Báo cáo hóa đơn mua của cục thuế năm 2024

Căn cứ PHỤ LỤC I- DANH MỤC HỒ SƠ KHAI THUẾ (Kèm theo Nghị định số: 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ) thì Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC) không thuộc Danh mục hồ sơ khai thuế theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Căn cứ Điều 27 Thông tư số 39/2011/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (có hiệu lực đến ngày 30/6/2022):

“Điều 27. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0)…”

Căn cứ quy định trên, thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoa đơn (BC26/AC) đã được quy định ngày cụ thể tại Điều 27 Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Trường hợp người nộp thuế nộp BC26/AC sau ngày nêu trên là quá thời hạn nộp Báo cáo hóa đơn theo quy định.

Có phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo thông tư 78 khi đã chuyển đổi sang hóa đơn điện tử kể từ ngày 1/7/2022 theo quy định của Chính phủ hay không? Bài viết này của MISA MeInvoice sẽ giải đáp câu hỏi này và đồng thời hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Từ ngày 1/7/2022; 100% doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá thể và cá nhân kinh doanh đều phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123 sẽ không cần nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử.

Khi đã được Cơ quan thuế phê duyệt đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử, người nộp thuế có thể tiến hành lập hóa đơn khi bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chi tiết cụ thể như sau:

1.1. Với hóa đơn điện tử có mã của CQT (Cơ quan thuế)

Khi đã lập hóa đơn, người bán tiến hành gửi hóa đơn tới Cơ quan thuế để được cấp mã, sau đó sẽ gửi hóa đơn điện tử đã được cấp mã tới người mua.

1.2. Với hóa đơn điện tử không có mã của CQT (Cơ quan thuế)

Khi người bán đã lập hóa đơn và gửi cho người mua, dữ liệu của hóa đơn điện tử sẽ được người bán gửi tới Cơ quan thuế (gửi thông quan tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc chuyển trực tiếp).

Tùy vào từng trường hợp mà người bán sẽ chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn tới Cơ quan thuế nhưng chậm nhất phải là cùng ngày gửi cho người mua, hoặc có thể chuyển với hình thức Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (Mẫu 01/TH-HĐĐT) theo hạn nộp hồ sơ kê khai thuế Giá trị gia tăng. Trường hợp đặc biệt, nếu bán xăng dầu thì phải chuyển Bảng tổng hợp trong ngày.

Theo những trường hợp kể trên, tất cả các loại hóa đơn điện tử có mã hay không có mã của Cơ quan thuế đều đã được gửi dữ liệu tới cơ quan thuế và được lưu trữ dữ liệu tại CQT. Do đó, người nộp thuế không cần phải lập báo cáo sử dụng hóa đơn hàng Quý (BC26/AC) như trước đây.

Xem thêm: Cách sử dụng hóa đơn điện tử HIỆU QUẢ

2. Một số đối tượng vẫn cần báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo thông tư 78

Theo như quy định mới, một số tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh đang sử dụng hóa đơn mua của Cơ quan thuế vẫn phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Quy định tại Khoản 1, Điều 29, Nghị định 123, cụ thể:

1. Hàng quý, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp Nguồn: Khoản 1, Điều 29, Nghị định 123 Thư viện pháp luật

Bên cạnh đó, cũng theo Khoản 2, Điều 20 của Nghị định 123, cũng quy định về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi xảy ra sự cố đối với hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế như sau:

Trường hợp trong thời gian chưa khắc phục được sự cố của cơ quan thuế thì cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng. Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục, cơ quan thuế thông báo để các tổ chức, cá nhân tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này Nguồn: Khoản 2, Điều 20, Nghị định 123 Thư viện pháp luật

Ngoài ra cũng có một số trường hợp khác phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo từng sự kiện phát sinh theo Khoản 2, Điều 29, Nghị định 123 như sau:

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế. Nguồn: Khoản 2, Điều 29, Nghị định 123 Thư viện pháp luật

3. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn lần cuối cùng

Báo cáo hóa đơn mua của cục thuế năm 2024

Khi đã nhận được thông báo phê duyệt chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78, doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu BC26 có đính kèm phụ lục 3.12 để quyết toán hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử theo quy định trước đây.

Khi lập mẫu BC26 lần cuối cùng, có một số chú ý sau đây:

  • Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi chuyển sang dùng hóa đơn điện tử, tuy nhiên khi đang chuyển giao giữa hóa đơn cũ và hóa đơn mới, doanh nghiệp vẫn nên báo cáo để tránh rắc rối khi bị thanh và kiểm tra.
  • Mẫu BC26 được nộp lần cuối nhằm mục đích quyết toán và chốt lại thời điểm chuyển đổi sang hóa đơn điện tử. Vậy nên còn tồn hóa đơn nào thì kế toán nên chọn ngày đầu là đầu quý tới là ngày muốn chốt chuyển đổi sang hóa đơn điện tử.

Lưu ý: Mức phạt nộp chậm, làm sai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC/26/AC)

Trường hợp làm sai nội dung của thông báo phát hành hóa đơn BC/26/AC thì bạn có thể bị phạt theo mức là phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

4. Lời kết

Qua bài viết này, MISA MeInvoice hi vọng các Quý doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân đã nắm được những thông tin cần thiết về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo thông tư 78. Ngoài ra, MISA meInvoice là phần mềm hoá đơn điện tử được tin dùng hàng đầu Việt Nam, với +150.000 Khách hàng đang sử dụng, đáp ứng mọi thông tư, nghị định hiện hành.