Bài vẽ trang trí đầu báo tường

... thiệu bài - Giới thiệu một số đầu báo tường. - Đặt câu hỏi tìm hiểu:  Tên tờ báo?  Báo chào mừng ngày gì? - Giới thiệu về báo tường:  Tờ báo nào cũng có: đầu báo, thân báo. ... chữ, hình minh hoạ. - Giới thiệu cách trang trí:  Vẽ phác mảng chữ, hình cân đối.  Kẻ chữ, vẽ hình trang trí phù hợp.  Màu sắc tươi sáng, nổi  Thi đua, Học tập, Nhớ ơn, ... báo: cỡ chữ nhỏ hơn tên báo.  Tên đơn vị: sắp xếp vị trí phù hợp. - Hình minh hoạ: hình trang trí, cờ, hoa, biểu trưng, … - Chọn một số chủ đề báo, tên báo, kiểu chữ, hình minh...

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật khối 5 - Bài 30: Vẽ trang trí trang trí đầu báo tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần: 30 Mĩ thuật Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG I. MỤC TIÊU: - HS hiểu ý nghĩa của báo tường - HS biết cách trang trí và trang trí được đầu báo của lớp - HS yêu thích các hoạt động tập thể II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sưu tầm một số đầu báo (báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hoa học trò, Nhi đồng) - Một số đầu báo tường của lớp hoặc của trường - Bài vẽ của HS lớp trước - Hình gợi ý cách vẽ III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1. Quan sát, nhận xét 2. Cách trang trí đầu báo tường 3. Thực hành 4. Nhận xét, đánh giá A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách nặn tạo dáng theo đề tài Ngày hội? - GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ Vẽ trang trí: Trang trí đầu báo tường 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - GV giới thiệu một số đầu báo. - GV giới thiệu một số đầu báo * Tên tờ báo: là phần chính, chữ to, rõ, nổi bật. Ví dụ: Thi đua, Học tập, Nhớ ơn Bác Hồ Có thể là chữ in hoa hay chữ thường, màu sắc tươi sáng, nổi bật * Chủ đề tờ báo: cỡ chữ nhỏ hơn tên báo. Ví dụ: Chào mừng ngày 20 – 11; Chào mừng 115 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu * Tên đơn vị: Sắp xếp ở vị trí phù hợp, nhỏ hơn tên báo. Ví dụ: Lớp 5D, Trường Tiểu học Phú Hội + Hình minh họa: hình trang trí, cờ, hoa, biểu trưng - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ - GV giới thiệu cho HS quan sát một số bài trang trí của các bạn lớp trước - Tổ chức cho HS thực hành - Tổ chức cho HS trưng bày bài thực hành - GV bổ sung nhận xét, điều chỉnh xếp loại và động viên chung cả lớp. - Nhận xét chung tiết học . - 2 HS lên bảng trả lời - HS nghe - HS quan sát một số đầu báo và nhận xét. - HS quan sát, tìm ra các yếu tố của đầu báo. - Một số HS phát biểu chọn chủ đề báo, tên tờ báo, kiểu chữ, hình minh họa. - HS quan sát, nêu cách vẽ: + Vẽ phác các mảng chữ, hình minh họa sao cho có mảng lớn, mảng nhỏ và cân đối + Kẻ chữ và vẽ hình trang trí + Vẽ màu tươi sáng, rõ và phù hợp với nội dung - HS làm bài theo nhóm. Thảo luận, phân công các phần việc cho các thành viên trong nhóm. - HS trưng bày bài thực hành - HS chọn một số bài đính lên bảng, nhận xét, xếp loại bài. - HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng. Hoạt động nối tiếp: Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em của các bạn lớp trước. Lượng giá:

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Mĩ Thuật Lớp 5

Bài vẽ trang trí đầu báo tường
Bài vẽ trang trí đầu báo tường
Bài vẽ trang trí đầu báo tường

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Gửi Đánh Giá

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1107

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Viên Âm Nhạc Lớp 7
  • Sách Giáo Viên Mĩ Thuật Lớp 7

Bài vẽ trang trí đầu báo tường
Bài vẽ trang trí đầu báo tường

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Gửi Đánh Giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1001

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Báo tường là tờ báo treo, dán trên tường của các đơn vị, các cơ quan, nhà máy, trường học, … phản ánh các hoạt động của đơn vị hay cơ sở đó.

Đầu báo tường thường có:

  • Tên tờ báo: do đơn vị tự đặt sao cho phù hợp với nội dung từng số báo. Ví dụ: Măng non, Tuổi trẻ, Thi đua, Học tập, Tuổi hoa, … Tên báo được viết với kích thước to, màu sắc nổi bật, kiểu dáng chữ đẹp ;
  • Tên đơn vị, số báo, ngày, tháng, năm ra báo và dòng chữ thể hiện chủ đề nội dung tờ báo ;
  • Thông thường, trên đầu báo có minh hoạ, nội dung phù hợp với chủ đề. Ví dụ: huy hiệu Mãng non, huy hiệu Đoàn, hình ảnh học tập, lao động hay hình chim, hoa, …

Bài vẽ trang trí đầu báo tường

Bài vẽ trang trí đầu báo tường

CÁCH TRANG TRÍ

  • Vẽ phác các mảng để trình bày tên báo, số báo, tên đơn vị, hình ảnh minh hoạ. Có thể phác thảo nhiều cách sắp xếp để chọn, chú ý sao cho tỉ lệ giữa các mảng chữ và mảng minh hoạ thuận mắt, cân đối, tên báo nổi bật.
  • Phân bố vị trí chữ trong từng dòng rồi vẽ phác các nét chữ.
  • Vẽ nét của các hình minh hoạ.
  • Vẽ màu : chọn những màu thích hợp với nội dung để trang trí cho đầu báo rõ ràng, tươi sáng và đẹp.
  • Có thể dùng giấy màu cắt dán để trang trí.

Bài vẽ trang trí đầu báo tường

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Hãy trang trí đầu báo tường của lớp (tự chọn tên báo), khổ 15 x 28 cm.

Nguồn: Sách Âm nhạc và Mĩ thuật 7 – Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam