Bài thực hành số 4 hóa lớp 10 năm 2024

Tiến hành thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch \(H_2SO_4\) loãng.

Cho tiếp 1 viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

Tiến hành thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch \(CuSO_4\) loãng.

Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã làm sạch bề mặt.

Để yên 10 phút, quan sát hiện tượng.

3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit

Tiến hành thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch \(FeSO_4\), thêm vào ống 1 ml dung dịch \(H_2SO_4\) loãng.

Nhỏ từng giọt \(KMnO_4\) vào ống nghiệm, lắc nhẹ mỗi lần nhỏ \(KMnO_4\)

Video hướng dẫn giải

Quảng cáo

Bài thực hành số 4 hóa lớp 10 năm 2024

Lời giải chi tiết

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên

Giải thích: Vì Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch axit của nó → có khí \(H_2\) thoát ra.

Phương trình phản ứng: \(Zn + H_2SO_4 → ZnSO_4 + H_2\)

Kết luận: Trong phản ứng trên Zn là chất khử, \(H_2SO_4\) là chất oxi hóa.

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

Hiện tượng: Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của \(CuSO_4\) bị mất đi

Giải thích: Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.

Phương trình phản ứng: \(Fe + CuSO_4 → FeSO_4 + Cu\)

Kết luận: Fe là chất khử, \(CuSO_4\) là chất oxi hóa

3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit

Hiện tượng: Màu thuốc tím nhạt dần → hết màu

Giải thích: Vì trong môi trường axit \(FeSO_4\) là chất khử đã oxi hoá Mn từ \(Mn^{7+}\) xuống \(Mn^{2+}\)

Phương trình phản ứng: \(10FeSO_4 + 2KMnO_4 + 8H_2SO_4 → 5Fe_2(SO_4)_3 \)\(+ 2MnSO_4 + K_2SO_4 + 8H_2O\)

VnDoc mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu Giải Hóa 10 Bài 31: Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh, qua bộ tài liệu các bạn sẽ học tập hiệu quả hơn môn Hóa học một cách đơn giản. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

  • Giải bài tập trang 118, 119 SGK Hóa học lớp 10: Luyện tập nhóm halogen
  • Giải bài tập trang 120 SGK Hóa học lớp 10: Bài thực hành số 2 Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo
  • Giải bài tập trang 120 SGK Hóa học lớp 10: Bài thực hành số 3 Tính chất hóa học của brom và iot
  • Giải bài tập trang 132 SGK Hóa học lớp 10: Lưu huỳn

Viết bản tường trình (trang 133 SGK Hóa 10)

1. Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của oxi

Cách tiến hành:

Quấn vào đầu dây thép một mẩu than hoặc mẩu gỗ nhỏ.

Đốt nóng một đoạn dây thép xoắn trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng khí oxi.

Hiện tượng: Mẩu than cháy hồng.

Khi đưa vào lọ chứa oxi, dây thép cháy trong oxi sáng chói, nhiều hạt nhỏ sáng bắn tóe như pháo hoa.

Phương trình hóa học

3Fe + O2 → Fe3O4.

Số oxi hóa của Fe tăng từ 0 đến 8/3 nên Fe là chất khử.

Số oxi hóa của O giảm từ O xuống -2 nên O là chất oxi hóa.

2. Thí nghiệm 2. Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ

Cách tiến hành

Lấy 1 lượng nhỏ lưu huỳnh vào ống nghiệm. Đun nóng liên tục ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng.

Hiện tượng: S (rắn, vàng) → S (lỏng, vàng, linh động) → S (quánh nhớt, nâu đỏ) → S (hơi ,da cam).

Giải thích hiện tượng: S nóng chảy ở 119oC thành chất lỏng màu vàng rất linh động. Ở 187oC lưu huỳnh trở nên quánh nhớt và có màu đỏ nâu. Đến 445oC lưu huỳnh sôi, phân tử S bị phá vỡ thành phân tử nhỏ dạng hơi.

3. Thí nghiệm 3. Tính khử của lưu huỳnh

Cách tiến hành thí nghiệm

Cho 1 ít hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh vào ống nghiệm

Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn đến khi thấy có hiện tượng xảy ra phản ứng.

Hiện tượng: Phản ứng giữa Fe và S xảy ra nhanh hơn tỏa nhiều nhiệt, làm đỏ rực hỗn hợp.

Phương trình hóa học

Fe + S → FeS.

Số oxi hóa của Fe tăng từ 0 → 2 nên Fe là chất khử.

Số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống -2 nên S là chất oxi hóa.

4. Thí nghiệm 4. Tính khử của lưu huỳnh

Cách tiến hành thí nghiệm

Đốt lưu huỳnh trong không khí rồi đưa vào bình chứa khí oxi

Hiện tượng: S cháy trong lọ chứa O2 mãnh liệt hơn nhiều khi cháy trong không khí, tạo ra khí SO2 có mùi hắc.

Phương trình hóa học:

S + O2 → SO2.

Số oxi hóa của S tăng từ 0 → +2 nên S là chất khử.

Số oxi hóa của O giảm từ 0 xuống -2 nên O là chất oxi hóa.

II. Bản tường trình bài thực hành số 4 hóa 10

Cách tiến hànhGiải thích hiện tượngPhương trình phản ứng (nếu có)Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của oxiThí nghiệm 2. Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độThí nghiệm 3. Tính khử của lưu huỳnhThí nghiệm 4. Tính khử của lưu huỳnh

-----

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải Hóa 10 Bài 31: Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.