cân nặng của con, không ít bố mẹ thường thắc mắc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỗi tháng tăng bao nhiêu kg là đúng chuẩn? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ và theo dõi cân nặng của trẻ, bố mẹ đừng quên 7 điểm sau:

 Các bé từ 2 tuổi trở lên, trung bình sẽ tăng 2-3kg/năm

  • Bé sơ sinh trong khoảng 1-5 ngày đầu có thể sụt cân sinh lý và sẽ bắt đầu tăng cân nhanh từ giữa hoặc sau 1 tuần.
  • Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng từ 2,9 – 3,8kg, nếu cân nặng bé dưới 2,5kg thì trẻ suy dinh dưỡng bào thai.
  • Từ 0- 3 tháng, mỗi tháng bé tăng 600- 800g, có tháng tăng 1- 1,5kg kg là bình thường.
  • Sang tháng 4 - 6 tháng mức tăng trung bình từ 500 – 600g/tháng.
  • Từ tháng 7 – 12 tháng bé tăng 300- 400g/tháng
  • Từ tháng 12 – 24 mức tăng 150g trở lên/tháng. Trẻ khi 1 tuổi sẽ thường có cân nặng gấp 3 lần lúc sơ sinh.
  • Từ 2 tuổi mức tăng cân trung bình từ 100- 200g/tháng. Như vậy, mỗi năm bé sẽ tăng đều 2-3 kg.

Những điều cần nhớ về chỉ số tăng trưởng chiều cao mẹ cần biết

Khi ghi chép lại và theo dõi tăng trưởng chiều cao của bé, bố mẹ hãy nhớ những điểm sau:

  • Trẻ sơ sinh thường có chiều dài trung bình là 50cm. Và chiều cao của trẻ thường có tốc độ phát triển nhanh nhất trong năm đầu tiên. 
  • Từ tháng 1-6 tháng, mức tăng trung bình hàng tháng sẽ là 2,5 cm.
  • Từ tháng thứ 7-12 tháng chiều cao của trẻ tăng trung bình từ 1,5 cm/ tháng.
  • Năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng chiều dài của em bé bắt đầu chậm lại, mỗi năm chỉ được 10-12 cm.
  • Từ trên 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao của bé tăng trung bình từ 6-7 cm mỗi năm.

Những câu hỏi thường gặp về vấn đề chiều cao, cân nặng của trẻ

Làm thế nào để đo cân nặng chiều cao của trẻ chuẩn nhất?

Khi đo cân nặng của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để kết quả chuẩn xác nhất thì bố và mẹ nên:

  • Đo cân nặng của con 1 lần/tháng vào 1 ngày cố định giữa tháng
  • Đo cân nặng của trẻ sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện vào buổi sáng
  • Trừ đi trọng lượng của quần áo và tã (khoảng từ 200 - 400 gram)
  • Cởi giày, dép, mũ nón của trẻ trước khi đo
  • Đo cân nặng 1 lần/tháng vào giữa tháng, đo cùng ngày của các tháng
  • Các bé dưới 3 tuổi có thể đo chiều cao ở tư thế nằm thẳng

Bố mẹ nên có sổ ghi chép chiều cao, cân nặng của trẻ để theo dõi các chỉ số tăng trưởng của con

Làm thể nào để trẻ tăng cân đều và đạt chuẩn?

Để các chỉ sổ cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển đạt chuẩn, bố mẹ nên chú ý những điểm sau:

  • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: Mỗi lần bú, cho bé bú hết 1 bên để tận dụng sữa cuối vì sữa cuối giàu dinh dưỡng hơn cả.
  • Ăn dặm đúng thời điểm: Mẹ có thể tập ăn dặm cho trẻ với lượng nhỏ từ tháng 4-5 tùy nhu cầu ăn từng trẻ và nên bắt đầu từ ăn ngọt đến ăn mặn.
  • Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ: Khẩu phần bữa ăn cần đa dạng, cân đối 4 nhóm dinh dưỡng: Chất béo, chất đạm, tinh bột và đường, vitamin và khoáng chất. 
  • Chú trọng bữa chính nhưng cũng đừng quên bữa phụ của trẻ: với đa dạng các thực phẩm như: trái cây, sữa chua,... Nhưng lưu ý, bữa chính và bữa phụ phải cách nhau ít nhất 1 tiếng.
  • Nếu trẻ biếng ăn, trẻ hấp thu kém, rối loạn đừng quên sự trợ giúp của các sản phẩm hỗ trợ an toàn, hiệu quả: Kinh nghiệm từ một số bà mẹ đó là cho trẻ dùng 1-3 gói/ngày NutriBaby để bổ sung thêm vi chất thiết yếu như: Kẽm, Lysine, Taurine, FOS (thành phần chất xơ), Thymomodulin,... giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, để trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe, ăn ngon, hấp thu tối đa các dưỡng chất để tăng cân nặng, chiều cao đều đặn.

 

Dùng 1-3 gói NutriBaby mỗi ngày là "bí kíp" giúp trẻ tăng cân đạt chuẩn

Ngoài chế độ dinh dưỡng, chiều cao và cân nặng của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác: Yếu tố di truyền, môi trường sống, rèn luyện thể dục thể thao… Vì vậy, để trẻ phát triển cân đối giữa chiều cao và cân nặng, bố mẹ đừng quên xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với những bài tập vận động, thể dục thể thao vừa sức với mỗi trẻ.

Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào khác về việc tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ nhỏ, liên hệ ngay tổng đài 1800 1006 (miễn phí) để được các chuyên gia dinh dưỡng của NutriBaby tư vấn tận tình và miễn phí!

Chủ đề