Bán khẩu trang giá bao nhiêu thì bị phạt năm 2024

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu kiểm soát chặt thị trường khẩu trang, chống đầu cơ, tăng giá bán - Ảnh: THÀNH CHUNG

Thông tin đưa ra tại cuộc họp đột xuất của Ban chỉ đạo nhằm đánh giá các tình hình tác động tới công tác điều hành giá ngay trong tháng đầu năm 2020 diễn ra chiều 31-1.

Trưởng Ban chỉ đạo cho biết tình hình giá cả ngay từ đầu năm đã có nhiều diễn biến mới, phức tạp. Cụ thể, dịch cúm chủng mới nCoV xuất hiện tác động tới tình hình kinh tế giá cả thế giới.

Trung Quốc đề nghị nhập khẩu trang từ Việt Nam

Đáng chú ý, cần xem xét vấn đề giá khẩu trang, nước rửa tay trong phòng dịch nCoV tăng để bảo đảm nguồn cung trong nước, khách du lịch và việc Việt Nam quyết định hỗ trợ khẩu trang cho Trung Quốc phòng dịch.

Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính (Bộ Y tế) Lê Thành Công cho biết nhu cầu đang tăng đột biến. Cả nước có 46 đơn vị sản xuất khẩu trang nhưng nguyên liệu phụ thuộc phía Trung Quốc và bị động kế hoạch sản xuất do sát Tết Nguyên đán. Vừa qua, có đơn vị ở Trung Quốc đề nghị nhập khẩu khẩu trang từ Việt Nam.

Vị này cũng cho biết các đơn vị sản xuất trong nước đang tìm nguyên liệu mới từ châu Âu, các quốc gia khác để nhập khẩu, sản xuất. Về dung dịch sát khuẩn, chủ yếu dùng trong đơn vị y tế qua đấu thầu mua sắm, giờ mỗi gia đình mua thì việc đáp ứng là khó khăn.

Đồng thời đại diện Bộ Y tế khẳng định: "Không có chuyện bệnh viện bán khẩu trang, dung dịch sát khuẩn ra ngoài vì bản thân các bệnh viện rất lo các nguồn cung ứng nội bộ để phòng chống dịch".

Trong khi đó, cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn cho biết khẩu trang không nằm trong diện bình ổn, quản lý giá nhưng theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 thì mặt hàng này phải niêm yết giá.

Phạt 10-15 triệu đồng nếu không niêm yết giá khẩu trang

"Không niêm yết cũng bị xử phạt và niêm yết mà tăng giá bán thì sẽ phạt nặng hơn, 10-15 triệu đồng và bồi hoàn tiền cho người tiêu dùng. Nghị định 109 quy định thanh tra tài chính, quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, xử phạt", ông Tuấn nói.

Do đó, Phó thủ tướng giao quản lý thị trường, thanh tra tài chính tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi không niêm yết giá khẩu trang hoặc niêm yết nhưng tăng giá bán.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh tình hình mới đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện theo các chỉ đạo tại Kết luận số 03 ngày 4-1-2020 để kiểm soát lạm phát theo kịch bản từ đầu năm và cả năm 2020.

Cũng trong ngày hôm nay 31-1, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì cuộc họp khẩn với các đơn vị liên quan thuộc bộ về đánh giá tác động từ dịch bệnh nCoV tới nền kinh tế nói chung cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương nói riêng.

Theo đó, Bộ Công thương đã lập tổ công tác xây dựng báo cáo, đánh giá tác động và đề xuất từng giải pháp đối phó với dịch viêm phổi cấp nCoV…, đề nghị các đơn vị tiếp tục nghiên cứu sâu, đánh giá toàn diện tác động của dịch nCoV đối với cả thị trường trong và ngoài nước.

Phải có biện pháp giảm giá thịt heo hơi về mức 60.000 - 65.000 đồng/kg

Đối với nhóm hàng thực phẩm, nhất là đối với thịt heo, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp tổ chức quyết liệt các giải pháp để bình ổn giá, giảm giá mặt hàng thịt heo, báo cáo cụ thể Chính phủ.

Theo đó quyết tâm làm tốt các biện pháp điều hành cung - cầu, bảo đảm lợi ích các bên, giúp giá thịt heo hơi giảm 10% trong tháng 2 và tiếp tục giảm tháng 3 về mức 60.000 - 65.000 đồng/kg và các tháng tiếp theo giá bình ổn hoặc tiếp tục giảm về mức 45.000 - 50.000 đồng/kg, tức mức bình thường trước khi có dịch. Tăng cường công tác chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy khâu phân phối, bán lẻ.

"Các bộ, ngành mà chủ trì là Bộ Công thương phải trả lời cho Chính phủ tại sao giá thành thấp mà giá bán lại vẫn cao như hiện nay? Không thiếu thịt lợn mà giá không xuống? Tổng cục Thuế sớm có yêu cầu kiểm tra hạch toán chi phí, giá thành, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, tổn thất từ dịch của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, bảo đảm công khai minh bạch, tuân thủ pháp luật, chống độc quyền, gian lận thương mại và lợi ích nhóm nếu có trong lĩnh vực này", Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu.

Vừa qua, nhiều chủ kinh doanh đã lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để sản xuất khẩu trang giả bằng giấy ăn, giấy vệ sinh nhằm kiếm lời bất chính. Đây là hành vi làm giả thiết bị y tế, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và công tác phòng, chống dịch bệnh, có thể xử lý hình sự.

Bán khẩu trang giá bao nhiêu thì bị phạt năm 2024

*Về xử lý vi phạm hành chính

Căn cứ, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015. Thì hành vi sản xuất, buôn bán khẩu trang giả là một trong các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. (Điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP)

Tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định về “hàng giả” như sau:

– Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

– Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

– Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 50 triệu đồng tùy theo mức độ.

Theo Điều 12 của Nghị định trên thì hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng – 60 triệu đồng tùy theo mức độ.

Đồng thời, người thực hiện hành vi này còn có thể bị tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 6 – 12 hoặc 12 – 24 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Ngoài ra, còn bị buộc tiêu hủy tang vật; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường.

*Về xử lý hình sự

Nếu đủ yếu tố để xử lý hình sự thì theo quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 15 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Không đeo khẩu trang bị phạt bao nhiêu tiền?

Xử phạt hành chính Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP, người nào không đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế… để bảo vệ bản thân trước dịch bệnh thì có thể bị phạt từ 01 - 03 triệu đồng.