Bằng chứng tiến hóa trực tiếp và gián tiếp năm 2024

Bằng chứng tiến hóa trực tiếp và gián tiếp năm 2024

Con người đã phát hiện và đặt tên cho 1,8 triệu loài sinh vật

- TGSV đa dạng (nhiều loài)

- Các loài SV đều thích nghi với MT sống của nó

Bằng chứng tiến hóa: phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật với nhau 

Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa + Nguồn gốc sự sống

  1. Hóa thạch (Bằng chứng trực tiếp):

- Là di tích của SV để lại trong các lớp đất đá (trầm tích)

- Bao gồm:

Ví dụ: Ốc Anh vũ là một loài hóa thạch sống. (Hóa thạch sống

không phải là hóa thạch)

- Vai trò:

Là bằng chứng trực tiếp về sự tiến hóa

Dùng nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất, sự biến đổi của khí hậu, địa chất

Dựa vào tuổi hóa thạch  xác định thời gian phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài

SV

- 14C giúp xác định tuổi hóa thạch hàng ngàn năm

- 238U giúp xác định tuổi hóa thạch hàng triệu - tỉ năm

II. Sự tương đồng trong giải phẫu, tế bào và phân tử

(Bằng chứng gián tiếp):

  1. Bằng chứng giải phẩu so sánh

(mức cơ thể):

  1. Cơ quan tương

đồng:

- Cùng nguồn gốc, khác chức năng

- Ý nghĩa: phản ánh sự tiến hóa phân li (từ 1 nguồn

gốc tổ tiên tách ra)

- Các cơ quan thoái hóa (ruột thừa, răng khôn,

xương cụt,…) là các cơ quan tương đồng

- Có 1 số trường hợp các cơ quan thoái hóa hoạt

động mạnh ở 1 số cơ thể  HT lai tổ

Tiến Hóa

BẰNG CHỨNG

Cơ thể SV hoàn chỉnh

1 phần cơ thể sinh vật

Dấu vết của SV

Hóa thạch bằng đá

Hóa thạch khác

- Có 2 loại:

Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?

Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?

  1. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
  1. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.
  1. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh.
  1. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

Đáp án C

Trong các bằng chứng tiến hóa chỉ có bằng chứng hóa thạch là bằng chứng tiến hóa trực tiếp, còn các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, bằng chứng tế bào... là các bằng chứng gián tiếp. Xét các bằng chứng tiến hóa:

Bằng chứng A: Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau: Đây là cơ quan tương đồng, thuộc bằng chứng giải phẫu so sánh → bằng chứng tiến hóa gián tiếp.

Bằng chứng B: Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau: Đây là bằng chứng sinh học phân tử → bằng chứng tiến hóa gián tiếp.

Bằng chứng C: Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh: Đây là hóa thạch → bằng chứng tiến hóa trực tiếp.

Bằng chứng D: Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào: Đây là bằng chứng tế bào học - bằng chứng tiến hóa gián tiếp.

Bằng chứng tiến hóa là những bằng chứng thể hiện mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, bao gồm bằng chứng trực tiếp và bằng chứng gián tiếp.

  • Bằng chứng trực tiếp là các hóa thạch.

Bằng chứng tiến hóa trực tiếp và gián tiếp năm 2024

  • Bằng chứng gián tiếp là các bằng chứng giải phẫu so sánh, bằng chứng phôi sinh học, bằng chứng địa lý sinh vật học, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

I. Nội dung 1: Bằng chứng giải phẫu so sánh

Những đặc điểm giải phẫu tương đồng giữa các loài là bằng chứng gián tiếp chứng minh được mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. Khi giải phẫu các cơ quan ở các loài sinh vật và so sánh các cơ quan này, các nhà khoa học chia thành cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự.

Bảng so sánh cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự

Cơ quan tương đồng Cơ quan tương tự Nguồn gốc Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể. Nguồn gốc khác nhau. Cấu tạo Kiểu cấu tạo giống nhau. Có hình thái tương tự nhau. Chức năng Thực hiện chức năng giống nhau hoặc khác nhau. Thực hiện chức năng giống nhau. Tiến hóa Phản ánh sự tiến hóa phân li, chứng minh nguồn gốc chung của các loài. Phản ánh sự tiến hóa đồng quy. Ví dụ

Chi trước của các loài động vật có xương sống.

Bằng chứng tiến hóa trực tiếp và gián tiếp năm 2024

Cánh sâu bọ và cánh dơi.

Bằng chứng tiến hóa trực tiếp và gián tiếp năm 2024

Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. Ví dụ: Xương cùng, mí mắt thứ ba, lông mao, răng khôn, ruột thừa ở người, ...

Bằng chứng tiến hóa trực tiếp và gián tiếp năm 2024

II. Nội dung 2: Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

Những nghiên cứu về cấu tạo tế bào và sinh học phân tử đã đưa ra nhiều bằng chứng gián tiếp chứng minh được nguồn gốc chung của các loài.

Bằng chứng tế bào học Bằng chứng sinh học phân tử

- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

Bằng chứng tiến hóa trực tiếp và gián tiếp năm 2024

- Các loài sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền. - Các loài đều dùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. - Các loài đều có cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là axit nuclêic.

Bằng chứng tiến hóa trực tiếp và gián tiếp năm 2024

Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và các nuclêôtit càng giống nhau và ngược lại.

Bằng chứng tiến hóa trực tiếp và gián tiếp năm 2024

III. Hướng dẫn giải các câu hỏi trong đề thi TN THPT

Câu 1. Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
  2. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng.
  3. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.
  4. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.

(Đề thi tuyển sinh đại học – Năm 2011)

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: A.

Đáp án B sai vì những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương tự.

Đáp án C sai vì các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì có thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.

Đáp án D sai vì những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương đồng.

Câu 2. Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?

  1. Cánh dơi và tay người.
  2. Gai xương rồng và gai hoa hồng.
  3. Mang cá và mang tôm.
  4. Cánh chim và cánh côn trùng.

(Đề thi tuyển sinh cao đẳng – Năm 2012)

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: A.

Đáp án A đúng vì cánh dơi và tay người là cơ quan tương đồng, có cùng nguồn gốc là chi trước của thú.

Đáp án B sai vì gai xương rồng và gai hoa hồng là cơ quan tương tự, gai xương rồng có nguồn gốc từ biểu bì thân, gai xương rồng có nguồn gốc từ lá.

Đáp án C sai vì mang cá và mang tôm là cơ quan tương tự, có cùng chức năng trao đổi khí nhưng chúng khác nguồn gốc, mang cá có nguồn gốc từ ngoại bì hoặc nội bì, mang tôm có nguồn gốc ngoại bì.

Đáp án D sai vì cánh chim và cánh côn trùng là cơ quan tương tự, có cùng chức năng bay nhưng cánh chim là một chi của cơ thể, còn cánh côn trùng là biểu bì của cơ thể.

Câu 3. Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây?

  1. Cánh dơi.
  2. Vây cá chép.
  3. Cánh bướm.
  4. Cánh ong.

(Đề thi tuyển sinh cao đẳng – Năm 2013)

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: A.

Cánh chim tương đồng với cánh dơi, 2 cơ quan này có chung nguồn gốc là một chi của cơ thể.

Vây cá chép, cánh bướm, cánh ông có nguồn gốc ngoại bì, không phải là một chi của cơ thể như cánh chim.

Câu 4. Những bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.

(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.

(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.

(4) Protein của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.

(5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.

  1. (2), (3), (5).
  2. (1), (3), (4).
  3. (2), (4), (5).
  4. (1), (2), (5).

(Đề thi TNPT – Năm 2014)

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: B.

(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền là bằng chứng sinh học phân tử.

(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng giải phẫu so sánh.

(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit là bằng chứng sinh học phân tử.

(4) Protein của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin là bằng chứng sinh học phân tử.

(5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào là bằng chứng tế bào học.

Câu 6. Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

  1. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.
  2. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
  3. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  4. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.

(Đề thi THPT Quốc gia – Năm 2016)

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: A

Đáp án B sai vì là bằng chứng giải phẫu so sánh. Đáp án C sai vì là bằng chứng tế bào học.

Đáp án D sai vì là bằng chứng trực tiếp, là hóa thạch.

Câu 7. Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự?

  1. Cánh chim và cánh bướm.
  2. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.
  3. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
  4. Chi trước của mèo và tay của người.

(Đề Thử nghiệm kì thi THPT Quốc gia – Năm 2017)

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: A

Đáp án B, C, D sai vì là cơ quan tương đồng.

Câu 8. Cho biết gen mã hóa cùng một loại enzim ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự nuclêôtit sau đây:

Loài Trình tự Nucleotit khác nhau của gen mã hóa enzim đang xét Loài A X A G G T X A G T T Loài B X A G G T X A G G T Loài C X A G G A X A T T T Loài D X A G G T X A A G T

Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là:

  1. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
  2. B và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
  3. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
  4. A và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.

(Đề Minh họa kì thi THPT Quốc gia – Năm 2017)

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: B

Loài B và D có quan hệ họ hàng gần gũi nhất vì chỉ khác nhau ở 1 nuclêôtit. Loài B và C hoặc C và D có quan hệ họ hàng xa nhất vì khác nhau ở 4 nuclêôtit. So sánh các cặp loài còn lại khác nhau ở 2 hoặc 3 nuclêôtit.

Câu 9. Chuỗi β - hemôglôbin của một số loài trong bộ Linh trưởng đều gồm 146 axit amin nhưng khác biệt nhau một số axit amin, thể hiện ở bảng sau:

Các loài trong bộ Linh trưởng Tinh tinh Gôrila Vượn Gibbon Khỉ sóc Số axit amin khác biệt so với người 0 1 3 9

Theo lí thuyết, loài nào ở bảng này có quan hệ họ hàng gần với người nhất?

  1. Gôrila.
  2. Vượn Gibbon.
  3. Tinh tinh.
  4. Khỉ sóc.

(Đề thi tốt nghiệp THPT – Năm 2020 – Đợt 2 – Mã 209)

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: C

Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất vì sự khác biệt trong trình tự 146 axit amin của chuỗi β - hemôglôbin so với người ít nhất.

Câu 10. Cơ quan nào sau đây ở người là cơ quan thoái hóa?

  1. Ruột non.
  2. Ruột thừa.
  3. Dạ dày.
  4. Ruột già.

(Đề thi tốt nghiệp THPT – Năm 2021 – Đợt 1 – Mã 220)

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: B

Ruột thừa là cơ quan thoái hóa vì không có chức năng.

IV. Bài tập và hướng dẫn giải của hệ thống trường Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông

1. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Kể tên các bằng chứng tiến hóa chứng minh nguồn gốc chung của các loài.

Hướng dẫn trả lời:

Bằng chứng giải phẫu so sánh – cơ quan tương đồng.

Bằng chứng tế bào học – sinh học phân tử.

Câu 2: Phân tích trình tự các axit amin của cùng một loại prôtêin hay trình tự các nuclêôtit của cùng một gen ở các loài khác nhau có thể cho ta biết điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

Mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

Câu 3: Tại sao những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự nuclêôtit càng có xu hướng giống nhau và ngược lại?

Hướng dẫn trả lời:

Vì các loài vừa mới tách ra từ một tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để chọn lọc tự nhiên có thể phân hóa tạo nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử.

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan...

  1. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
  2. có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau, thực hiện chức năng giống nhau hoặc khác nhau.
  3. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống
  4. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 2. Chi tiết nào là cơ quan thoái hóa ở người?

  1. Vành tai có mấu lồi.
  2. Người có đuôi.
  3. Có răng nanh kém phát triển.
  4. Người có nhiều lông mao.

Câu 3. Bộ ba mở đầu trên phân tử mARN ở hầu hết các loài sinh vật là AUG. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ

  1. Nguồn gốc thống nhất của sinh giới.
  2. Mã di truyền có tính thoái hóa.
  3. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
  4. Thông tin di truyền ở tất cả các loài đều giống

Câu 4. Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều có nguồn gốc chung là

  1. tất cả các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền.
  2. sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống.
  3. sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
  4. sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái về vây của các loài sống trong môi trường nước.

Câu 5. Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?

  1. Di tích của các loài thực vật, động vật trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
  2. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
  3. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự
  4. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau khoảng 97%.

Câu 6. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về cấu tạo xương chi trước của người, báo, cá voi, dơi?

  1. Kiểu cấu tạo giống nhau của xương chi trước của người, báo, cá voi, dơi cho thấy các loài này có chung nguồn gốc.

II. Xương chi trước của người, báo, cá voi, dơi là bằng chứng giải phẫu so sánh thể hiện mối quan hệ họ hàng giữa các loài này.

III. Sự giống nhau về cấu trúc xương của người, báo, cá voi, dơi do chúng được thừa hưởng vốn di truyền từ tổ tiên

IV. Vì có cấu tạo giống nhau nên xương chi trước của người, báo, cá voi, dơi được gọi là cơ quan tương tự.

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 7. Trong các bằng chứng dưới đây, có bao nhiêu bằng chứng không thể hiện các loài có chung nguồn gốc?

  1. Cánh ong phát triển từ mặt lưng của phần đốt thân ngực, cánh dơi là biến dạng của chi trước.

II. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương tự do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể

III. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp̣.

IV. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của biểu bì thân, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của lá.

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 8. So sánh trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người ngày nay ta có các thông tin sau; biết GXU và GXA đều mã hóa cho axit amin Alanin:

- Người: -..... XGA- TGT- TGG- GTT- TGT- TGG ....-

- Tinh tinh: - ....XGT- TGT- TGG- GTT- TGT- TGG ....-

- Gôrila: - ....XGT- TGT- TGG- GTT- TGT- TAT ....-

- Đười ươi: - ....TGT- TGG- TGG- GTX- TGT- GAT ....-

Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các phát biểu sau?

  1. Giữa người và tinh tinh có sai khác 1 axit

II. Giữa người và gôrilla có sai khác 2 bộ ba mã di truyền.

III. Người có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với đười ươi.

IV. Giữa người và đười ươi có sai khác 4 bộ ba mã di truyền.

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 9. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

  1. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.

II. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng.

III. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

IV. Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 10. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

  1. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài.

II. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài.

III. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β hêmôglôbin như nhau chứng tỏ có nguồn gốc chung là bằng chứng tiến hóa ở mức độ sinh học phân tử.

IV. Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo cơ quan của các loài khác

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM 1. B 2. A 3. A 4. A 5. A 6. C 7. D 8. B 9. B 10. C HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 5: Đáp án B, C, D là những bằng chứng gián tiếp.

Câu 6: I, II, III đúng

IV sai vì có cấu tạo giống nhau nên xương chi trước của người, báo, cá voi, dơi được gọi là cơ quan tương đồng.

Câu 7: I, II, III, IV là các cơ quan tương tự nên không thể hiện các loài có chung nguồn gốc.

Câu 8: II, IV đúng.

I sai vì giữa người và tinh tinh không có axit amin khác nhau. III sai vì người có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với tinh tinh.

Câu 9: III, IV đúng.

I sai vì những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương đồng.

II sai vì những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương tự.

Câu 10: I, II, III đúng.

IV sai vì bằng chứng sinh học giải phẫu so sánh mới dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo cơ quan của các loài khác nhau.

Có bao nhiêu bằng chứng được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?

Trong các loại bằng chứng tiến hóa thì chỉ có bằng chứng hóa thạch được coi là bằng chứng trực tiếp.

Bằng chứng giải phẫu so sánh là gì?

3.1 Bằng chứng giải phẫu so sánh - Là những bằng chứng dựa trên sự giống nhau về đặc điểm giải phẫu. Các loài có cấu tạo giải phẫu càng giống nhau chứng tỏ quan hệ họ hàng càng thân thuộc. + Cơ quan tương đồng: Phản ánh sự tiến hóa phân li ở sinh vật.

Bằng chứng trực tiếp là gì?

Bằng chứng trực tiếp chính là các hóa thạch Hóa thạch là các di tích của sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại địa chất còn lưu lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.

Các cơ quan tương tự phản ánh điều gì?

Cơ quan tương tự: - Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng do đảm nhận những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. - Cơ quan tương tự phản ánh tiến hoá đồng quy. - Vd: cánh dơi và cánh côn trùng, mang cá và mang tôm…