Bài thơ cây dây leo của tác giả nào năm 2024

Nước có từ nước mưa thấm vào lòng đất, rồi ở sông, hồ, ao, biển... nước rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy chúng ta phải bảo vệ nguồn nước bằng việc giữ cho môi trường trong sạch, không vứt rác bừa bãi xuống cống, suối, ao, hồ, biển làm ô nhiễm nguồn nước.

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Chủ đề: Thực vật Đề tài: Thơ ”Cây dây leo”, tác giả: Xuân Tửu Độ tuổi: 3-4 tuổi Thời gian: 20-25 phút Người thực hiện:

  1. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên bài thơ ”Cây dây leo”, tên tác giả ”Xuân Tửu” - Trẻ đọc thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ 2. Kỹ năng - Trẻ đọc thơ to, rõ ràng, biểu cảm phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Rèn khả năng ghi nhớ 3.Thái độ - Tham gia tích cực vào hoạt động - Trẻ có ý thức trồng, chăm sóc bảo vệ các loại cây xanh xung quanh trẻ II. Chuẩn bị - Video đọc thơ, tranh minh họa bài thơ - Mô hình vườn cây, nhạc bài hát: Em yêu cây xanh, Ra chơi vườn hoa III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *HĐ 1: Khơi gợi hứng thú -Lắng nghe lắng nghe! -Nghe tin lớp A chúng mình bạn nào cũng chăm ngoan học giỏi nên hôm nay cô thưởng cho các con một chuyến thăm quan vườn cây đấy! Các con có thích không nào? Bây giờ các con cùng đi và khám phá xem trong vườn có gì nhé! Vừa đi vừa hát bài “Em yêu cây xanh” A! Đã đến vườn cây rồi, các con thấy có đẹp không? +Trong vườn có những cây gì? +Đây là cây gì? -Đúng rồi đây là cây dây leo đấy, vậy các con có biết bài thơ nào nói về cây dây leo không? -Hôm nay cô sẽ dạy các con học thuộc bài thơ Cây dây leo nhé! -Tiết học hôm nay của các con còn có các cô các bác về tham dự nữa đấy chúng mình cùng nổ 1 tràng pháo tay thật to để chào các cô nào! -Cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ và ngồi thật ngoan. *HĐ 2: Dạy trẻ đọc thơ - Các con ạ, chú Xuân Tửu cũng rất yêu cây xanh và đã sáng tác bài thơ “Cây dây leo”. Các con có muốn nghe không? - Bây giờ cô mời các con ngồi đẹp và lắng nghe cô đọc thơ nhé! * Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm -Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ Cây dây leo của nhà thơ Xuân Tửu -Các con ạ bài thơ không chỉ có lời thơ hay còn được kết hợp với hình ảnh đẹp nữa đấy. Và muốn hiểu được hơn thì các con lắng nghe lần nữa nhé! * Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa “Cây dây leo Bé tí teo Ở trong nhà Lại bò ra Ngoài của sổ Và nghển cổ Lên trời cao” Hỏi: Vì sao? Cây trả lời Ra ngoài trời Cho dễ thở Tắm nắng gió Gội mưa rào Cây mới cao Hoa mới đẹp.” - Giảng nội dung: Các con ạ! Bài thơ này nói về “cây dây leo” đấy. Cây dây leo rất bé nên chú Xuân Tửu nói trong bài thơ là “Bé tí teo” có nghĩa là rất bé nhỏ đấy. Khi còn bé thì cây ở trong nhà khi cây phát triển thì cây muốn vươn mình ra ngoài cửa sổ. “Nghển cổ” ở trong bài thơ có nghĩa là cây muốn vươn thật cao ra phía bên ngoài đấy! -Cây dây leo nghển cổ vươn ra ngoài chính là muốn đón lấy nắng, gió và cả những hạt mưa. Nhờ có ánh nắng, nước, và không khí thì cây mới có thể lớn nhanh và cho ra những bông hoa thật đẹp.

-Để giúp các con ghi nhớ hơn bài thơ này thì bây giờ cô mời cả lớp cùng nghe lần nữa nhé! -Trẻ xem video *HĐ 3: Đàm thoại -Các con vừa được nghe bài thơ gì? -Bài thơ của tác giả nào? -Bài thơ nói về cây gì? -Cây dây leo được tả như thế nào? -Trong bài thơ cây dây leo được trồng ở đâu? ”Cây dây leo Bé tí teo Ở trong nhà” -Cây dây leo ở trong nhà sau đó đã làm gì? ”Lại bò ra Ngoài cửa sổ Và nghển cổ Lên trời cao” -Cây bò ra ngoài để làm gì? ”Ra ngoài trời Cho dễ thở Tắm nắng gió Gội mưa rào” -Được tắm nắng gió, gội mưa rào cây sẽ phát triển như thế nào? ”Cây mới cao Hoa mới đẹp” -Nếu là con con sẽ làm gì để giúp cây khỏe mạnh, tươi tốt? *GD trẻ: Các con ạ! Cây xanh cho chúng mình bóng mát, hoa đẹp vì vậy các con cần phải yêu quý cây, hằng ngày chăm sóc và bảo vệ cây bằng cách tưới nước, bón phân, nhổ cỏ cho cây, không bẻ cành ngắt lá nhé! *HĐ 4: Trẻ đọc thơ - Bây giờ cô mời các con cùng đọc thơ với cô nhé! + Cả lớp đọc (2 lần) + Cô mời tổ + Cô mời nhóm, cá nhân -Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả. *HĐ 5: Kết thúc - Cô thấy lớp mình hôm nay học rất giỏi cô có trò chơi thưởng cho cả lớp. Các con có thích chơi không? -Trò chơi: “Gieo hạt” - Ở sân trường còn có rất nhiều cây hoa đẹp cô mời các con và các cô giáo cùng đi ra ngoài ngắm hoa và hít thở không khí trong lành nhé!

-Nghe gì? Nghe gì?

-Có ạ!

-Vâng ạ! -Trẻ hát cùng cô -Có ạ!

-Trẻ kể tên -Cây dây leo

-Có ạ!

-Cây dây leo

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ chú ý lắng nghe

-Cây dây leo -Xuân Tửu -Cây dây leo -Bé tí teo

-Ở trong nhà

-Bò ra ngoài

-Cho dễ thở

-Cây mới cao- Hoa mới đẹp

-Tưới nước, nhổ cỏ,...

-Trẻ đọc thơ

-Có ạ!

-Trẻ chơi cùng cô -Trẻ đi ra ngoài cùng cô