Bảng kiểm đánh giá dự án năm 2024

1 Chu trình của một dự án đầu tư thông thường thường chia thành 5 giai đoạn gồm (1) xác định dự án, (2) chuẩn

Show

bị dự án, (3) thẩm định và phê duyệt dự án, (4) thực hiện và theo dõi theo dõi dự án, (5) đánh giá dự án

Tài liệu “Theo dõi và Đánh giá Hiệu quả dự án”

Sau khóa đào tạo học viên có thể vận dụng kiến thức đã học để theo dõi và

đánh giá các dự án đang thực hiện ở địa phương mình một cách hiệu quả.

1 Đối tượng đào tạo :

 Cán bộ DADR, cán bộ tham gia thực hiện các TDA của DA VWRAP,

 Cán bộ các Công ty KTCTTL, cán bộ Phòng Nông lâm Thủy của huyện,

 Đại diện các tổ chức dùng nước (người hưởng lợi từ DA)

B. NỘI DUNG ĐÀO TẠO

Nội dung khóa đào tạo bao gồm cả phần lý thuyết và bài tập thực hành; phần lý thuyết

trình bầy các khái niệm cơ bản, phương pháp xây dựng các bộ chỉ số cũng như các kỹ

năng khác về theo dõi và đánh giá hiệu ích. Nôi dung khóa học bao gồm các phần

được trình bầy sau đây

2. KHÁI NIỆM VỀ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QỦA DỰ ÁN

2 Sơ lược về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), sự cấn

thiết phải theo dõi đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong các dự án

Hoạt động thu hút ODA trong những năm qua trong Ngành Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn đã tạo nên một nguồn lực quan trọng trong phát triển nông

nghiệp, nông thôn, góp phần tăng cường nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

kinh tế-xã hội, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và tạo điều kiện

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng phát triển

bền vững, đóng góp có hiệu quả vào thành tựu phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt

Nam.

Nhiều dự án mang lại hiệu quả lớn thông qua việc xây dựng mới, khôi phục và

nâng cấp các công trình, cũng như tăng cường công tác quản lý và thể chế như dự án

WB, ADB ở khắp 3 miền Việt Nam. Nhờ vận động thu hút nguồn ODA nên các công

trình đầu mối các hệ thủy lợi được khôi phục, chỉnh trang tạo điều kiện cho việc dành

vốn đầu tư trong nước để hoàn chỉnh các hệ thống kênh cấp II phát huy đồng bộ hiệu

quả của công trình.

Thông qua các DA nhiều cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật được tiếp cận với

khoa học tiên tiến thông qua các lớp đào tạo trong và ngoài nước bằng vốn ODA; các

trang thiết bị quản lý, nghiên cứu của các đơn vị trong ngành đã được trang bị góp

phần đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá ngành thủy lợi hiện nay.

Nguồn ODA đã được thu hút và sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ

Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý đã mang lại những thành tựu quan trọng :

 Tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhu cầu vốn

đầu tư từ ngân sách cho ngông nghiệp, nông thôn hàng năm rất lớn nhưng

Tài liệu “Theo dõi và Đánh giá Hiệu quả dự án”

Hình 2

(2) sö dông theo dù ̧n 2,4% 7,6%

90,0%

thÓ chÕ HTKT §TXDCB

(3) Sö dông ODA theo vïng kinh tÕ

33%

5% 35%

7% 20%

MNBB §BSH M T©y nguyªn §BSL

(Nguån: Bé NN & PTNT)

Hình 3

t×nh h×nh gi¶i ng©n

54%

431 55%

423 68%

816

61%

1671

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1800

ADB WB nhμ tμi trî kh ̧c

tæng sè

Gi¶i ng©n HiÖp ®Þnh ký

(Nguån: Bé NN & PTNT)

Với một số lượng vốn vay ODA lên đến hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, nhất thiết phải

có một công cụ để quản lý tốt. Mặt khác, nguồn vốn vay sử dụng có hiệu qủa/không

hiệu quả sẽ tác động tích cực/hoặc tiêu cực đến đời sống xã hội, đến môi trường và các

hoạt động liên quan khác. Theo dõi đánh giá hiệu ích DA là một trong các công cụ

giúp phân tích những yếu tố ảnh hưởng, tác động của quá trình DA và cũng là một

trong trong các công cụ giúp quản lý hiệu quả DA.

Tài liệu “Theo dõi và Đánh giá Hiệu quả dự án”

2. Theo dõi và đánh giá dự án là gì?

Trong bối cảnh một dự án phát triển , khái niệm “Theo dõi” có nghĩa là kiểm tra tiến

độ của một dự án đang tiến hành, trong khi khái niệm “Đánh giá” là đánh giá kết quả

dự án khi dự án đó đã kết thúc.

Thuật ngữ “Đánh giá” đôi khi cũng sử dụng trong suốt giai đoạn lập kế hoạch dự án.

Những ví dụ bao gồm “Đánh giá dự án” được các doanh nghiệp tư nhân sử dụng khi

lựa chọn dự án đầu tư tốt nhất từ nhiều lựa chọn theo mục tiêu chung của doanh nghiệp

đó.

Trong phương pháp “Quản lí chu kì dự án”, thuật ngữ “Theo dõi” và “Đánh giá” được

định nghĩa như sau:

2.2 Thuật ngữ “Theo dõi”:

“Một quy trình liên tục được thiết kế để kiểm tra, kiểm soát tiến độ của một dự án so

với kế hoạch đã định ra và chỉnh sửa dự án nếu cần.”

“Theo dõi” theo dõi những kết quả đạt được của dự án, tập trung vào “những hoạt

động”, “kết quả” và “mục đích của dự án”, điều chỉnh hay thay đổi “những hoạt động”

hay một số khía cạnh khác nếu cần, sau khi cân nhắc “yếu tố đầu vào” và “những điều

kiện bên ngoài”

2.2 Thuật ngữ “Đánh giá”:

“Một quy trình được thiết kế để xách định những kết quả của một dự án đang tiến

hành hay đã hoàn tất quy thành 5 tiêu chuẩn (*) và đưa ra những kiến nghị về

những giai đoạn tiếp của dự án trong tương lai, cũng như rút ra những bài học

kinh nghiệm cho những dự án khác”.

5 tiêu chuẩn (*) bao gồm:

i. Thành quả dự án (tập trung vào sự thay đổi giữa những “yếu tố đầu vào” và

“yếu tố đầu ra”

ii. Hiệu quả dự án.

iii. Ảnh hưởng của dự án.

iv. Tính bền vững của dự án.

v. Sự xác đáng của dự án (tập trung vào vấn đề mục đích của dự án và mục tiêu

tổng thể có giống như mục tiêu tại thời điểm đánh giá hay không?)

Trong phương pháp “Quản lí chu kì dự án” dựa trên “Đánh giá”, thông tin, dữ liệu

được thu thập và phân tích theo 5 tiêu chuẩn đánh giá trên, mỗi chỉ tiêu sẽ rút ra được

một kết luận.

Một đánh giá tổng hợp của một dự án dựa trên 5 chỉ tiêu, thay vì chỉ đánh giá đơn lẻ

mức độ của những kết quả đạt được trong những mục của tiêu dự án.

Trong chu kì dự án, việc theo dõi diễn ra xuyên suốt quá trình thực hiện dự án trong

khi đánh giá lại tiến hành vào lúc hoàn tất dự án hoặc nhiều năm sau theo dõi.

Tài liệu “Theo dõi và Đánh giá Hiệu quả dự án”

Theo dõi và đánh giá là 2 công cụ quản lý và điều hành hiệu quả nhất. Theo dõi chặt

chẽ một dự án, tạo ra khả năng để theo dõi sát tiến độ của dự án và xác định được

những vấn đề tiềm ẩn, từ đó cho phép việc hiệu chỉnh lại dự án được tiến hành ngay

lập tức nếu cần. Mặt khác, việc đánh giá cung cấp lượng thông tin có thể thiết lập cơ

sở để quyết định loại bỏ hay tiếp tục dự án.

Kinh nghiệm thu được trong một dự án có thể có ích chỉ khi: dự án được nghiên cứu từ

nhiều quan điểm, kinh nghiệm thu được, được cung cấp rộng rãi như những bài học

ứng dụng dựa trên thực tế và thông tin được chia sẻ và phân tích dưới dạng dạng dễ

xem xét.

Trong trường hợp của một dự án có vốn ODA, người đóng thuế của quốc gia tài trợ và

những người làm chính sách có quyền biết được dự án có hiệu quả hay không. Trong

trường hợp dự án có vốn từ các Tổ chức Phi chính phủ (NGO), những người thực hiện

có quyền yêu cầu những người được hỗ trợ và những người đóng góp cung cấp thông

tin về tiến độ và kết quả của dự án. Việc yêu cầu thông tin làm rõ ra những gì liên quan

đang diễn ra trong dự án phát triển.

Ai là người theo dõi và đánh giá?

Việc theo dõi liên quan đến việc kiểm tra tiến độ một dự án và sửa đổi kế hoạch nếu

cần, theo nguyên tắc phải được thực hiện bởi những người liên quan đến việc thực hiện

dự án. Trong khi thuật ngữ “người thực hiện dự án” bao gồm rất nhiều loại người từ

nhân viên văn phòng tại địa điểm thực hiện dự án tới những nhân sự có chức trách. Tốt

nhất những người trực tiếp tham gia vào hoạt động dự án làm nhiệm vụ theo dõi dự án.

Việc này tạo khả năng sử dụng ngay lập tức những kết quả của việc theo dõi trong việc

quản lý, điều chỉnh và thay đổi kế hoạch hay hoạt động. Việc theo dõi với mục tiêu tập

trung vào “những hoạt động” và “kết quả” dự án, những thành phần của một ma trận

thiết kế dự án (PD), thường xuyên cần một người thông thạo mọi chi tiết về dự án. Mặt

khác, việc thu thâp thông tin và điều chỉnh chính xác dựa trên cơ sở của nó sẽ rất khó

khăn.

Việc đánh giá, một mặt tập trung chính vào “những ảnh hưởng mà dự án mang lại”

hơn là “dự án được thực hiện như thế nào”. Cụ thể, đánh giá nhằm mục đích xác định

ảnh hưởng và những kết quả đạt được, đưa ra kiến nghị về những giai đọan trong

tương lai của dự án, những bài học rút ra từ dự án và đòi hỏi mục tiêu ở viễn cảnh xa

hơn. Vì lí do này, việc đánh giá thường được thực hiện bởi bên thứ 3, độc lập với cả

những người lập kế hoạch và thực hiện dự án. Hơn nữa, mục đích hoàn thành của việc

đánh giá đòi hỏi sự cộng tác của rất nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn. Do đó, một

đội ngũ đánh giá nên bao gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Đội ngũ

đánh giá thường được chọn từ cả quốc gia tài trợ và nhận tài trợ.

Dựa trên mục đích của việc đánh giá, ý kiến trực tiếp của những người được hưởng lợi

cần thiết để phản hồi, và như trong trường hợp này những người được hưởng lợi bản

thân họ hay những người có liên quan đến quá trình đánh giá nên được xem xét cân

nhắc.

Tài liệu “Theo dõi và Đánh giá Hiệu quả dự án”

Sơ đồ 1. Quá trình theo dõi cơ bản

  • Hiểu về những vấn đề và tình huống phát sinh
  • So sánh với kế hoạch gốc.
  • Làm rõ nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng

Phân tích

Hiểu biết về tình hình hiện tại

  • Thảo luân biện pháp ngược lại
  • Hình thành công thức thực hiện và tiến hành thực hiện.
  • Xét duyệt lại các hoạt động

Cải tiến

Tài liệu “Theo dõi và Đánh giá Hiệu quả dự án”

nằm ngoài sự kiểm soát của quản lý dự án. Giả định được viết dưới dạng các điều kiện tốt, thuận lợi. Giả định ban đầu là những điều kiện được cho là thiết yếu đối với sự thành công của một chương trình, dự án. Giả định then chốt (hay giả định “chết người”) là những điều kiện đe dọa việc thực hiện một chương trình, dự án. (IFAD 2002) Thông tin cơ sở Thông tin thường bao gồm sự kiện và số liệu thu thập trước khi tiến hành hoạt động dự án. Thông tin cơ sở cung cấp điểm xuất phát, căn cứ vào đó để đo lường đầu ra và mức độ đạt được mục tiêu của dự án. Dữ liệu cơ sở Dữ liệu mô tả những điều kiện trước khi thực hiện dự án hoặc khi không có dự án. Dữ liệu nền là điểm xuất phát để đo lường hoạt động một dự án. (UNDP 2002). Nghiên cứu cơ sở Phân tích mô tả tình hình trước khi bắt đầu thực hiện các hoạt động ODA, làm căn cứ để đánh giá tiến độ hay so sánh. Nghiên cứu cơ sở là tài liệu tham khảo quan trọng cho đánh giá sau. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Tiêu chí đánh giá Điểm hoặc tiêu chuẩn tham khảo để so sánh việc thực hiện hoặc thành quả đạt được. Tiêu chí đánh giá có thể là cái đạt được trước đây, có thể là cái do các đơn vị tương đương khác đạt được, hoặc cái lẽ ra phải đạt được trong điều kiện tương tự. (IFAD 2002) Đối tượng thụ hưởng Cá nhân, nhóm hoặc tổ chức, dù là đối tượng mục tiêu hay không, được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ những can thiệp phát triển. Thuật ngữ liên quan: phạm vi tác động, nhóm mục tiêu. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Đánh giá nhóm Đánh giá một nhóm các hoạt động, nhóm các mục đích dự án và (hoặc) các mục tiêu chương trình có liên quan với nhau. (OED- WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Hoàn thành Giai đoạn cuối cùng trong chu trình dự án, khi lập báo cáo hoàn thành dự án. Rút ra các “bài học” và thực hiện nhiều hoạt động kết thúc dự án khác nhau, có thể bao gồm cả đánh giá cuối kì. (IFAD 2002) Phân tích chi phí và lợi ích

So sánh giữa đầu tư và chi phí vận hành với lợi ích hoặc tác động trực tiếp tạo ra do đầu tư trong một can thiệp cụ thể; Phân tích chi phí-lợi ích sử dụng nhiều phương pháp và phương tiện diễn đạt kết quả khác nhau. (IFAD 2002) Hiệu quả và chi phí Một dạng phân tích trong đó so sánh chi phí của những phương án khác nhau có cùng đầu ra hay đầu ra tương tự nhau, thường sử dụng khi đầu ra khó gán cho giá trị bằng tiền (ví dụ như trong chính sách y tế, chi phí cho một năm tuổi thọ giữ thêm được). Đối chứng Tình hình hoặc trạng thái đo lường được hoặc hình dung được khi không có đầu tư ODA đang được đánh giá. Đôi khi được gọi là “kiểm soát” hoặc “khi không có dự án”.

Tài liệu “Theo dõi và Đánh giá Hiệu quả dự án”

Vốn đối ứng Giá trị các nguồn lực (tiền mặt hoặc hiện vật) huy động từ trong nước để hỗ trợ việc chuẩn bị và thực hiện một đầu tư ODA. Tùy theo bản chất của từng đầu tư, vốn đối ứng có thể bao gồm toàn bộ hoặc một phần các cấu phần dưới đây:  Vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA;  Vốn khởi động thực hiện chương trình, dự án ODA. (Nghị định 17/2001/NĐ-CP) Dữ liệu Sự kiện định tính và định lượng cụ thể được đo lường hoặc thu thập. (UNDP 2002) Công cụ thu thập dữ liệu

Mẫu và kỹ thuật sử dụng để xác định nguồn dữ liệu và thu thập dữ liệu cho công tác theo dõi hay đánh giá. Ví dụ: điều tra chính thức và không chính thức, quan sát trực tiếp và có tham gia, phỏng vấn cộng đồng, nhóm trọng tâm, ý kiến chuyên gia, nghiên cứu tình huống, nghiên cứu tài liệu. (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Công khai hóa Tuyên bố về các loại tài liệu và (hoặc) báo cáo tự động được công bố rộng rãi cho mọi người, không hạn chế. Ảnh hưởng Thay đổi có chủ ý hoặc không chủ ý do một can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp. Thuật ngữ liên quan: kết quả. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Hiệu quả Mức độ đạt được hoặc dự kiến đạt được các mục tiêu của một đầu tư ODA, có xét đến tầm quan trọng tương đối của chúng. Là phép đo mức độ một dự án đạt được các mục tiêu ở cấp mục đích hay mục tiêu tổng thể; tức là mức độ mà một can thiệp phát triển đã đạt được hoặc dự kiến sẽ đạt được những mục tiêu liên quan của mình một cách hiệu quả và bền vững. (IFAD 2002) Hiệu suất Phép đo về phương diện kinh tế trong việc biến các nguồn lực, đầu vào (ngân sách, chuyên gia, thời gian, v..) thành các kết quả. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Sự phân biệt giữa hiệu suất đầu vào và hiệu suất đầu ra trong đánh giá là hợp lý; hiệu suất đầu ra là chỉ các hoạt động được chuyển thành kết quả như thế nào. Khả năng đánh giá Mức độ theo đó một can thiệp ODA hoặc các hợp phần của nó có thể được đánh giá một cách khách quan và tin cậy. (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004), (IFAD 2002) Đánh giá Là việc xem xét có hệ thống nhưng định kỳ và khách quan một dự án, một chương trình hay một chính sách, đang diễn ra hoặc đã kết thúc, việc thiết kế, thực hiện và các kết quả của chúng. Mục đích là để xác định tính phù hợp và mức độ đạt được mục tiêu, hiệu suất phát triển, hiệu quả, tác động và tính bền vững. Một đánh giá cần cung cấp thông tin chính xác và có ích, cho phép sử dụng những bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của cả bên nhận tài trợ lẫn bên tài trợ. Đánh giá là nhận định

Tài liệu “Theo dõi và Đánh giá Hiệu quả dự án”

Đánh giá để rút kinh nghiệm

Đánh giá nhằm hoàn thiện công tác thực hiện, thường tiến hành trong khi thực hiện dự án hoặc chương trình. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Tác động Ảnh hưởng của chương trình đối với môi trường rộng hơn, và đóng góp của chương trình đối với các mục tiêu lớn hơn hoặc mục tiêu tổng thể. Bao gồm các ảnh hưởng dài hạn tích cực và tiêu cực, nguyên phát và thứ phát do một can thiệp phát triển gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ định hoặc không chủ định. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Đánh giá tác động Đánh giá ảnh hưởng của đầu tư ODA, ảnh hưởng này có thể là có chủ định hoặc không chủ định, nhằm phân biệt thay đổi do can thiệp của chương trình, dự án với thay đổi do nhân tố bên ngoài khác gây ra. Nói một cách khác ước lượng tác động cố gắng đánh giá những kết quả của dự án, chương trình đã xảy ra, và những gì có thể đã xảy ra nếu không có dự án, chương trình đó. (PARC, UK) Đánh giá tác động Đánh giá có chủ đích hoặc không có chủ đích tập trung vào tác động hoặc các kết quả rộng hơn và dài hạn của một chương trình hoặc kết quả. Ví dụ, một đánh giá tác động có thể chỉ ra tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh của một cộng đồng giảm đi là kết quả trực tiếp của một chương trình thiết kế nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng cao trước và sau khi sinh và việc hộ sinh được hỗ trợ bởi các chuyên gia y tế đã được đào tạo. Xem: “đánh giá tác động quốc gia”. (UNDP 2002) Thực hiện Quá trình triển khai thực hiện các hoạt động dự án theo một kế hoạch làm việc và ngân sách đã thống nhất. Ngân sách được theo dõi trong suốt giai đoạn thực hiện nhằm đo lường tiến độ thực hiện kế hoạch làm việc, sử dụng ngân sách và chuyển giao các kết quả dự án. Nếu cần thiết, thiết kế dự án có thể được sửa đổi trong giai đoạn thực hiện để giải quyết các vấn đề nảy sinh. Đánh giá độc lập Đánh giá một đầu tư ODA được thực hiện bởi các thực thể và (hoặc) các cá nhân độc lập với nhà tài trợ và các tổ chức thực hiện. (OED-WB 2001), (OECD 2002), (SIDA 2004). Xem Đánh giá bên ngoài Chỉ số Nhân tố hoặc biến định lượng hoặc định tính đóng vai trò là phương tiện đơn giản và đáng tin cậy để đo lường thành quả, phản ánh những thay đổi liên quan đến một can thiệp phát triển, hoặc giúp đánh giá việc thực hiện của một tác nhân phát triển. (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Ảnh hưởng gián tiếp Những thay đổi ngoài kế hoạch mang lại với tư cách là kết quả của một đầu tư ODA. (IFAD 2002) Hệ thống quản lý thông tin

Hệ thống nhập dữ liệu, tổng hợp và tổ chức dữ liệu để cung cấp các dữ liệu chọn lọc và báo cáo cho cấp quản lý, hỗ trợ theo dõi

Tài liệu “Theo dõi và Đánh giá Hiệu quả dự án”

và kiểm soát việc tổ chức dự án, các nguồn lực, hoạt động và kết quả. Xem: Hệ thống thông tin quản lý. (IFAD 2002) Đầu vào Nguồn lực tài chính, nhân lực và nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra những đầu ra dự kiến thông qua việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) (IFAD 2002) Đánh giá nội bộ Đánh giá một can thiệp phát triển được thực hiện bởi một đơn vị và (hoặc) các cá nhân báo cáo cho cấp quản lý của nhà tài trợ, đối tác, hoặc tổ chức thực hiện. Thuật ngữ liên quan: Tự đánh giá. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Intervention logic Lôgíc can thiệp

Diễn giải tóm tắt lý do căn bản cho một đầu tư ODA trong khung lôgíc. Đây là cột đầu tiên trong khung lôgíc, gọi là lôgíc can thiệp, đề ra những cấp mục tiêu khác nhau cho mục tiêu của dự án. Xem Khung lôgíc Đánh giá chuyển tiếp Đánh giá dự án được tiến hành đến cuối giai đoạn thực hiện của dự án (khoảng một năm trước ngày đóng tài khoản vốn vay) khi cơ quan tài trợ cân nhắc yêu cầu tài trợ cho giai đoạn hai hoặc cho một dự án mới trong cùng lĩnh vực. Đánh giá chuyển tiếp là cơ hội quan trọng cho cơ quan tài trợ, Chính phủ, đối tác thực hiện và những cơ quan tham gia chính học tập kinh nghiệm trước khi tiến hành thiết kế dự án tiếp theo. (IFAD 2002) Dự án đầu tư Dự án nhằm tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, duy trì, hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. (Nghị định 17/2001/NĐ-CP) Đánh giá hỗn hợp Đánh giá trong đó các cơ quan tài trợ khác nhau và (hoặc) các đối tác của Chính phủ Việt Nam tham gia. (OED-WB 2001), (OECD- DAC 2002), (SIDA 2004) Bài học kinh nghiệm Kiến thức được tạo ra bởi việc phản ánh qua kinh nghiệm. Những bài học tổng quát hoá dựa trên những kinh nghiệm đánh giá đầu tư ODA được trừu tượng hoá từ những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để áp dụng cho những tình huống tổng quát. Thông thường, bài học nhấn mạnh những điểm mạnh hoặc yếu điểm trong việc chuẩn bị, thiết kế và thực hiện ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả và tác động. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Cơ quan chủ quản Cơ quan cấp bộ, ngành, UBND cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương có chương trình, dự án ODA. (Nghị định 17/2001/NĐ-Chính phủ) Khung lôgíc Công cụ quản lý dạng ma trận được sử dụng để phân loại trật tự lôgíc của một chuỗi theo thứ tự các sự kiện và là công cụ để phân tích chu trình dự án. Khung lôgíc liên quan đến xác định các yếu tố chiến lược (đầu vào, đầu ra, kết quả, mục đích, mục

Tài liệu “Theo dõi và Đánh giá Hiệu quả dự án”

đánh giá và học hỏi. Đây là một hoạt động liên tục, sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu để phục vụ cho công tác quản lý và những cơ quan tham gia chính của một đầu tư ODA đang diễn ra để có những dấu hiệu mới nhất về tiến độ và những kết quả thu được. (IFAD 2002) Thoe dõi đấnh giá TD&ĐG

Sự kết hợp giữa theo dõi và đánh giá qua đó cung cấp những kiến thức cần thiết cho: a) quản lý dự án có hiệu quả; và b) công tác báo cáo và trách nhiệm giải trình. (IFAD 2002) M&E framework Khung TD&ĐG

Tóm tắt hệ thống TD&ĐG được lập trong giai đoạn thiết kế của dự án và nằm trong báo cáo thẩm định hay kế hoạch thực hiện dự án. (IFAD 2002) Xem Ma trận TD&ĐG Ma trận TD&ĐG Bảng mô tả các câu hỏi thực hiện, những yêu cầu thu thập thông tin (bao gồm cả các tiêu chí), phản ánh và xem xét các sự kiện với những cơ quan tham gia, và các nguồn lực và các hoạt động cần thiết để thực hiện hệ thống chức năng theo dõi và theo dõi. Ma trận này liệt kê các dữ liệu sẽ được thu thập như thế nào, bởi ai, khi nào và ở đâu. (IFAD 2002) Đơn vị TD&ĐG Tên gọi chung dùng để chỉ các đơn vị ở cả cấp dự án và cấp ngành chịu trách nhiệm TD&ĐG. (IFAD 2002) Mục tiêu Bản liệt kê cụ thể chi tiết những kết quả mong muốn của một đầu tư ODA ở các cấp khác nhau (ngắn hạn và dài hạn). Một mục tiêu tốt thỏa mãn các tiêu chí như có tác động, có thể đo lường được, có giới hạn thời gian, cụ thể và thực tế. Các mục tiêu có thể được sắp xếp theo thứ bậc khoảng 2 đến 3 cấp. Xem: Tháp mục tiêu. (IFAD 2002) Kết quả Tác động ngắn hạn và trung hạn đạt được hoặc có khả năng đạt được do kết quả những đầu ra của một hoạt động. Thuật ngữ liên quan: kết quả, đầu ra, tác động, ảnh hưởng. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Đầu ra Đầu ra liên quan đến việc hoàn thành hơn là việc thực hiện hoạt động. Đầu ra là các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ là kết quả của một hoạt động phát triển, có thể bao gồm cả những thay đổi bắt nguồn từ hoạt động liên quan đến việc đạt được các kết quả. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Chỉ số đầu ra Chỉ số cho cấp đầu ra của tháp mục tiêu, thường là số lượng và chất lượng của các đầu ra và thời gian phải có chúng. (IFAD 2002) Mục tiêu tổng thể Mục tiêu cuối cùng của dự án, được mô tả dưới dạng lợi ích dài hạn của dự án đối với xã hội nói chung. Mục tiêu tổng thể cần phản ánh những đích rộng lớn của chính sách phát triển của Chính phủ và chiến lược hỗ trợ quốc gia của nhà tài trợ. Một dự án đơn lẻ cần đóng góp vào mục tiêu tổng thể, nhưng không thể có khả năng tự mình đạt được mục tiêu tổng thể. Nó cũng có thể

Tài liệu “Theo dõi và Đánh giá Hiệu quả dự án”

được gọi là Mục tiêu. (Nguồn: Trích theo Ủy ban châu Âu của Thời báo Kinh tế Mêkông) Đánh giá có sự tham gia

Phương pháp đánh giá trong đó đại diện của các cơ quan và các bên có liên quan (bao gồm cả các đơn vị thụ hưởng) làm việc cùng với nhau trong việc thiết kế, thực hiện và thuyết minh một đánh giá. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Đối tác Cá nhân và (hoặc) tổ chức cộng tác để đạt được những mục tiêu đã thống nhất. Ghi chú: Khái niệm cộng tác có nghĩa là chia sẻ mục đích, trách nhiệm chung đối với kết quả, những trách nhiệm nhất định và các trách nhiệm với nhau. Đối tác có thể bao gồm các Chính phủ, xã hội công dân, tổ chức phi Chính phủ, trường đại học, tổ chức kinh doanh và các nghiệp đoàn, tổ chức song phương và khu vực tư nhân. Quan hệ đối tác Sự phối hợp giữa các cơ quan để đạt được các mục tiêu và mục đích chung và thống nhất dựa trên sức mạnh cá nhân và tối đa hóa hiệp lực. Quan hệ đối tác hiệu quả, nơi có sự hiểu rõ đóng góp của từng đối tác cho kết quả thống nhất, là mấu chốt cho việc đạt được kết quả. (UNDP 2002) Mức độ thực hiện Mức độ một can thiệp phát triển hoặc một đối tác phát triển hoạt động theo những chỉ dẫn, tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể hoặc đạt được kết quả theo những mục tiêu hoặc kế hoạch đã đặt ra. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Đánh giá thực hiện Tất cả các hoạt động theo dõi, đánh giá và đo lường tác động để góp phần cải thiện việc thực hiện chương trình, dự án ODA theo những mục tiêu phát triển quốc tế đã thỏa thuận. (PARC, UK) Chỉ số thực hiện Chỉ tiêu đo lường tác động, kết quả, đầu ra và đầu vào của dự án, được theo dõi trong quá trình thực hiện dự án để đánh giá tiến độ theo các mục tiêu của dự án. Đo lường mức độ thực hiện

Việc thu thập, diễn giải và báo cáo các dữ liệu về các chỉ số thực hiện nhằm đo lường khả năng tạo ra các đầu ra và đóng góp cho việc đạt được các mục tiêu ở cấp cao hơn (mục đích và mục tiêu) của các chương trình hay các dự án. Đo lường mức độ thực hiện có ích nhất khi được sử dụng để so sánh theo thời gian hoặc giữa các đơn vị thực hiện các công việc giống nhau. (UNDP 2002) Theo dõi/theo dõi thực hiện

Quá trình liên tục thu thập và phân tích dữ liệu để so sánh một dự án, chương trình, hoặc chính sách được thực hiện tốt như thế nào căn cứ vào các kết quả dự kiến. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Chỉ số theo dõi/theo dõi thực hiện

Những đo lường tác động, kết quả, đầu ra và đầu vào được theo dõi trong suốt quá trình thực hiện dự án để đánh giá quá trình căn cứ theo các mục tiêu của dự án. Nhìn chung, chỉ số theo dõi thực hiện sắp xếp các thông tin theo cách làm rõ các mối quan hệ giữa

Tài liệu “Theo dõi và Đánh giá Hiệu quả dự án”

kế để đạt được những mục tiêu cụ thể trong một khuôn khổ thời gian và ngân sách nhất định. (IFAD 2002) Mục tiêu dự án, chương trình

Kết quả vật chất, tài chính, thể chế, xã hội, môi trường hoặc các kết quả phát triển khác mà dự án hoặc chương trình dự định đóng góp. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Tác động của dự án Ảnh hưởng của dự án đối với môi trường rộng hơn, và đóng góp của dự án cho những mục tiêu rộng hơn. (EC) Mức độ thực hiện của dự án

Chất lượng chung của một dự án xét trên phương diện tác động, giá trị đối với các đơn vị thụ hưởng, tính hiệu quả, hiệu suất và bền vững của việc thực hiện. (IFAD 2002) Chuẩn bị dự án Việc soạn thảo một đề xuất dự án chi tiết, trong đó có thể bao gồm cả phân tích khung lôgíc và một kế hoạch thực hiện và nguồn lực. (Nguồn: Trích theo Uỷ ban Châu Âu 2001 của Thời báo kinh tế Mêkông) Purpose Mục đích

Mục tiêu trọng tâm của dự án. Mục đích cần nhấn mạnh vấn đề cơ bản nhất và được xác định dưới dạng các lợi ích bền vững cho một hoặc nhiều nhóm mục tiêu. (EC-PCM) Định tính Cái gì đó không thể tóm tắt dưới dạng số, như biên bản các cuộc họp cộng đồng và các ghi chép chung từ các quan sát. Dữ liệu định tính thường mô tả kiến thức, quan điểm hoặc các hành vi của mọi người. (IFAD 2002) Định lượng Cái gì đó để đo lường hoặc có thể đo lường được hoặc liên quan đến số lượng và được mô tả dưới dạng các con số hoặc các số lượng Đảm bảo chất lượng Bao gồm bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đánh giá và cải thiện giá trị hoặc tính hữu ích của một can thiệp phát triển, hoặc việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn nhất định. Ghi chú: Các ví dụ về các hoạt động đảm bảo chất lượng bao gồm việc thẩm định, quản lý dựa trên kết quả, xem xét lại trong quá trình thực hiện, các đánh giá, vv. Đảm bảo chất lượng cũng có thể liên quan đến đánh giá chất lượng của một danh mục đầu tư và hiệu lực phát triển của nó. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Phạm vi tác động Đơn vị thụ hưởng và các cơ quan tham gia khác của một can thiệp phát triển. Thuật ngữ liên quan: đối tượng thụ hưởng. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Đơn vị thụ hưởng và các cơ quan tham gia của một can thiệp phát triển, hoặc là các ngành, các nhóm người hoặc các khu vực địa lý của một quốc gia hay một khu vực. (IFAD 2002) Khuyến nghị Đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực, chất lượng hoặc hiệu quả của một can thiệp phát triển; nhằm thiết kế lại các mục tiêu; và (hoặc) phân bổ lại các nguồn lực. Khuyến nghị cần phải được liên hệ với

Tài liệu “Theo dõi và Đánh giá Hiệu quả dự án”

các kết luận. (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Tính phù hợp Tính phù hợp của các mục tiêu của dự án đối với các vấn đề thực tế, các nhu cầu và những ưu tiên cho các nhóm mục tiêu và các đối tượng thụ hưởng mà dự án cần phải chú trọng; và phù hợp với môi trường vật chất và chính sách mà dự án đang hoạt động. (EC- PCM) Độ tin cậy Tính chắc chắn hoặc tính đáng tin cậy của các dữ liệu và các kết luận đánh giá, với sự tham khảo chất lượng của các công cụ, quy trình và các phân tích được sử dụng để thu thập và xử lý các dữ liệu đánh giá. Ghi chú: thông tin đánh giá chỉ đáng tin cậy khi các quan sát được lặp đi lặp lại sử dụng các công cụ tương tự nhau trong những điều kiện tương tự cho các kết quả tương tự. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002) Kết quả Đầu ra, kết quả, sản phẩm hoặc tác động (có chủ đích hoặc không có chủ đích, tích cực và/hoặc tiêu cực) của một can thiệp phát triển. Các thuật ngữ liên quan: đầu ra, tác động, ảnh hưởng. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) (RBM) Quản lý dựa trên kết quả

Chiến lược hay phương pháp quản lý qua đó tổ chức đảm bảo các quá trình, sản phẩm và dịch vụ của mình góp phần vào việc đạt được các kết quả đã nêu rõ. Quản lý dựa trên kết quả cung cấp một khuôn khổ chặt chẽ cho lập kế hoạch chiến lược và quản lý bằng cách tăng cường học hỏi và trách nhiệm. Đó cũng là một chiến lược quản lý rộng nhằm đạt được những thay đổi quan trọng trong cách các cơ quan hoạt động, với xu hướng chính là nâng cao năng lực thực hiện và đạt các kết quả, bằng cách xác định các kết quả dự kiến thực tế, theo dõi tiến độ nhằm đạt được các kết quả mong đợi, kết hợp các bài học kinh nghiệm với các quyết định quản lý, và báo cáo việc thực hiện. (UNDP 2002) Chuỗi kết quả Thứ tự nhân quả cho một can thiệp phát triển để quy định thứ tự cần thiết đạt được các mục tiêu mong muốn - bắt đầu bằng các đầu vào, chuyển sang các hoạt động và các đầu ra, và đến cực điểm là các kết quả, tác động, và phản hồi. Ở một số cơ quan, phạm vi tác động là một phần của chuỗi kết quả. Thuật ngữ liên quan: giả định, cơ cấu kết quả. (OED-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Cơ cấu kết quả Lôgíc chương trình giải thích làm thế nào để đạt được mục tiêu phát triển, bao gồm các mối quan hệ nhân quả và các giả định cơ bản. Thuật ngữ liên quan: chuỗi kết quả, khung lôgíc. (OED- WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004) Xem xét Đánh giá việc thực hiện một can thiệp, một cách định kỳ hoặc bất kỳ. Ghi chú: “đánh giá” thường xuyên được sử dụng để đánh giá một