Bảng mô tả công việc kế toán quản trị

Giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức công ty, bộ phận kế toán là một trong những phòng ban đóng vai trò then chốt trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Vậy công việc của kế toán là gì hay mô tả công việc kế toán ra sao? Tham khảo bài viết tổng hợp dưới đây của chúng tôi.

1. Chức năng và nhiệm vụ chung của kế toán trong doanh nghiệp

Trước khi đi vào chi tiết mô tả công việc của từng vị trí trong bộ phận kế toán, bạn cũng cần nắm rõ nhiệm vụ và chức năng chung của phòng ban này, để từ đó có cái nhìn khái quát hơn về vị trí, vai trò của kế toán trong doanh nghiệp.

Chức năng

  • Thực hiện những công việc nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về các chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
  • Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của doanh nghiệp dưới mọi hình thái và tham gia cố vấn cho Ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan.
  • Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ) về các chế độ kế toán hiện hành và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Phối hợp cùng các bộ phận liên quan tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.

Nhiệm vụ

  • Ghi chép, tính toán, phản ánh các con số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sử dụng vốn của công ty.
  • Kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; kế hoạch thu chi tài chính; việc thu, nộp, thanh toán; kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những biểu hiện lãng phí, vi phạm chế độ, quy định của công ty.
  • Cung cấp các số liệu, tài liệu phục vụ việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích các chỉ số kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ) Công ty.

2. Mẫu mô tả công việc cho các vị trí trong bộ phận kế toán

2.1 Mô tả công việc kế toán trưởng

Kế toán trưởng là vị trí quan trọng hàng đầu trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp, người lãnh đạo trực tiếp toàn bộ công việc của phòng kế toán, đồng thời phải chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động tài chính kế toán doanh nghiệp.

Trên thực tế, không phải mọi công ty đều có kế toán trưởng bởi nó phụ thuộc quy mô và điều kiện tài chính của doanh nghiệp. Với những tổ chức lớn, khối lượng công việc nhiều và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao thì bắt buộc cần phải có người đứng đầu bộ phận kế toán điều hành công việc.

Theo quy định tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp phải bố trí kế toán trưởng, trừ doanh nghiệp siêu nhỏ. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa bố trí được vị trí kế toán trưởng thì có thể bố trí người phụ trách kế toán trong 12 tháng, hết thời gian này thì bố trí kế toán trưởng theo quy định của Luật kế toán hiện hành.

Để hiểu rõ hơn về vị trí, trách nhiệm, công việc mà kế toán trưởng đảm nhiệm, các bạn có thể theo dõi mẫu bản mô tả công việc kế toán trưởng chi tiết dưới đây.

Bảng mô tả công việc kế toán quản trị
Mô tả công việc kế toán trưởng

2.2 Mô tả công việc kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm ghi chép, thống kê toàn bộ các số liệu trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. Nói cách khác, kế toán tổng hợp là bộ phận chịu trách nhiệm chung về các số liệu từ chi tiết tới tổng hợp trên sổ kế toán.

Chi tiết các công việc, trách nhiệm của vị trí kế toán tổng hợp phải đảm nhận trong doanh nghiệp, mời các bạn theo dõi mẫu mô tả công việc kế toán tổng hợp chi tiết phía dưới.

Bảng mô tả công việc kế toán quản trị
Bảng mô tả công việc kế toán tổng hợp

2.3 Mô tả công việc kế toán kho

Kế toán kho là một trong những vị trí kế toán phần hành, là người làm việc trực tiếp tại kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu. Trách nhiệm chính của kế toán kho là theo dõi, kiểm soát chi tiết hàng trong kho, lập hóa đơn chứng từ và đối chiếu hóa đơn, phiếu nhập xuất kho, chứng từ với số liệu thực tế nhằm hạn chế thất thoát cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vị trí kế toán kho chỉ có tại một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đặc thù. Các doanh nghiệp dịch vụ hầu như là không có.

Bảng mô tả công việc kế toán quản trị
Mô tả công việc kế toán kho

Mẫu bảng mô tả công việc kế toán kho chi tiết trên đây sẽ giúp bạn theo dõi xem kế toán kho thực chất làm những công việc gì, trách nhiệm ra sao trong doanh nghiệp.

2.4 Mô tả công việc kế toán thuế

Kế toán thuế là vị trí chuyên phụ trách về các vấn đề khai báo thuế trong doanh nghiệp. Kế toán thuế là nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước. Nhà nước chỉ có thể quản lý, điều hành nền kinh tế khi có kế toán thuế. Ngược lại doanh nghiệp cũng chỉ có thể kinh doanh ổn định khi thực hiện các vấn đề khai báo thuế rõ ràng.

Bảng mô tả công việc kế toán quản trị
Mô tả công việc kế toán thuế

2.5 Mô tả công việc kế toán công nợ

Kế toán công nợ là vị trí chuyên đảm nhận các công việc kế toán liên quan tới các khoản nợ phải thu hoặc phải trả của doanh nghiệp. Kế toán công nợ đóng vai trò quan trọng trong quy trình quản lý công nợ, duy trì sự vững mạnh của dòng tiền doanh nghiệp.

Bảng mô tả công việc kế toán quản trị
Mô tả công việc kế toán công nợ

\=> Thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng có đầy đủ các vị trí kế toán như trên. Mà tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, sơ đồ tổ chức công ty để xác định các vị trí cần thiết. Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả thì xây dựng một phòng ban kế toán vững chắc là điều không thể bỏ qua.

——————————–

Lợi ích của bảng mô tả công việc trong quản trị nhân sự nói riêng và quản trị doanh nghiệp nói chung là không thể phủ nhận. Nhưng thay vì những bản mô tả chi tiết, gắn liền với thực tiễn thì nhiều doanh nghiệp vẫn đang rối rắm với “mớ miêu tả” sơ sài, cóp nhặt và hoàn toàn không áp dụng được.

Thấu hiểu điều đó, các chuyên gia của Sodes đã cung cấp cho mọi CEO 1 hệ thống mẫu bảng mô tả công việc chuẩn chỉnh cho doanh nghiệp. Với 200+ file mô tả chi tiết đến từng vị trí, phòng ban thuộc các ngành nghề đa dạng khác nhau, bao gồm:

– Mô tả công việc Ban Giám đốc

– Mô tả công việc phòng Nghiên cứu phát triển

– Mô tả công việc phòng Kế hoạch

– Mô tả công việc phòng Vật tư

– Mô tả công việc phòng Marketing

– Mô tả công việc phòng Sản xuất

– Mô tả công việc phòng Quản lý chất lượng

– Mô tả công việc phòng Kinh doanh

– Mô tả công việc phòng Giao vận

– Mô tả công việc phòng Tài chính, kế toán

– Mô tả công việc phòng Công nghệ thông tin

– Mô tả công việc phòng Hành chính nhân sự

…………….

Hệ thống mẫu mô tả công việc này được khẳng định là bí kíp mà rất nhiều CEO và quản lý đã áp dụng để việc quản trị nhân sự trở nên đơn giản và hiệu quả hơn đến gần 3 lần.

Kế toán quản trị làm những công việc gì?

Kế toán quản trị (KTQT) làm việc cho các công ty đại chúng, doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan chính phủ. Nhiệm vụ của họ bao gồm ghi chép và xử lý số liệu, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chọn lựa và quản lý các khoản đầu tư, quản trị rủi ro, lập ngân sách, lập kế hoạch, lập chiến lược và ra quyết định.

Sản phẩm quan trọng nhất của người làm kế toán quản trị là gì?

Ra quyết định là chức năng cơ bản nhất của kế toán quản trị. Thông qua nguồn thông tin được thu thập, phân tích và chọn lọc, có thể giúp nhà quản lý đưa ra quyết định đối với từng hoạt động cụ thể trong quá trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí,...

Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thường là bao lâu?

Khác với các loại báo cáo thông thường, được lập định kỳ vào cuối tháng, theo quý hoặc năm, báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định, bởi vậy chúng được lập vào bất kỳ thời điểm nào, mỗi khi ban lãnh đạo yêu cầu và cần thông tin nhằm thực hiện các chức năng quản lý và ra quyết định.

Người thực hiện công tác kế toán quản trị là ai?

Kế toán quản trị là người trợ giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quyết định tỷ lệ pha trộn thích hợp giữa Nợ và Vốn cổ phần, đồng thời tư vấn các phương án huy động vốn với chi phí tối ưu (Sử dụng nợ ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp… vv).