Bé 2 ngón tay cái là bệnh gì năm 2024

Ngày 16.8, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đỗ Trọng (chuyên khoa Ngoại nhi - Ngoại tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết: Cụ thể, ngón út trên bàn tay trái và phải của bé thừa một mẩu thịt nhỏ, ngón cái bàn tay phải tách làm đôi, bàn chân phải có 2 ngón cái, ngón cái và ngón trỏ bàn chân trái dính nhau gần hết. Tổng cộng, hai bàn tay và chân của cháu có 24 ngón thay vì 20 ngón như người bình thường.

Qua khai thác tiền sử được biết mẹ bé cũng mắc dị tật này, như vậy nguyên nhân khiến bé bị dư ngón, dính ngón là do di truyền.

Thừa cả ngón bàn tay và bàn chân là dị tật hiếm gặp

Theo bác sĩ Trọng, thừa ngón là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 1/1.000 trẻ sinh ra. Tuy nhiên, thường trẻ chỉ bị thừa ngón tay hoặc ngón chân. Tỷ lệ thừa ngón bàn chân hiếm gặp, chỉ 0,4/10.000 bệnh nhân. Trường hợp cả hai bàn tay và chân đều bị dị tật ngón như bé rất hiếm, chứng tỏ bé mang gien bệnh ngay từ khi còn trong bào thai.

Trẻ bị thừa ngón nên được phẫu thuật sớm, tốt nhất là trước 12 tháng tuổi. Nhờ đó, trẻ sẽ không bị tổn thương tâm lý khi nhận thức được bàn tay, bàn chân mình khác biệt so với các bạn. Khi bé được đưa đến khám, nhận thấy bé đủ điều kiện sức khỏe cho ca mổ, các bác sĩ quyết định phẫu thuật để cắt bỏ ngón tay, chân thừa, tách dính ngón cho bé.

Dựa trên vị trí của ngón thừa trên bàn tay, bàn chân, y khoa chia dị tật thừa ngón thành 3 loại: thừa ngón về phía trong, thừa ngón về phía ngoài và thừa ngón trung tâm. Trường hợp của bé T. là dị tật thừa ngón về phía trong, xảy ra ở ngón tay cái.

Bàn tay của bé bị thừa ngón, dính ngón

BSCC

Phẫu thuật tạo hình đưa bàn tay, bàn chân về hình dạng bình thường

Ê kíp phẫu thuật loại bỏ mẩu thịt thừa ở những ngón dư, sau đó tạo hình lại ngón tay, chân, đưa bàn tay, bàn chân trở về hình dạng bình thường, đảm bảo chức năng vận động. Với các ngón chân bị dính gần hết, bác sĩ tách hai ngón dính, tạo hình lại kẽ ngón và ghép da lên vùng ngón còn thiếu da che phủ. May mắn trục xương chưa bị biến dạng nên không cần nắn chỉnh. Sau hơn 1 giờ, thủ thuật kết thúc thành công.

Vài giờ sau ca mổ, bé tỉnh táo, bú sữa và chơi đùa bình thường. Theo dõi 2 ngày, bé hồi phục tốt, vết mổ khô, bác sĩ cho bé xuất viện. Bé được tái khám theo lịch để được đánh giá hoạt động của các ngón tay, ngón chân, theo dõi sự phát triển của tứ chi nhằm đảm bảo chức năng cầm nắm, vận động của bé tương tự như những trẻ bình thường.

Theo bác sĩ Trọng, nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị thừa ngón, dính ngón là do di truyền, cụ thể là sự bất thường về gien của em bé trong giai đoạn bào thai. Các nguyên nhân khác bao gồm thai phụ hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, thủy đậu, rubella…

Để phòng ngừa nguy cơ trẻ sinh ra bị thừa ngón, 6 tháng trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ, người mẹ cần duy trì lối sinh hoạt lành mạnh, tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, cần tiêm ngừa đầy đủ, ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là canxi, sắt và axit folic.

"Vì dị tật di truyền mang tính trội, nên với các cặp vợ chồng có một trong hai người bị dị tật thừa ngón, có thể thực hiện sàng lọc phôi rồi thụ tinh trong ống nghiệm. Việc làm này giúp loại trừ các phôi có bất thường về nhiễm sắc thể do di truyền từ cha mẹ, chọn phôi tốt để chuyển nhằm tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh", bác sĩ Trọng khuyến cáo.

Khi chơi cùng với trẻ, hay quan sát bàn tay của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh phát hiện ngón tay của bé cử động không trơn tru, hay bị “khựng” lại hoặc nặng hơn là ngón tay của bé hoàn toàn không duỗi ra được, ngón tay luôn co lại ở tư thế như hình ảnh “cò súng”. Có thể bé đã bị tật ngón tay cò súng (trigger finger) hay ngón tay bật, kẹt gân, tuỳ cách gọi.

Vì sao xảy ra ngón tay cò súng: Vận động của ngón tay được thực hiện qua hoạt động gấp, duỗi của sợi gân, sợi gân nằm trong 1 ống là hệ thống bao gân và ròng rọc. Tình trạng ngón tay cò súng xảy ra khi hoạt động của gân gấp với bao gân và ròng rọc bị cản trở. Thông thường ở trẻ em đó là sự xuất hiện vô căn những nốt dầy lên trên sợi gân ngang vị trí khớp bàn ngón, khác với tình trạng viêm mãn tính gân – bao gân ở người lớn.

Bệnh lý này ở trẻ em thường được phát hiện ở trẻ từ 3 tháng – 3 năm tuổi, thường xuất hiện ở ngón cái (khoảng 80%) và có thể ở cả 2 tay (khoảng 25%). Phụ huynh là người trực tiếp phát hiện và được chẩn đoán xác định sau khi thăm khám lại từ bác sỹ. Bệnh lý có 4 giai đoạn, ở giai đoạn 3 và 4, cử động ngón tay đã khó khăn, khi bé cầm nắm đồ vật, ngón tay không trở về tư thế duỗi thẳng, phụ huynh phải mở ra, đôi khi gây đau cho bé.

Đối với trẻ < 1 tuổi và tính trạng gân chưa kẹt nặng gây đau, có thể tập vật lý trị liệu cho bé dần hồi phục.

Sau khi được chẩn đoán, việc điều trị sẽ là giải phóng vị trí gân bị kẹt lại. Thời điểm phẫu thuật sẽ do bác sỹ quyết định, hiện tại có thể tiến hành phẫu thuật ở mọi lứa tuổi tuỳ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Ở lứa tuổi nhỏ, việc này sẽ tiến hành dưới gây mê, thời gian gây mê ngắn 5-10 phút. Rạch da 1 đoạn nhỏ 0.5 – 1 cm để giải phóng hoạt động của gân gấp. Sau mổ bé tỉnh nhanh, xuất viện trong ngày, vết mổ nhỏ, lành tốt, chưa ghi nhận nhiễm trùng hay sẹo xấu. Kết hợp với tập vật lý trị liệu thì tỷ lệ hồi phục cử động gần như tuyệt đối. Tuy nhiên các bậc phụ huynh sau khi phát hiện nên đưa bé đến khám sớm nhất có thể, vì nếu để lâu gân gấp có thể bị co rút khiến cho việc điều khị khó khăn hơn rất nhiều.

Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiến hành điều trị phẫu thuật và vật lý trị liệu cho các bé hơn 20 năm, số lượng trẻ điều trị và kết quả mang lại tốt, tỷ lệ tái phát rất thấp. Phụ huynh phát hiện trẻ bất thường có thể mang trẻ đến đăng ký khám tại phòng khám A3 (phòng khám Chấn thương Chỉnh hình) để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Chủ đề