Bao nhiêu độ là sốt ở trẻ em

Thân nhiệt ở trẻ nhỏ thường dao động từ 37-37,5 độ C. Nếu nhiệt kế “thông báo” mức nhiệt của con là 37,5 độ C thì chưa chắc bé đã bị sốt. Vậy trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Biện pháp nào để giúp bé mau chóng hạ sốt? Mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.

Menu xem nhanh:

1

1. Trẻ em bao nhiêu độ là sốt?

Bao nhiêu độ là sốt ở trẻ em

Thân nhiệt ở trẻ nhỏ thường cao hơn ở người lớn khoảng 0,5 độ C nếu nhiệt kế đo ở trẻ mức trên 37,5 độ C thì khi đó bé được coi là bị sốt. 

Các bác sĩ Nhi khoa cho biết thân nhiệt ở trẻ nhỏ thường cao hơn ở người lớn khoảng 0,5 độ C. Tức là nếu thân nhiệt ở người bình thường là 37 độ C thì thân nhiệt của trẻ có thể dao động từ 37-37,5 độ C và đây là thân nhiệt bình thường ở bé chứ không phải trẻ bị sốt như nhiều người lầm tưởng. Vậy trẻ em bao nhiêu độ là sốt?

Nếu ở người lớn, nhiệt kế vượt mức 37 độ C được thì được coi là bị sốt, thì ở trẻ em nếu nhiệt kế đo ở trẻ ở mức trên 37,5 độ C thì khi đó bé được coi là bị sốt. Tuy nhiên mẹ cần biết trẻ sốt mức độ nào (sốt nhẹ hay sốt cao) từ đó có biện pháp xử trí đúng và kịp thời, tránh lạm dụng thuốc hạ sốt có thể gây ngộ độc và nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

– Nếu nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C là sốt nhẹ

– Nếu nhiệt độ từ 38,5 – 39 độ C là sốt vừa

– Nếu nhiệt độ từ 39 – 40 độ C là sốt cao

– Nếu nhiệt độ trên 40 độ C là sốt rất cao

2. Những điều mẹ không nên làm khi bé bị sốt

2.1. Cho con uống thuốc kháng sinh

Kháng sinh chỉ được dùng khi bác sĩ nghi ngờ có nhiễm vi khuẩn gây sốt. Nhưng phần lớn trẻ bị sốt là do virus gây bệnh do đó việc tùy tiện cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa thăm khám và được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa là sai lầm và mẹ cần từ bỏ ngay.

Bao nhiêu độ là sốt ở trẻ em

Khi trẻ bị sốt, mẹ tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh. 

2.2. Hạ sốt cho trẻ quá sớm

Nhiều ba mẹ có thói quen cứ thấy trẻ sốt là cho con uống hạ sốt không cần biết trẻ sốt bao nhiêu độ và khi nào mới cần dùng hạ sốt. Nếu bé chỉ sốt 38 độ C thì mẹ chưa cần vội cho bé uống hạ sốt. Mẹ chỉ nên cho bé uống hạ sốt paracetamol (liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng) khi nhiệt độ cơ thể bé từ 38,5 độ C. Và khi chưa biết sốt vì nguyên nhân gì thì không nên dùng hạ sốt ibuprofen hay aspirin vì nếu trẻ bị sốt xuất huyết mà dùng ibuprofen hay aspirin sẽ gây nguy hiểm cho bé.

2.3. Ủ ấm cho bé

Nhiều trẻ sợ bé bị sốt nhiệt tỏa ra bên ngoài nên con dễ bị lạnh nhưng điều này là không đúng. Trẻ bị sốt cần mặc quần áo mỏng, thoáng mát để nhiệt độ cơ thể bé dễ thoát được ra ngoài thì con mới mau hạ sốt. Do đó mẹ nên cho bé nằm phòng thoáng, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

2.4. Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt, bôi dầu

Chườm lạnh khi trẻ bị sốt là sai vì khi sốt lỗ chân lông ở da của bé đang dãn nở để thoát nhiệt ra ngoài, việc chườm lạnh dùng đá chườm có thể làm bít lỗ chân lông khiến nhiệt không thoát ra ngoài điều này có thể khiến bé sốt cao và nguy hiểm hơn. Việc sử dụng miếng dán hạ sốt hay bôi dầu có thể làm phỏng da bé, mẹ không nên áp dụng cách này.

3. Trẻ bị sốt mẹ nên thực hiện những điều gì?

Bao nhiêu độ là sốt ở trẻ em

Trẻ bị sốt,  ba mẹ không nên chủ quan, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thường xuyên và cho con đi thăm khám sớm để bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân, cũng như có biện pháp điều trị hiệu quả cho trẻ. 

3.1. Cho con uống hạ sốt đúng cách

Uống hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể bé từ 38,5 độ C, uống đúng theo liều lượng chỉ định từ bác sĩ (10-15 mg/kg cân nặng). Mỗi lần uống cách nhau khoảng 4-6 giờ.

3.2. Nới rộng quần áo

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

3.3. Lau người bằng nước ấm

Dùng khăn và nước ấm lau người cho bé, đặc biệt là các vị trí nách, bẹn.

3.4. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và cho bé uống nhiều nước

Với những trẻ đang còn bú mẹ nên tăng cường cho bé bù nhiều hơn, chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa không nên ép trẻ ăn nhiều trong một thời điểm.

Nếu thấy trẻ có biều hiện sốt kéo dài, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, bé mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc,… ba mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi để con được chẩn đoán chính xác nhất và có biện pháp xử trí hiệu quả.

Thân nhiệt được kiểm soát bởi vùng hạ đồi của não. Thân nhiệt dao động một khoảng tương đối hẹp trong ngày trong nhờ sự duy trì của vùng hạ đồi. Bộ phận này điều chỉnh nhiệt độ bằng cách cân bằng giữa sự sinh nhiệt của các cơ và gan với sự mất nhiệt qua da và phổi. Sốt xảy ra khi vùng hạ đồi làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Bình thường thân nhiệt trẻ khỏe mạnh dao động từ 36,8 - 37,3°C. Nhiệt độ buổi chiều thường cao hơn buổi sáng khoảng 0,5 độ. Trả lời cho câu hỏi “Trẻ sơ sinh nóng bao nhiêu độ là sốt?”, các bác sĩ cho biết trẻ sơ sinh bị sốt khi:

  • Nhiệt độ ở trực tràng (hậu môn) > 100,4oF (38°C);
  • Nhiệt độ miệng > 99,5oF (37,5°C);
  • Nhiệt độ nách > 99oF (37,2°C);
  • Nhiệt độ tai > 100,4oF (38°C)

Thực tế việc đo nhiệt độ hậu môn hoặc ở tai là chính xác nhất, nhưng ở nách thì lại đơn giản nhất nên được nhiều người áp dụng.

Trẻ sơ sinh sốt cao là khi thân nhiệt từ 39 - 40°C, nếu trên 40,5°C thì là một cấp cứu y tế đối với trẻ vì dễ dẫn đến co giật. Thế nhưng ở nhiều trẻ đã có tiền căn co giật thì ngưỡng sốt gây co giật có thể thấp hơn, có thể chỉ cần sốt < 38°C cũng có nguy cơ co giật.

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như thức dậy nửa đêm, nhăn nhó, mệt mỏi, má hồng, người nóng, toát mồ hôi,... phụ huynh nên dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt của trẻ ngay. Nên ưu tiên dùng nhiệt kế điện tử để đảm bảo an toàn và độ chính xác cao hơn so với nhiệt kế thủy ngân.

Cách lấy nhiệt độ cơ thể của trẻ tại nách, miệng, hậu môn, tai, trán/thái dương dựa trên tuổi tác như sau:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Có thể đo thân nhiệt ở nách để thuận tiện cho trẻ sơ sinh, nếu > 37,2oC thì nên sử dụng phương pháp đo thân nhiệt ở trực tràng. Sau khi sử dụng nhiệt kế đo ở trực tràng, nếu kết quả là 38°C hoặc cao hơn thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay;
  • Trẻ từ 3 - 5 tháng tuổi: Có thể lấy nhiệt độ tại nách hoặc tai;
  • Trẻ dưới 4 tuổi: Có thể kẹp nhiệt kế ở nách để xác định thân nhiệt, khi đo được từ 38°C trở lên thì được coi là sốt;
  • Trẻ trên 4 tuổi: Thân nhiệt đo tại miệng sẽ cho tính chính xác cao, trẻ bị sốt khi nhiệt độ từ 37,8°C trở lên;
  • Trẻ lớn: Có thể kẹp nhiệt kế ở nách.

Hầu như đứa trẻ nào cũng sẽ có vài lần bị sốt, vì vậy vấn đề của cha mẹ là phải biết cách xử trí ra sao. Bên cạnh việc nắm được trẻ sơ sinh nóng bao nhiêu độ là sốt, phụ huynh cũng có thể tham khảo một số hướng dẫn sau:

  • Cởi quần áo trẻ ra và lau bằng nước ấm ở vị trí nách, bẹn, đầu khoảng 5 - 15 phút để lỗ chân lông giãn nở và thoát nhiệt ra ngoài, sau đó mặc lại quần áo thoáng nhẹ bằng cotton;
  • Cho bé uống nhiều nước để bù mất nước qua mồ hôi và hô hấp, trẻ còn bú mẹ thì vẫn cho bú theo nhu cầu;
  • Tạm ngưng ăn khi sốt cao để đề phòng bé bị co giật. Khi đã qua cơn sốt thì cho bé ăn nhẹ với thức ăn dễ tiêu;
  • Theo dõi các dấu hiệu đi kèm sốt để tìm ra nguyên nhân gây sốt và lưu ý cảnh báo bệnh nặng;
  • Đo thân nhiệt lại mỗi 30 phút, nếu nhiệt độ chưa xuống thì nên cho bé uống hạ sốt hoặc nhét thuốc ở hậu môn.

Ngoài ra, người thân KHÔNG NÊN làm những việc chẳng những không có tác dụng hạ sốt, mà còn gây nguy hiểm, tăng tác dụng không mong muốn sau đây:

  • Ủ ấm;
  • Chườm lạnh;
  • Dùng rượu hay lá cây chà sát ngoài da, lau mình bé;
  • Tự ý dùng thuốc kháng sinh;
  • Dùng đồng thời paracetamol và ibuprofen.

Đa phần các trường hợp sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, điều quan trọng là phụ huynh cần biết khi nào nên đưa trẻ đi khám bệnh hoặc cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Cha mẹ cần liên hệ với nhân viên y tế để có những hướng dẫn cụ thể hơn về tình trạng của trẻ khi:

  • Sốt cao khó hạ, dù đã lau mát và uống thuốc hạ nhiệt;
  • Sốt kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác như nôn ói, khò khè, mệt mỏi, giật mình hoảng hốt, lạnh tay chân, phát ban da...
  • Sốt cao liên tục 2 - 3 ngày hoặc sốt tái đi tái lại trong hơn 1 tuần;
  • Trẻ > 3 tháng tuổi sốt 38oC hơn 3 ngày hoặc có dấu hiệu bứt rứt, không chịu bú,...
  • Trẻ 3 - 36 tháng sốt 38,9oC hay trẻ lớn sốt 40oC;
  • Trẻ có bệnh nền: Tim mạch, ung thư, lupus, hồng cầu liềm,...

Riêng trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, nhất là các bé còn trong tháng, thì nhất định phải đi khám và cần nhập viện để tìm nguyên nhân sốt, ngay cả khi vẻ ngoài của trẻ trông có vẻ vẫn ổn.

Việc điều trị sốt còn nhiều bàn cãi vì tình trạng này giữ vai trò chống nhiễm khuẩn mặc dù có thể làm trẻ khó chịu. Trẻ sơ sinh sốt cao không phải là yếu tố tiên quyết để chữa trị, mà thay vào đó là các hành vi và triệu chứng khác đi kèm sốt được xem xét bởi nhân viên y tế.

Tóm lại, sốt xuất hiện khi thân nhiệt cơ thể trẻ tăng cao hơn bình thường. Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị sốt, phụ huynh cần biết cách đo thân nhiệt cho bé, nắm được trẻ sơ sinh nóng bao nhiêu độ là sốt và cách xử trí thích hợp. Cần đưa trẻ sơ sinh sốt cao đến bệnh viện nếu thấy bé có các dấu hiệu bất thường kèm theo. Bạn nên đưa bé đến các bệnh viện có đa chuyên khoa Nhi để có thể xử lý kịp thời khi bé có những biến chứng về thần kinh, tim mạch khi sốt quá cao không hạ, sốt co giật.

Khoa Nhi tại Vinmec là một trong số ít các bệnh viện đa chuyên khoa Nhi, có đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch, thần kinh, da liễu, tiêu hóa, dinh dưỡng, tâm lý... giúp điều trị cho bé toàn diện, hiệu quả.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Nhiệt độ sốt của trẻ em là bao nhiêu?

Trẻ được xác định là sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 37.5 độ C, sốt nhẹ khi nhiệt độ cơ thể trong khoảng 37.5 độ C - 38 độ C, sốt vừa khi nhiệt độ cơ thể trong khoảng 38 độ C - 39 độ C và sốt cao khi nhiệt độ cơ thể trên 39 độ C. Sốt co giật là tình trạng co giật do sốt cao gây ra.

Đo nhiệt độ ở nách bao nhiêu là sốt ở trẻ em?

Trẻ dưới 4 tuổi: Có thể kẹp nhiệt kế ở nách để xác định thân nhiệt, khi đo được từ 38°C trở lên thì được coi là sốt; Trẻ trên 4 tuổi: Thân nhiệt đo tại miệng sẽ cho tính chính xác cao, trẻ bị sốt khi nhiệt độ từ 37,8°C trở lên; Trẻ lớn: Có thể kẹp nhiệt kế ở nách.

Trẻ bị sốt bao nhiêu độ thì cho uống thuốc hạ sốt?

Thuốc hạ sốt được dùng không phải để làm mát mà là để giúp trẻ cải thiện sự khó chịu. Về cơ bản, trẻ nhỏ sốt dưới 38.5 độ C chưa cần dùng tới thuốc hạ sốt mà chỉ nên dùng khi trẻ sốt trên 38.5 độ C.

Nhiệt độ ở nách của bé bao nhiêu là bình thường?

Nhiệt độ đo được ở mông thông thường vào khoảng 36,6-38ºC. Trong khi đó, nhiệt độ đo ở miệng vào khoảng 35,5-37,5ºC, nhiệt độ ở nách là 34,7-37,3ºC, và nhiệt độ đo ở tai trẻ khoảng 35,8 38ºC.