Bài tổ tôm có bao nhiêu quân năm 2024

(NCTG) Tổ Tôm là trò chơi bài dân gian – một sinh hoạt văn hóa đỉnh cao của người Việt đã ăn sâu trong mọi ngóc ngách đời sống và tâm thức dân gian.

Bài tổ tôm có bao nhiêu quân năm 2024

Ở Việt Nam xưa, khi khâm liệm người chết thì người ta rải bộ bài vào trong quan tài với quan niệm người chết sẽ có 120 quan quân bảo vệ và có bộ bài tiêu khiển ở thế giới bên kia, có nơi bỏ ra hàng Yêu (yêu nghiệt, yêu quái) và quân Bát Sách (Bát gàn) với ý nghĩa là người chết sẽ được đầu thai ứng với những quân bài như Cửu Vạn thì làm người khuân vác, Tam Sách thì làm nghề sông nước, Tứ Sách thì làm bưng bê, phục vụ…

Ngoài ra còn nhiều luật tục như hội Tổ Tôm trong đám cưới, các cuộc liên hoan, hội họp rất vui khi khai hội ù “Thập điều” vì cho là điềm may mắn cho đôi trẻ hay báo hiệu niềm vui và kiêng ù Bạch Định với quan niệm Bạch Định là trắng tay, đổ vỡ, phá sản hoặc như trong đám tang kiêng ù “Kính tứ cố” và “Kính cụ”.

Khi làm lễ cất nóc nhà thì chủ nhà mời nhưng người đức cao, quyền trọng đến chơi bài và khi nào có người ù được ván “Thập hồng” (hoặc bài “Tám đỏ” nếu chơi Chắn) thì lấy toàn bộ quân bài của người đó đóng lên cột, kèo, đầu hồi của mái nhà để lấy phước lấy may với quan niệm nghiệp làm ăn gặp vận đỏ, phát tài phát lộc và hội chơi sẽ kết thúc chỉ khi có ai ù được “Thập hồng”, “Tám đỏ” thì dừng cuộc chơi và ngả cỗ ăn mừng…

Bài tổ tôm có bao nhiêu quân năm 2024

Trò chơi được các tổ chức xã hội, chính quyền xưa nâng tầm trở thành sinh hoạt văn hóa cộng đồng – Tổ Tôm Điếm, một sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và giáo dục không thể thiếu trong các lễ hội dân gian.

Người xưa nói:

“Làm trai biết đánh Tổ Tôm Uống chè mạn hảo, xem nôm Thúy Kiều”

Bởi thế mới có ca dao cổ súy cho văn hóa chơi bài trong dân gian:

“Người ta khuyến học khuyến tài Riêng tôi dở người đi khuyến Tổ Tôm”

hay:

“Làm trai mà không biết đánh Tổ Tôm Uống nước lá ổi xem… L… trẻ con”

Bài tổ tôm có bao nhiêu quân năm 2024

Nhưng, điều đặc biệt của bộ bài Tổ Tôm là nó lại mang các hình minh họa dân gian Nhật Bản. Do đó, một câu hỏi lớn mà vẫn còn bí ẩn đến ngày nay là Tổ Tôm xuất xứ từ đâu? Nội dung của nó ra sao? Lưu lạc thế nào vào Việt Nam? Trong khi ở Trung Quốc và Nhật Bản không lưu hành và không biết đến bộ bài này.

- Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập tới vấn đề này trong nhật báo” L'Annam Nouveau”, 1932, vol. 125-vol143, bài “Le To Tom”.

- Giáo sư Kim Vĩnh Kiện lần đầu tiên đề cập tới Tổ Tôm ở Nhật trong cuốn “Quan Hệ Ấn Ðộ Chi Na - Nhật Bản” (Quan Hệ Nhật Bản và Ðông Nam Á, Nhà xuất bản Fuzanbo, Ðông Kinh, năm 1943). Giáo sư khẳng định chắc chắn đó là những hình phong tục Nhật.

- Giáo sư Yumio Sakurai đã giới thiệu Tổ Tôm trong cuốn “Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1” do Nhà xuất bản Chuo Koron Sha ấn hành năm 1992. Theo giáo sư, loại chữ ghi trên đó lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm.

- Trên trang Web Trung Quốc: poker168.com cũng giới thiệu bộ bài Tổ Tôm nhưng chỉ với chú thích là bộ bài xuất xứ từ Việt Nam và được lưu hành ở Việt Nam và một số vùng biên giới Việt – Trung.

Bài tổ tôm có bao nhiêu quân năm 2024

Giáo sư Đỗ Thông Minh nghiên cứu văn hóa Việt – Nhật nhận xét về bộ bài Tổ Tôm:

“Những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là “văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là “majan” (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán.

Ðặc trưng Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc “Kimono” thời Edo, trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi), trái đào (momo), thành (shiro),thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật

Tổ Tôm là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam, hiện nay chỉ thấy được chơi ở Việt Nam). Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử:

Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật[1].

Quân bài

Bài Tổ Tôm có 120 quân(Xem hình), gồm có 3 hàng Vạn (萬), Văn (文), Sách (索). Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng". Bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu. Loại quân đặc biệt có tên gọi là Thang Thang, Lão và Chi Chi. Các quân bài đều có hình minh họa, có thể ghi nhớ bằng hình nếu như không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ Tôm cũng được làm bằng bìa, mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài.

Các khái niệm

Các dạng chơi

Tổ Tôm điếm

Bài ù phải có lưng các lá còn lại năm trong các bí trừ các lá yêu

* Lưng:

1. -Thiên khai

2. -Khàn (có 3 lá giống nhau)

3. -Phỗng (bài có hai lá phỗng thêm 1 lá giống như chíu trong đánh chắn)

4. -các tụ tam sau

<nhất vạn + nhất sách + cửu văn>

<Thang thang + ông lão + cửu sách>

<cửu vạn + cửu sách + thang thang> (ở đây phải là cửu vạn chứ: cửu vạn + cửu sách + thang thang)

<tam vạn + tam sách + thất văn>

<cửu vạn + bát sách + chi chi>

<nhị vạn + nhị sách + bát văn>

<nhất văn + nhị văn + tam văn>

* Bí:

1. -bí tam - giống như phỏm trong "tá lả"

tứ văn + tứ vạn + tứ sách

tứ văn + ngữ văn + lục văn

1. tương tự có bí tứ, bí ngũ...

Tài bàn

Tài bàn gồm ba người chơi, đánh như tổ tôm tuy nhiên trong tài bàn không bị bó buộc nhiều về cách ăn, cách đánh (như ăn một đánh hai thì được phép hoặc đánh phu dưới chiếu...) . Một bài ù được trong tài bàn phải đủ ít nhất 9 lưng, tùy bài có khàn hay không có khàn thì quy ra cước, trong tài bàn chỉ có 3 cước ù là ù xuông, ù tài bàn và ù sửu bàn.

Trong tài bàn người ta quy định một số cây gọi là "tài"

* Nhị, cửu văn

* Tứ, thất sách

* Ngũ, bát vạn.

Các cây tài này cùng với các cây "yêu" một phỗng được 2 lưng, một khàn thì có 6 lưng, một chíu hoặc thiên khai có 12 lưng. Các cây còn lại 1 phỗng có 1 lưng, 1 khàn có 3 lưng, và chíu hoặc thiên khai có 6 lưng. Ngoài ra các phu tính 1 lưng như của tổ tôm như nhị vạn nhị sách bát văn, thang thang ông lão cửu sách...

* Trong tài bàn không có cước tôm lèo..

* Ù tài bàn khi người ù có 14 lưng trở lên

* Ù sửu bàn khi không có khàn mà ù được.

Thông thường ù sửu bàn có cước to hơn ù tài bàn.

* Các trường hợp còn lại thì ù xuông, nhỏ nhất.

Cách tính cước tùy người chơi.

Vì thế, đánh tài bàn là cách học "nhập môn" trước khi chơi được tổ tôm cũng vì lẽ đó.

Tổ tôm diễn ca

Một trăm với hai mươi quân

Tượng hình đủ mọi sắc dân trong đời

Trò chơi đấy, vui vẻ thôi

Mà như có cả đất trời ở đây

"Thái cực": tượng bộ bài này

"Lưỡng nghi” đen đỏ chỉ hai màu nền

"Tứ tượng” bốn lá một tên

"Cửu cung – bát quát" thật huyền diệu thay

Ba ngôi "Văn - Vạn – Sách" này

Là "Nhân – Thiên – Địa" vần xoay chín tầng

"Ngũ hành" với cả "âm-dương"

Biến hóa "vô thủy – vô chung" lạ kỳ

Nảy lên thích quá còn gì

Kênh đùi ấy chính chi chi anh chàng (quân Chi chi)

Mấy cô son phấn làm hàng

Gặp ngay ông cụ vác đòn đi hoang (quân Ông cụ)

Đa tình khổ bởi tin chàng

Nuôi con có chị thang thang một mình (quân Thang thang)

Cô tiên trông rõ là xinh

Thẹn thùng che mặt cho anh mủi lòng (quân Nhất văn)

Giữa đường múa võ luyện công

Giống như châu chấu ngoài đồng làng ta (quân Nhất vạn)

Tăng trọng ăn lắm thế à

Là anh béo nhất đùn ra mất quần (quân Nhất sách)

Nghe đồn cậu ấy siêu nhân

Sao hè đội mũ quàng khăn thế này (quân Nhị văn)

Tuổi xuân chẳng được mấy ngày

Nhị đào bẻ quách trao tay nhân tình (quân Nhị vạn)

Trống bỏi quyến yến mê oanh

Chồn chân, lưng khọm biến thành cụ non (quân Nhị sách)

Tưởng gì một gã du côn

Thọt chân làm mất cá tôm của làng (quân Tam văn)

Lại đây xinh quá một nàng

Hỏi ra mới biết cái bang a còng (quân Tam vạn)

Ruộng đồng đã hóa phố phường

Anh còn đội nón cầm thừng tìm trâu (quân Tam sách)

Bác này bê giỏ đi đâu

Bốn văn, năm võ cúi đầu với ai (quân Tứ văn)

Luật ra cậu có ngãng tai

Xích lô nghễu nghện có ngày lên bưng (quân Tứ vạn)

Đắt mối cô chớ vội mừng

Hãy lo mua sữa liệu chừng "hát-vê" (quân Tứ sách)

Cờ bạc, hụi họ, lô đề

Năm xung, tháng hạn ra đê mà ngồi (quân Ngũ văn)

17/Cá ươn chê muối thế thôi NGÔI CHÙA nơi ấy thu người sa cơ QUÂN NGŨ VẠN 18/Còn ai vẫn giữ mộng mơ CON THUYỀN xuất ngoại đang chờ ở đây QUÂN NGŨ SÁCH 19/Nếu không đủ sức cướp ngày VÁC CHÙY, ôm mác, cầm chày trộm đêm QUÂN LỤC VĂN 20/Người ta làm lụng liên miên Còn ông CHỐNG CUỐC ngưỡng thiên tháng ngày QUÂN LỤC VẠN 21/Giàu đôi mắt, khó đôi tay ANH NGHÈO bởi vướng một bầy trẻ con QUÂN LỤC SÁCH 22/Chị này bê lọ MẮM TÔM Tay kia chẳng biết có thơm thịt cầy QUÂN THẤT VĂN 23/Cho người nhậu tít trời mây SÚN RĂNG quắp cả bàn tay trong quần QUÂN THẤT VẠN 24/Có anh LANG XÓM tần ngần Mất sách, quên thuốc biết mần ra răng QUÂN THẤT SÁCH 25/Thôi thì nhờ cậu tám văn Đánh võng hôn đất QUÈ CHÂN chữa giùm QUÂN BÁT VĂN 26/Mua ngay một chú CHÉP VÀNG Tám vạn đồng chẵn chợ làng rẻ hơn QUÂN BÁT VẠN 27/Lèo ngay một mụ xồn xồn Tính gàn BÁT SÁCH vểnh mồm hỏi chi QUÂN BÁT SÁCH 28/Đường to nó chắn một khi CÕNG SỌT đường tắt thôi thì làm lươn QUÂN CỬU VĂN 29/Vác hòm CỬU VẠN mọi đường Thời buổi kinh tế thị trường khó khăn QUÂN CỬU VẠN 30./ Vận đen gặp gã đi tuần ĐÈN LỒNG soi tỏ chin phần hỏng ăn QUÂN CỬU SÁCH Thôi thì mưu sự tại nhân Còn chờ đĩa nọc có phần cho ta Ù to, ù bé hay hòa Say sưa ai biết tiếng gà sang canh Cùng vui hỡi các chị, anh Đầu xanh hay bậc lão thành cùng vui Đầu tiên lựa đúng chỗ ngồi Phải lo hòa dưới, thuận người ngồi trên Điểm binh, điểm bối đầu tiên Ăn khoan, phỗng nhặt phải nên ghi lòng Treo tranh, kẹp cổ đề phòng Buôn phu, phỗng bậy mất công của mình Xem lưng , bất thực, chịu nhanh Kiểm khàn, chờ rẻ kẻo thành công toi Cây cuối thành, chờ mới chơi Bài xấu đừng tiếc liệu thời bỏ đi TỨ TRỤ to nhất Ù CHI BẠCH ĐỊNH, MƯỜI ĐỎ,rồi thì CỤ ÔNG TỨ CỐ kính ở trong lòng Nhớ câu kiêng kỵ để không ù bừa SUÔNG hai, DỊCH một nhớ chưa TÔM bốn, LÈO ấy đếm vừa là năm Còn như GÀ NGOẠI, GÀ TRONG Đầu buổi giao hẹn tùy làng mà chơi TỔ TÔM là thú thảnh thơi Giữ gìn vốn cổ đời đời truyền nhân Một trăm với hai mươi quân........

Các từ ngữ tiếng lóng liên quan đến Tổ Tôm

* Gàn bát sách

* Cửu vạn

* Thất sách

* Phỗng mất

* Hoa rơi cửa Phật

* Nhũn như chi chi

* Hợp cạ

* Tròn bài

Trong văn học

Nhà thơ Nguyễn Khuyến có nhắc đến Tổ Tôm trong bài "Tự trào" :

...Mở miệng nói ra gàn bát Sách

Mềm môi chén mãi tít cung Thang

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ

Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng

Còn nhà thơ Trần Tế Xương cũng có đề cập đến trò chơi này:

Bực chăng nhẽ anh hùng khi vị ngộ

Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm

Riêng nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã viết cả một bài thơ, câu nào cũng có tên một quân bài Tổ Tôm, theo tương truyền là để khất nợ :