Báo liên quan đến phương pháp dạy học toán

Bộ GD-ĐT nên lắng nghe những ý kiến nói thẳng nói thật như thế này. Giáo dục Việt Nam cần phải thay đổi theo hướng thực tiễn, hướng về cuộc sống

* Là phụ huynh, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của thầy Phương. Phải nhanh chóng cải cách phương pháp giảng dạy một cách thiết thực: dạy những cái cuộc sống cần, chứ không phải dạy những gì Bộ GD-ĐT có.

(lang du net - lang_du_net@...)

* Hồi còn đi học tôi đã thấy rất vô lý khi phải ngồi vắt óc giải những con số mà tôi nghĩ nó chẳng đem lại gì trong cuộc sống. Đến bây giờ cũng đã hơn 20 năm con cái tôi vẫn học theo cách vô nghĩa đó. Với cách học toán như hiện nay thì chúng ta đã quá lạm dụng chất xám của trẻ em, có thể các em học được nhưng sẽ hao tốn rất nhiều năng lượng và sẽ đuối sau đại học.

(5 tri - triphuoclong@...)

* Hiện nay có rất nhiều học sinh đang học lớp 12 quá bận rộn: ngoài học ở trường còn học thêm đến 2 hoặc 3 thầy giáo toán khác, nhưng không ít em lại không biết tính diện tích hình tròn hay chu vi đường tròn. Tích phân hay đạo hàm thì các em lại giỏi. Nghe có vẻ lạ nhưng sự thực là vậy. Vì những kiến thức nào không ra trong các kỳ thi thì bị xem nhẹ, bỏ qua.

Trần Trung An (trunganmytho@...)

* Chỉ nên dạy toán cơ bản đủ dùng thôi. Mỗi người một năng khiếu riêng, ai yêu và có năng khiếu về toán thì học sâu hơn, phân nhánh ra từ cấp III. Còn những ai có năng khiếu về xã hội, sinh, hóa... thì học nhiều toán làm gì? Chỉ là làm khổ học sinh, tất cả đều bị ép vào một cái khung chương trình toán cứng nhắc! Tôi học ngành hóa, hằng đêm tôi vẫn mơ và sợ hãi khoảng thời gian vật vã học toán, chẳng liên quan gì tới hóa. Đi làm 13 năm nay và có lẽ đến lúc chết cũng không dùng đến cái sin, cos, vi phân, chuỗi... Ôi cái khung chương trình giáo dục!

(Tran Hiep - trhcoo@...)

* Ý kiến nêu trong bài báo quá chính xác. Học trò xứ mình học nhồi nhét đủ thứ rối rắm như tích phân, đạo hàm, thuật toán, nhưng học xong rồi để đó... Bộ GD-ĐT cứ thử hỏi 100 người học xong THPT xem có bao nhiêu người nhớ được và vận dụng chút xíu gì mớ kiến thức đó vào cuộc sống không?

văn hoàng (binhvv126@...)

* Thầy Phương đã nói những điều mà nhiều người muốn nói từ lâu. Mong rằng Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến của thầy, nếu không thì còn nhiều thế hệ học sinh với hàng triệu em phải vất vả, gian nan vì sự trì trệ và bảo thủ của một cơ quan.

phụ huynh (nguyenthang030688@...)

* Cảm ơn thầy Phương! Nếu toán học Việt Nam được định hướng thiết thực như vậy, thì thế hệ trẻ của đất nước trong tương lai sẽ có được một môi trường học tập tốt hơn. Ước mơ của phụ huynh chúng tôi là con cái mình được học những điều cần học, có thể áp dụng sau này cho cuộc sống...

Hoàng viết dự (hoangvietdu2013@...)

* Không riêng gì toán, nhiều môn học khác ở phổ thông cũng ôm đồm về kiến thức. Cho các cháu học sinh học nhiều vậy thì lấy thời gian ở đâu mà tư duy, tìm hiểu, sáng tạo, ứng dụng, trải nghiệm thực tế. Chuyện ép học “cao siêu” như thế này còn dẫn đến việc buộc học sinh phải đi học thêm.

Thạch Sol (cosolthach@...)

* Tôi và các bạn đại học của tôi đều là kỹ sư viễn thông. Từ thực tế việc học, chúng tôi đều thấy mình đã học nhiều thứ không dùng đến trong công việc và đời sống. Chúng ta đã qua nhiều lần cải cách giáo dục, rồi giảm tải... nhưng tôi chưa thấy có hiệu quả, học sinh vẫn phải học quá nhiều thứ, quá mất thời gian và công sức, trong khi những kỹ năng sống cần thiết cho cuộc sống thì không được học bao nhiêu, đúng hơn là không có thời gian để học...

Mục lục

Tìm hiểu về các phương pháp dạy học toán ở tiểu học là vấn đề vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp bố mẹ định hướng đúng đắn cho trẻ mà còn có thể đồng hành và hỗ trợ bé trên hành trình học tập. Bài viết dưới đây của iSchool sẽ tổng hợp thông tin về phương pháp giáo dục môn toán ở tiểu học trong giáo dục hiện nay để phụ huynh có thể tham khảo.

\>> Xem thêm: Các phương pháp học tập hiệu quả

1. Đặc điểm của môn toán

Toán học là môn học mang tính logic, trừu tượng và khái quát.Vì vậy, để giúp bé học tốt cần cân đối giữa việc học lý thuyết và vận dụng để giải quyết các tình huống cụ thể. Song, cũng giống như những môn học khác, thầy cô và bố mẹ nên áp dụng những phương pháp giảng dạy đa dạng khác nhau, lồng ghép những trò chơi hình ảnh vui nhộn để tạo hứng thú cho trẻ khi học.

Ở cấp tiểu học, môn toán chủ yếu trang bị cho trẻ khả năng tư duy và lập luận cơ bản nhất. Chính vì vậy, cần có các phương pháp giảng dạy đặc thù riêng để giúp bé học tập hiệu quả hơn.

\>> Tham khảo thêm: Cách học toán tư duy lớp 1 hiệu quả

Đặc điểm và các phương pháp dạy học toán ở tiểu học (Nguồn: Ôn thi đại học Online)

2. Nguyên nhân bé học kém môn toán là gì?

2.1. Bé chưa nắm vững kiến thức cơ bản

Có thể ví việc học toán giống như xây nhà cao tầng, móng nhà và những tầng thấp vững thì tổng thể căn nhà mới chắc chắn và lâu bền. Tương tự như vậy, việc bé nắm kỹ những kiến thức cơ bản sẽ giúp con học tốt môn toán ở những cấp học cao hơn. Chính vì thế, bố mẹ và thầy cô cần tạo một nền tảng toán học vững chắc từ những lớp dưới để giúp trẻ tự tin và chủ động hơn khi phải đối mặt với những bài toán phức tạp hơn về sau.

Tiết học toán tại Trường Hội nhập Quốc tế iSchool

2.2. Bé chưa hiểu về mối liên hệ giữa toán học với thực tế

Ở độ tuổi này việc bé tò mò và mong muốn tìm hiểu về mọi thứ xung quanh là điều tất yếu, chính vì thế việc tạo ra mối liên kết giữa những môn học ở trường với thực tế là cách tốt nhất giúp trẻ ghi nhớ nhanh và lâu những kiến thức đã học.

Nhưng dường như đối với toán học việc giải quyết được yêu cầu này thật khó khăn, bởi lẽ đây là môn học khá mơ hồ. Việc trẻ liên tục đặt ra những câu hỏi nhưng lại không tìm được câu trả lời thỏa đáng lâu dần sẽ khiến trẻ tự hỏi “Tại sao phải học toán trong khi môn học này gần như không có bất kì mối liên hệ nào với thực tiễn?”. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bé trở nên chán nản, mất dần hứng thú với môn toán và khiến thành tích môn này tệ đi.

Nguyên nhân bé học kém môn toán

2.3. Kỹ năng ghi nhớ của bé chưa tốt

Việc phải tiếp nhận quá nhiều thông tin cùng lúc trong khi tầm nhận thức của trẻ còn hạn chế sẽ khiến trẻ gần như phải “vật lộn” để ghi nhớ quá nhiều thứ. Điều này sẽ khiến hình thành tâm lý lo sợ và không muốn học. Vì vậy hãy đảm bảo những kiến thức của môn học luôn phù hợp với khả năng nhận thức hay lứa tuổi của trẻ. Người lớn chỉ nên dạy bé tiểu học những điều cơ bản và đơn giản nhất, truyền thêm động lực và niềm hứng thú cho bé về môn toán.

3. Các phương pháp dạy học toán ở tiểu học hiệu quả

3.1. Phương pháp gợi mở vấn đáp

Một trong những phương pháp dạy học toán ở tiểu học đang nhận được sự quan tâm từ những người làm giáo dục là phương pháp gợi mở vấn đáp. Với cách dạy này, trẻ sẽ được nhận từ thầy cô một hệ thống câu hỏi gợi mở để tìm câu trả lời. Với lứa tuổi tiểu học, bố mẹ và thầy cô chỉ nên lựa chọn những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, bám sát với nội dung bài học để học sinh suy nghĩ và giải quyết nhanh chóng.

3.2. Phương pháp trực quan

Trẻ nhỏ thường thiếu tập trung vì vừa thay đổi từ môi trường học tập mầm non, chưa hình thành được thói quen ngồi yên một chỗ. Hiểu được điều này, thầy cô có thể tận dụng một số công cụ, phương tiện trực quan để tạo bầu không khí hứng khởi, khơi dậy sự tò mò trong trẻ. Để đảm bảo phương pháp dạy toán này phát huy tốt đồ dùng trực quan nên bắt mắt, sặc sỡ, đẹp mắt.

\>> Có thể bố mẹ quan tâm:

  • Các kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả
  • Cách dạy trẻ học toán lớp 1

Sử dụng một số phương tiện trực quan để dạy toán cho trẻ

3.3. Phương pháp giảng giải minh họa

Bằng việc vận dụng ngôn ngữ cùng khả năng diễn giải, thầy cô giáo có thể kết hợp giảng dạy những kiến thức lý thuyết cùng với các phương tiện trực quan để giúp học sinh nắm vững kiến thức. Việc giảng dạy nên diễn ra nhanh chóng ngắn gọn để đảm bảo trẻ luôn tập trung và vẫn hứng thú ở những bài học sau.

3.4. Phương pháp luyện tập thực hành

Với mục tiêu đảm bảo xây dựng sự gắn kết giữa kiến thức sách vở với những hoạt động bài tập vận dụng gần gũi với thực tiễn, thầy cô có thể đặt ra những nhiệm vụ, bài tập để học sinh có cơ hội vận dụng những tri thức mình vừa học được để giải quyết vấn đề. Điều này giúp trẻ hiểu nhanh và nhớ lâu hơn.

Đưa ra một số hoạt động, bài tập tạo cơ hội vận dụng kiến thức cho trẻ

3.5. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề

Được đánh giá là một trong những phương pháp dạy học toán ở tiểu học hiệu quả nhất, phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề giúp thúc đẩy sự chủ động và tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Đối với phương pháp này, vai trò của giáo viên là định hướng và đưa ra những tình huống để học sinh tìm ra cách giải quyết hợp lý.

Thầy cô đưa ra một số hoạt động để học sinh thực hành trải nghiệm

Tự hào là môi trường giáo dục chuẩn quốc tế luôn đi đầu trong việc áp dụng những phương pháp giảng dạy tối ưu nhất cho học sinh, những năm qua đội ngũ giáo viên của iSchool luôn không ngừng tiếp thu và cải tiến để đáp ứng sự phát triển của nền giáo dục hiện đại. Chính vì thế, để tìm hiểu thêm về các phương pháp dạy học toán ở tiểu học, quý phụ huynh có thể tin tưởng và liên hệ với iSchool thông qua:

  • Điện thoại: 0789.166.588
  • Email: info@ischool.edu.vn

Bài viết trên đây của iSchool đã cung cấp các thông tin cơ bản về phương pháp dạy học toán ở tiểu học. Mong rằng bố mẹ đã có thể tìm thấy cách dạy phù hợp cho bé nhà mình để giúp trẻ phát huy hết tiềm năng của bản thân.

\>> Các bài viết liên quan:

  • Các bài tập toán tư duy cho bé 4 tuổi
  • Cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 10
  • Các cách dạy bé học số đếm hiệu quả nhất
  • Dạy trẻ học toán theo phương pháp Glenn Doman

Tags: phương pháp Steiner, phương pháp Reggio Emilia, phương pháp Shichida, phương pháp STEAM, phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học, phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học trực quan

Chủ đề