Bảo lãnh diện F1 là gì

IR1/CR1: Vợ/Chồng của công dân Hoa Kỳ

Đương đơn phải là người vợ hoặc chồng đã kết hôn hợp pháp với công dân Hoa Kỳ. Theo đó, hồ sơ bảo lãnh định cư IR1/CR1 sẽ được mở xét duyệt sau khi có giấy xác nhận đăng ký kết hôn (hôn thú). Người bảo lãnh phải từ 18 tuổi trở lên và đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh này phụ thuộc vào từng thời điểm và từng trường hợp, trung bình kéo dài từ 10-12 tháng

IR2/CR2: Con đẻ hay con riêng của vợ/chồng công dân Hoa Kỳ, con còn độc thân, dưới 21 tuổi

Theo diện IR2 hoặc CR2 thì đương đơn có thể bảo lãnh con đẻ của vợ hoặc chồng công dân Hoa Kỳ nếu người con còn độc thân và dưới 21 tuổi, con riêng thì chỉ được xét duyệt, giải quyết nếu mối quan hệ vợ chồng của công dân Mỹ được thiết lập trước khi con riêng 18 tuổi. Thời gian chờ hồ sơ cũng tùy từng thời điểm và điều kiện có thể từ 1 năm hoặc hơn.

IR3: Con nuôi của công dân Hoa Kỳ

IR4: Con nuôi của công dân Hoa Kỳ (được nhận nuôi ở Hoa Kỳ)

IR5: Cha/Mẹ đẻ hay Cha/Mẹ kế của công dân Hoa Kỳ

Công dân Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên có thể thực hiện hồ sơ bảo lãnh cho cha mẹ ruột hoặc cha mẹ kế theo diện IR5. Cha hoặc mẹ kế chỉ đủ điều kiện xin định cư khi cuộc hôn nhân của họ với cha hoặc mẹ ruột của người bảo lãnh được thiết lập trước khi người bảo lãnh được 18 tuổi. Trong trường hợp người bảo lãnh đã được xin làm con nuôi hợp pháp, người bảo lãnh có thể không bảo lãnh được cho cha mẹ đẻ. Mỗi đương đơn xin định cư phải có một hồ sơ bảo lãnh riêng. Thời gian chờ được duyệt hồ sơ và mời phỏng vấn từ 1 – 2 năm.

K1: Hôn phu/ Hôn thê của công dân Hoa Kỳ

Công dân Mỹ có thể bảo lãnh hôn phu/hôn thê của mình theo diện K-1 khi cả hai đều có tình trạng hợp pháp để kết hôn, người bảo lãnh và hôn phu/hôn thê phải gặp gỡ trực tiếp trong vòng 2 năm vừa qua. Đương đơn phải kết hôn với người bảo lãnh trong vòng 90 ngày kể từ ngày người hôn phu/hôn thê đến Hoa kỳ với thị thực hôn phu/hôn thê.

Sau khi kết hôn với người bảo lãnh, người hôn phu/hôn thê sẽ chuyển sang tình trạng lưu trú lâu dài ở Hoa Kỳ. Thời gian chờ hồ sơ được duyệt khoảng từ 7 – 10 tháng.

K3: Vợ/Chồng và con riêng của Vợ/Chồng công dân Hoa Kỳ

Khách hàng phải là vợ hoặc chồng hợp pháp của công dân Hoa Kỳ, trong thời gian chờ đợi xét duyệt hồ sơ bảo lãnh IR1 hoặc CR1, Khách hàng có thể xin Visa không định cư để đoàn tụ tạm thời với vợ hoặc chồng trong thời gian 2 năm. Đồng thời, đương đơn có thể xin thêm visa K4 cho con của vợ hoặc chồng có K3 với điều kiện con còn độc thân và dưới 21 tuổi.


Visa bảo lãnh định cư dành cho các thành viên gia đình

F1: Con độc thân của công dân Hoa Kỳ

Đây là diện dành cho con trên 21 tuổi và còn độc thân của công dân Hoa Kỳ, nếu trong thời gian xin visa và chờ xét duyệt hồ sơ mà đương kết hôn thì hồ sơ sẽ chuyển thành diện F3 và USCIS sẽ mở lại từ đầu theo diện F3

F2A: Vợ/Chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân

Đây là diện bảo lãnh dành cho vợ hoặc chồng và con còn độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân (Người được định cư tại Mỹ nhưng chưa được nhập tịch thành công dân Hoa Kỳ) Hồ sơ bảo lãnh có thể bao gồm cả vợ hoặc chồng và con của thường trú nhân.

F2B: Con độc thân trên 21 tuổi của Thường Trú Nhân

Đây là diện thị thực cho con còn độc thân, trên 21 tuổi của thường trú nhân. Lưu ý, hồ sơ bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực nếu như đương đơn kết hôn trước ngày người bảo lãnh nhập tịch Hoa Kỳ.

F3: Con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ

Con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ. Vợ chồng và con còn độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn được xin thị thực định cư theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn.

F4: Anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ

Anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ sẽ được đệ đơn xin bảo lãnh theo diện này với điều kiện người bảo lãnh (công dân Hoa Kỳ) phải từ 21 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, vợ chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn sẽ được xin thị thực định cư theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn.

 Mong rang bài viết PHÂN LOẠI CÁC DIỆN VISA BẢO LÃNH ĐỊNH CƯ MỸ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dạng bảo lãnh ở Mỹ

Do diện F bị luật Hoa Kỳ giới hạn số lượng visa được cấp hàng năm, nên những hồ sơ diện F sẽ được lưu trữ tại National Visa Center cho đến khi hồ sơ đến lượt được giải quyết theo lịch cấp visa của National Visa Center. Lịch cấp visa dựa trên ngày ưu tiên, tức là ngày mà USCIS nhận được hồ sơ bảo lãnh. Chỉ những hồ sơ nào có ngày ưu tiên trước ngày ưu tiên trên lịch cấp visa mới được giải quyết.

Cập nhật tháng 12-2010

Những người di dân vào Mỹ nếu là: Vợ/chồng; bố/mẹ; con độc thân dưới 21 tuổi của người có quốc tịch Mỹ được luật Di Trú xếp vào diện Immediate Relatives (viết tắt là IR) thì không phải xếp hàng chờ visa. Ngoài ra tất cả các quan hệ gia đình khác vào Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình đều phải xếp hàng chờ đến lượt mình, khi ngày ưu tiên đáo hạn. Thí dụ: Ngày cut-off date của F-4 thuộc tháng 1 năm 2011 là ngày 01 tháng 1, 2002. Nếu đơn bảo lãnh, mẫu I-130, có ngày ưu tiên (priority date) tức ngày Sở Di Trú nhận được mẫu I-130 rơi vào hoặc trước ngày cut-off date này thì sẽ tới lượt visa của mình.

Ngày cut-off date được tính như thế nào? Mỗi năm số người được vào Mỹ đoàn tụ gia đình - không kể diện Immediate Relatives - được Quốc Hội ấn định là 226,000 người chia đều cho các quốc gia, mỗi quốc gia được 7% trên tổng số này, tức 25,620 người. Cho nên thời gian chờ visa dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào số đơn nhiều hay ít. Thí dụ F-4 ở Philippines thời gian chờ visa là 22 năm, ở Mehico là 15 năm, ở các nước khác chỉ có 8 năm. Số visa được chia cho từng loại quan hệ gia đình (cho tất cả các nước) được luật pháp ấn định như sau:

1. F-1: Con độc thân từ 21 tuổi trở lên của công dân Hoa Kỳ: 23,400.

<2.>

3. F-2B: Con độc thân từ 21 tuổi trở lên của thường trú nhân được 23% còn lại của số 114,200.

4. F-3: Con có gia đình của công dân Hoa Kỳ được 23,400.

5. F-4: Anh chị em (bất kể tình trạng gia đình) của công dân Hoa Kỳ được 65,000.

Khi đơn bảo lãnh vượt quá dự liệu của NVC (National Visa Center) thì ngày cut-off date so với tháng trước bị lùi lại. Những đơn xin visa đang chờ ngày phỏng vấn ở Sứ quán có thể bị neo lại nếu ngày ưu tiên muộn hơn ngày cut-off date. Người xin thẻ xanh tại Sở Di Trú ở Mỹ theo đơn I-485 (không thuộc diện Immediate Relatives) mà đang chờ ngày phỏng vấn cũng có thể bị chậm trễ lại.

 - F-1 lùi 1 năm 1 tháng

- F-2A lùi 2 năm 7 tháng

- F-2B lùi 2 năm 2 tháng

- F-3 lùi 1 năm 6 tháng

- F-4 giữ nguyên

 Dưới đây là bản thông báo chiếu khán di dân (Visa Bulletin) 

Diện Visa

Thời gian xử lý hồ sơ

F1

01-01-2005

F2A

01-01-2008

F2B

15-04-2003

F3

01-01-2001

F4

01-01-200

Cập nhật tháng 10-2010 

Diện Visa

Thời gian xử lý hồ sơ

F1

15-02-2006

F2A

01-04-2010

F2B

01-04-2005

F3

01-05-2002

F4

01-12-2001

(Theo Visamy.com)

Các thành viên gia đình của công dân Mỹ cũng có thể đủ điều kiện để thường trú tại Mỹ, có thể sẽ trở thành thường trú nhân và được cấp thẻ xanh nếu mối quan hệ được xác thực. Tiếp tục bài viết về hồ sơ định cư Mỹ theo diện F4, hôm nay IBID xin giới thiệu đến các bạn 4 loại hồ sơ định cư diện F3, F2A, F2B và F1 còn lại.

Làm hồ sơ định cư Mỹ diện F (F1, F2, F3, F4) như thế nào?

Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang định cư Mỹ EB-5

10 điều phải biết khi tìm hiểu về chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5

1. Những thành viên gia đình đủ tư cách định cư bao gồm:

Định cư Mỹ diện F1
Con độc thân của công dân Hoa Kỳ, đương đơn loại thị thực này phải giữ tình trạng độc thân. Nếu như đương đơn kết hôn, loại thị thực sẽ chuyển thành diện F3 (Con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ).

Định cư theo diện F2A
Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân. Tuy nhiên, khi người được bảo lãnh đi mỹ nhập tịch Hoa Kỳ, mỗi người con sẽ cần có một hồ sơ riêng. Khi nhập quốc tịch, người bảo lãnh cần gởi bằng chứng nhập tịch của mình đến Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) hay Lãnh sự quán.

Bảo lãnh định cư diện F2B
Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân. Bao gồm cả người phụ thuộc là con độc thân, dưới 21 tuổi. Lưu ý, hồ sơ bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực nếu như đương đơn kết hôn trước ngày người bảo lãnh nhập tịch Hoa Kỳ.

Hồ sơ định cư diện F3
Con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ. Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn được xin thị thực định cư theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn.

Cuối cùng là F4: Anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ – Người bảo lãnh (công dân Hoa Kỳ) phải từ 21 tuổi trở lên.

– Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn được xin thị thực định cư theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn.

Tiến trình làm việc của hồ sơ bảo lãnh định cư các diện F

2. Tiến trình làm việc của hồ sơ bảo lãnh định cư diện F (từ F1, F2A, F2B, F3 đến F4)

Từ USCIS đến NVC Sau khi Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) nhận được hồ sơ bảo lãnh, sẽ gửi một mẫu đơn cho Người bảo lãnh và Người được bảo lãnh với thông báo hồ sơ đã được nhận cùng số hồ sơ.

Khi USCIS nhận được hồ sơ, thông thường sau 45 ngày, USCIS sẽ chấp thuận hồ sơ bảo lãnh và gửi cho người bảo lãnh “Thông báo chấp thuận bảo lãnh, mẫu đơn I-797C. Sau đó USCIS sẽ chuyển hồ sơ được chấp thuận đến Trung Tâm Thị Thực Quốc Gia (NVC).

Từ NVC đến khi có lịch phỏng vấn tại Lãnh sứ quán Mỹ
NVC sẽ gửi hồ sơ hướng dẫn đến cho đương đơn, người bảo lãnh hay đại diện hợp pháp của đương đơn hoặc người bảo lãnh. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết ở NVC bao gồm việc đóng tiền Visa, làm bảo trợ tài chính và điền một số đơn cần thiết cùng với các giấy tờ khác, hồ sơ sẽ được gửi về Lãnh Sự Quán Mỹ tại Việt Nam để phỏng vấn.

Có lịch phỏng vấn và lấy visa
Phòng Lãnh Sự sẽ gửi thư mời phỏng vấn trong đó có hướng dẫn qua đường bưu điện để thông báo lịch phỏng vấn và hướng dẫn để đương đơn thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ cũng như chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn. Sau cuộc phỏng vấn, nếu bạn và gia đình thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng mối quan hệ thật, hồ sơ thật thì sẽ được cấp visa. Visa sẽ được gửi đến nhà bạn theo đường bưu điện sau khoảng 2 tuần.

Trên đây là toàn bộ nội dung của việc làm hồ sơ định cư Mỹ diện F (F1, F2A, F2B, F3, F4) mà bạn cần biết. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho việc tiến hành làm hồ sơ định cư của gia đình bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và để biết thêm các thông tin chi tiết về chương trình định cư, thủ tục, trình tự, thời gian xét duyệt… Bạn có thể tham khảo thêm tại:

Video liên quan

Chủ đề