Bánh tét chiên nên chấm nước nào ngon nhất năm 2024

Trong mâm cỗ Tết của người miền Nam thì không thể thiếu đi món bánh tét. Vậy bánh tét ăn gì để không ngấy, hãy cùng tìm hiểu những cách ăn bánh tét không ngấy lại hấp dẫn và ngon miệng nữa nhé!

Từ lâu bánh tét hiện diện như một nét văn hóa đặc trưng của người Nam Bộ, hương vị của bánh tét làm cho cái Tết cổ truyền trở nên ấm cúng hơn. Ngày xuân mọi thành viên trong gia đình cùng đoàn tụ, quây quần bên mâm cơm cùng thưởng thức những khoanh bánh tét thơm ngon, đậm đà nhưng ăn nhiều thì lại ngán. Dưới đây là những cách thưởng thức bánh tét có ăn hoài cũng vẫn thấy ngon.

1Bánh tét ăn kèm với dưa món

Dưa món là món ăn được làm nên từ những loại rau củ khác nhau như: đu đủ, cà rốt, củ cải hay rau cải,... hương vị đặc trưng của dưa món là có vị mặn ngọt, giòn giòn khi được ăn kèm với bánh tét thì không chỉ hợp khẩu vị mà còn ăn thoải mái mà không thấy ngấy.

Bánh tét chiên nên chấm nước nào ngon nhất năm 2024
Bánh tét ăn kèm với dưa món

Tham khảo thêm: Cách làm dưa giá chua ngọt, giòn ngon chống ngán ngày Tết

2Bánh tét chiên

Thay vì ăn bánh tét luộc như bình thường thì để thay đổi khẩu vị và không cảm thấy ngán thì bạn có thể chọn cách chiên bánh tét lên và ăn. Bánh tét chiên có thể ăn kèm thịt kho, nhiều gia đình còn ăn bánh tét chiên chấm đường hoặc chấm sữa vị khá lạ miệng, ăn cũng rất ngon mà lại không ngấy.

Bánh tét chiên nên chấm nước nào ngon nhất năm 2024
Bánh tét chiên

Tham khảo thêm: Mẹo rán bánh tét giòn ngon không bị ngấm dầu mỡ

3Bánh tét ăn với củ kiệu

Kiệu muối là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết, nếu miền Bắc có đặc trưng là món dưa hành muối thì miền Nam có củ kiệu. Tùy theo sở thích có gia đình chọn muối kiệu ngọt có gia đình chọn muối kiệu chua, kiệu sẽ được muối trước Tết khoảng 1 tháng để Tết ăn kèm với món bánh Tét. Nhờ có hương vị hấp dẫn của món củ kiệu mà khi bạn ăn kèm với bánh tét bạn sẽ không hề cảm thấy ngấy một chút nào, càng ăn lại càng ngon.

Bánh tét chiên nên chấm nước nào ngon nhất năm 2024
Bánh tét ăn với củ kiệu

Tham khảo thêm: Bí quyết lột củ kiệu và cách muối củ kiệu giòn, trắng và ngon đúng điệu

4Bánh tét ăn kèm với thịt kho

Bánh tét và thịt kho là hai món khá dễ gây ngán, tuy nhiên khi nó được kết hợp ăn cùng với nhau thì lại là một lựa chọn vô cùng hợp lý không hề khiến bạn ngấy một chút nào. Trong những ngày Tết nếu lười nấu cơm thì bạn hãy chuẩn bị sẵn một nồi thịt kho và bánh tét vậy là bạn đã có một bữa ăn đủ dinh dưỡng, lại ngon nữa.

Bánh tét chiên nên chấm nước nào ngon nhất năm 2024
Bánh tét ăn kèm với thịt kho

Tham khảo thêm: Tổng hợp 20+ món ngon ngày Tết thơm ngon dễ làm đãi khách

Tết này bạn đừng bỏ qua những cách ăn bánh tét không ngấy được chia sẻ phía trên nhé! Đảm bảo qua những cách ăn bánh tét vừa rồi bạn sẽ có những cảm nhận mới lạ hơn về món ăn truyền thống này.

Nếu để ý sẽ không khó để nhận ra rằng hầu như tất cả các món ăn mặn trong mâm cỗ Tết đều cần nước chấm: Từ giò chả đến nem rán, và đương nhiên, không thể thiếu bánh chưng. Chính vì thế, chị em hãy tranh thủ vào bếp làm sẵn 1 mẻ nước chấm để các bữa cơm ngày Tết bản thân bớt được một gạch đầu dòng phải làm.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 3 cách làm nước chấm "cân" được tất cả các món chiên rán.

1. Nước mắm chua ngọt

Bánh tét chiên nên chấm nước nào ngon nhất năm 2024

Ảnh minh họa

Nguyên liệu: 1 muỗng canh nước mắm đậm đà, 1 muỗng canh đường kính, 1/2 muỗng canh nước cốt chanh, 4 muỗng canh nước lọc, 3 - 4 tép tỏi, 1 - 2 quả ớt băm nhỏ.

Cách pha:

Đầu tiên, chị em cho tỏi và ớt băm vào bát cùng với đường và nước cốt chanh và khuấy đều. Tiếp theo, cho nước sôi vào tiếp tục khuấy đều. Cuối cùng mới là đến nước mắm.

Sau khi đổ nước mắm vào, khuấy đều một lần nữa là xong! Nếu chị em thấy phần tỏi, ớt nổi lên trên bề mặt nước mắm, vậy thì bạn đã thao tác thành công rồi đấy!

Bí quyết để cho ớt và tỏi nổi lên trên mặt chén nước mắm: Bạn cần pha các nguyên liệu theo đúng tỉ lệ 1 mặn (nước mắm) - 1/2 chua (chanh) - 1 ngọt (đường) - 4 nhạt (nước lọc).

Đặc biệt, khi làm nước mắm chua ngọt, bạn cần trộn tỏi ớt với nước cốt chanh, đường và nước trước như hướng dẫn bên trên. Sau đó cho hỗn hợp này vào chén nước mắm thì ớt tỏi sẽ nổi lên. Nếu bạn cho ớt tỏi vào nước mắm, sau đó mới cho nước cốt chanh và nước vào chén thì ớt tỏi sẽ bị chìm xuống.

2. Nước mắm dưa leo, đậu phộng

Bánh tét chiên nên chấm nước nào ngon nhất năm 2024

Ảnh minh họa

Nguyên liệu: 2 muỗng canh nước mắm đậm đà, 1 muỗng canh giấm, 1.5 muỗng canh đường, 2 muỗng canh đậu phộng rang giã nhỏ, 1 củ hành tím thái lát, 1 trái dưa leo non thái lát mỏng, 2 trái ớt thái lát mỏng.

Cách pha:

Cho vào bát 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh đường cát trắng, 1 muỗng canh giấm, 1 muỗng canh nước cốt chanh và khuấy đều. Tiếp theo, cho hành tím, ớt cắt nhỏ, dưa leo, đậu phộng vào, khuấy lại 1 lần nữa.

Vậy là chị em đã hoàn thành xong nước chấm dưa leo, đậu phộng rồi.

Đối với loại nước chấm này, bạn chỉ nên sử dụng trong vòng 8 tiếng. Vì sau đó, dưa chuột sẽ hút chất mặn, làm nhạt nước chấm và dưa chuột khi đó sẽ mềm oặt, ăn không còn ngon nữa.

3. Nước tương "remix"

Bánh tét chiên nên chấm nước nào ngon nhất năm 2024

Ảnh minh họa

Nguyên liệu: 1 củ gừng băm nhỏ, 100gr hành lá cắt nhỏ, 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh giấm, 5 muỗng canh nước tương, 15gr đường kính.

Cách pha:

Cho 1 muỗng canh dầu ăn, 5 muỗng canh nước tương vào chảo và đun sôi trong khoảng 2 phút. Sau đó, cho lượng gừng đã băm nhuyễn và đảo sơ trong vòng 1 phút.

Cuối cùng, cho hành lá và đường kính, đảo đều tay trong khoảng 30 giây. Đổ nước chấm ra bát và có thể thêm vài lát ớt nếu bạn thích ăn cay.

Nếu là một người thích ăn bánh chưng rán, loại nước tương này có thể sẽ khiến chị em tăng cân vù vù vì đây chẳng khác nào một "cặp đôi hoàn hảo".