Bai thanh ca buon nhac sĩ là ai?

Đức Bình - RFI

Hằng năm cứ mỗi dịp gần Noel, vào độ cuối đông tiết trời se lạnh, dường như đã trở thành thông lệ, chúng ta lại nghe thấy giai điệu quen thuộc của “Bài thánh ca buồn” vang lên khắp nơi. Gần nửa thế kỷ trôi qua, vào dịp lễ Giáng sinh, bản tình ca ấy vẫn cứ thản nhiên len lỏi vào tâm thức từ người dân đô thị đến những chòm xóm nhỏ, thậm chí còn quen thuộc hơn cả Thánh ca Giáo đường.

Đã 40 năm trôi qua, giờ đây khi đặt câu hỏi, trong số các bài hát việt về Giáng sinh, ca khúc nào phổ biến nhất, câu trả lời chắc chắn sẽ là “Bài thánh ca buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, văn không ngừng ngân vang trong những đêm lành.

Thực ra, Elvis Phương không phải là ca sĩ đầu tiên thể hiện “Bài thánh ca buồn”, và có lẽ cũng chẳng phải là người cuối cùng, nhưng anh đã là người mặc định cho ca khúc một vị trí hoàn hảo, thổi vào đó dạt dào những cảm xúc từ khung trời kỷ niệm pha trộn giữa mùa Noel xưa và nay, một chút gì tiếc nuối, xa vắng, kết hợp sử lý giọng hát ở không gian cao, rộng, khoan thai, phát âmca từ rõ ràng, lắng đọng, để rồi đẩy ca khúc lên trở thành một tuyệt tác mà qua biết bao nhiêu thế hệ người nghe, nó vẫn luôn là bài ca Giáng sinh được yêu mến nhất.

Quay trở lại với nhạc phẩm “Bài thánh ca buồn” thì vốn là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Vũ. Ông sáng tác ca khúc này vào năm 1972, tức cách đây đúng 40 năm và được hãng đĩa Sơn Ca mua độc quyền, nam ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên thể hiện.

* Bài Thánh Ca Buồn Elvis Phương

* Bài Thánh Ca Buồn Khánh Ly

* Bài Thánh Ca Buồn Julie

* Bài Thánh Ca Buồn Thái Châu

* Bài Thánh Ca Buồn Vũ Khanh

* Bài Thánh Ca Buồn Hồ Lệ Thu

* Bài Thánh Ca Buồn Trần Thái Hòa

* Bài Thánh Ca Buồn Trường Vũ

* Bài Thánh Ca Buồn Mạnh Quỳnh

* Bài Thánh Ca Buồn Quốc Đại

Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt. Chính thành phố sương mù này đã tác động nhiều đến bước đường nghệ thuật của ông.

Năm 12 tuổi (1956), cậu bé Tuấn Khanh từng đoạt giải nhất đơn ca thiếu nhi do đài phát thanh Đà Lạt tổ chức. Năm 23 tuổi, Nguyễn Vũ có bản nhạc đầu tay “Huyền thoại chiều mưa”… Hiện tại, ông có 4 người con gái đều đã trưởng thành nhưng không có aitheo nghiệp âm nhạc của cha. Hiện ông đang mở lớp dạy đàn, dạy nhạc tại Sài Gòn.

Mỗi ca khúc đều có một số phận, nhưng sau hơn 40 năm khi ca khúc ra đời, cha đẻ của Bài thánh ca buồn - nhạc sĩ Nguyễn Vũ - vẫn còn nguyên sự phấn khích: "Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế. Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời trai trẻ của mình. Cái thời mà tôi chỉ dám ngắm nhìn người tôi mến, không dám mở lời làm quen".

Ông kể rằng năm 14 tuổi, ông bị mê đắm bởi một cô gái người công giáo tại thành phố Đà Lạt sương mù. Tình cảm ấy khiến ông cứ lẽo đẽo theo cô trên đường đến nhà thờ. Trong một lần tan lễ, trời mưa rất to, cả hai đành phải trú mưa chung dưới một hiên nhà. Lúc ấy cũng đúng ngày lễ Giáng Sinh. Cô gái và người nhạc sĩ đều im lặng. Khi nghe ca khúc Silent Night (Đêm thánh vô cùng) phát ra từ nhà bên cạnh, cô gái lẩm nhẩm hát theo, hình ảnh ấy cứ ám ảnh người nhạc sĩ cho đến nhiều năm sau đó, "trái tim của một gã trai mới lớn thổn thức đến tội nghiệp nhưng lại không có can đảm để làm quen".

Vào năm 1972, Nguyễn Vũ đã viết lại cảm xúc của mình". Và "Bài Thánh Ca Buồn" đã ra đời.

Đối với một tác phẩm nổi tiếng, chúng ta không chỉ xem xét, khẳng định khía cạnh tài năng của người sáng tác, mà còn phải quan tâm tới những nhân tố làm nên sở thích ở người nghe.“Bài thánh ca buồn” quả thực là một ca khúc đã vượt qua sự thử thách của thời gian để trở thành hiện tượng văn hóa, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật, nhân văn, thẩm mỹ, lịch sử, khiến cho tác phẩm phẩm vì thế được cả những người Thiên Chúa giáo, lẫn những người ngoại đạo đều yêu thích. Một câu chuyện tình lãng mạn nhưng tinh tế và chân thật của một mùa Noel kỷ niệm, hơi phảng phất buồn, nhưng không bi lụy.

Ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Ngày nay, ngoài việc cộng đồng công giáo tổ chức lễ Noel theo những nghi lễ của tôn giáo nghiêm trang của mình, lễ Giáng sinh còn là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp của nhiều tầng lớp dân chúng nói chung, và đối với họ, Noel là một ngày Hội hơn là một ngày Lễ.

Đã 40 năm kể từ khi ca khúc “Bài thánh ca buồn” ra đời, đến nay nó vẫn được nhiều người nghe, thích và tiếp tục hát, thậm chí đang có xu hướng trẻ hóa dần dần. “Bài thánh ca buồn” đã thực sự trở thành một trong những ca khúc pop-ballad được nhiều người Việt ưa chuộng vào mỗi dịp Giáng sinh.

Trở lại Trang Chính

Có lẽ ai ai cũng ít nhất một lần nghe qua bài hát “Bài Thánh Ca Buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ. Đây có thể nói là ca khúc làm nên tên tuổi của ông, rạng danh một người nhạc sĩ tài hoa.

Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh sinh ra tại vùng đất Thủ đô – Hà Nội vào năm 1944. Ông có niềm đam mê với âm nhạc từ nhỏ, tấm bé ông đã bắt đầu chơi các loại nhạc cụ như guitar, piano,…khi lớn xíu, ông lại theo con đường ca hát và từng đoạt giải nhất đơn ca dành cho thiếu nhi. Đến năm 1965, ông đã cho ra mắt sáng tác đầu tay của mình, mang tên “Loài chim biển”, nhưng chưa được biết đến nhiều, phải đến hai năm sau ông mới được giới yêu nhạc đón nhận trong hàng loạt ca khúc có chữ “cuối”.

Nhạc sĩ Nguyễn Vũ. Ảnh Fanpage Nhạc Vàng

Nhạc khúc “Bài Thánh Ca Buồn” được sáng tác rất nhanh, chỉ trong vòng 2 giờ đồng  нồ của tháng 10 năm 1972. Nó là một bài hát nói về Giáng sinh vô cùng иổi tiếng. Khi vừa được ra mắt đã được hãng đĩa Sơn Ca mua độc quyền và được ca sĩ trình diễn đầu tiên cнíɴн là Thái Châu. Dù mang cái tên là bài thánh ca, nhưng đây thực chất là một bản nhạc đời trữ tình, không liên quan gì đến kinh thánh, thánh ca.

Bài hát lúc đầu chỉ là đoạn tình cảm chớm nở vào mùa Noel giá lạnh của tác giả, khi ông vừa tròn 14 tuổi. Lúc ấy, ông phải lòng một cô nàng rất xιɴh xắn và ngoan đạo, ông mượn cớ đi lễ để có thể gần gũi với cô gái hơn chút nữa. Trái tim vụng dại của một cậu trai mới lớn vô cùng loạn nhịp khi đứng trước tình yêu non dại, cứ đập liên  нồi khi trông thấy người mình yêu ngay trước mặt. Vào ngày hôm ấy, khi lễ vừa tan, một cơn mưa bỗng ập đến, cô nàng tránh mưa dưới mái hiên, tác giả cũng trú bên cạnh. Được gần gũi với người mình yêu, trong đêm mưa lạnh giá của lễ Giáng sinh hòa cùng giai điệu của bản Thánh ca cứ văиg vẳng. Những kỷ niệm, những cảm xúc trong lòng cứ dâng lên, khiến Nguyễn Vũ nhớ mãi chẳng thể quên, từ đây gợi lên nguồn cảm hứng cho tác giả sáng tác nên bài hát “Bài Thánh Ca Buồn”. Và sau này, ca khúc như tiếng lòng chung của mọi người, của những ai có tình cảm nảy nở giữa cái se lạnh của trời đông, tiếng chuông nhà thờ văиg vẳng đón lễ Noel.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thái Châu trình bày.

“Bài thánh ca đó còn nhớ không em?
Noel năm nào chúng mình có nhau.
Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt.
Áo trắng em bay như cánh thiên thần.
Ngọt môi hôn dưới tháp chuông ngân…..”

Mỗi mùa Giáng sinh đến, bài hát này lại vang lên, liệu em có còn nhớ chăиg, đôi mình đã từng có nhau, đã từng rung động vì nhau. Ca khúc là những giai điệu sâu lắng, trầm buồn, mang đến cho người nghe sự nao lòng khi nhắn về câu chuyện tình cũ vào mỗi lễ Noel….”Noel năm nào chúng mình có nhau…” – Chính đôi mắt long lanh như trời sao đã cuốn lấy lòng anh mãi chưa buông, bầu trời đầy sao đẹp vô cùng nhưng cũng chẳng thể nào so sánh được đôi mắt em. Cùng đó là tà áo trắng tung bay như đôi cánh thiên thần và bờ môi ngọt lịm dưới tiếng chuông nhà thờ ngân vang. Khung cảnh ấy, khoảnh khắc ấy, luôn nằm ở đây – nơi trái tim vẫn rung động liên  нồi. Nhưng liệu em có nhớ hay chăиg? Hay chỉ có mỗi anh, ôm hoài kỷ niệm ấy?

“….Cùng nhau quỳ dưới chân Chúa cao sang.
Xin cho đôi mình suốt đời có nhau.
Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa.
Khẽ hát theo câu: Đêm thánh vô cùng.
Ôi! Giọng hát em mênh mang buồn….”

Cùng nhau đi lễ, cùng nhau quỳ dưới chân của Chúa Giêsu ngân vang từng ca từ của ca khúc Thánh ca trông đêm lạnh của mùa đông. Anh đã từng nguyện cầu rằng đôi ta mãi như thế này, mãi mãi bên nhau, cùng nhau hát hoài khúc hát thánh ca. Ôi, giọng hát của em sau buồn thế! Làm cho lòng anh cũng man mác thê lương, khẽ hát theo từng câu hát của bài Đêm thánh vô cùng mà thêm bi ai.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Mạnh Quỳnh trình bày.

“….Rồi mùa giá buốt cũng qua mau. Lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu? Rồi một chiều áo trắng thay màu.

Em qua cầu xác pháo bay sau.

Lời nguyện mình Chúa có nghe không? Sao bây giờ mình hoài xa vắng? Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian.

Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu….”

Rồi cái lạnh của mùa đông cũng đi qua, nhưng có lẽ em cũng mang theo lời hẹn của đôi ta theo cái lạnh giá ấy. Màu trắng lễ phục nơi thánh đường nay liệu có còn không, hay đã được thay thành sắc đỏ vu quy – màu áo đỏ rực của lễ cưới, anh nghe thấy tiếng pháo hoa vang bên cầu như chúc phúc cho đôi trẻ bên nhau. Nhưng ngờ đâu lại làm cho tim anh thêm buốt giá, em đã quên rồi lời hẹn bên nhau của chúng ta, hay bản chất em chưa hề biết đến ước hẹn ấy?

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Bài Thánh Ca buồn do Elvis Phương trình bày.

Anh đã cầu nguyện vô vàn lần cùng Chúa mỗi lần đi lễ, nhưng có lễ nơi thánh đường người quá nhiều, có vô vàn lời nguyện ước, nên Chúa đã vô tình bỏ qua anh, khiến chúng ta vẫn mãi chưa được bên nhau. “Đêm Chúa xuống dương gian” cнíɴн là nhắc đến ngày lễ Giáng sinh, bởi Noel cнíɴн là ngày mà Chúa Giê-su ra đời, cứu rỗi nhân gian. Bao mùa Giáng sinh đến, cнíɴн là bấy nhiêu thời gian anh nhớ em…..người mà anh vẫn hoài mong ngóng, nhưng chưa thể hạnh phúc cùng nhau.

“….Rồi những đêm thế trần đón Noel. Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu. Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối. Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn!

Đêm thánh vô cùng lạnh giá  нồn tôi.”

Đây là đoạn nhạc hay sai thứ hai của bài hát này! “Rồi những đêm thế trần đón Noel” nhưng lại bị nhiều ca sĩ hát thành “Rồi những đêm thánh đường đón Noel”.

“Rồi những đêm thánh đường đón Noel” nghe vẫn có lý đúng không? Bởi lễ Noel thông thường sẽ được những người đạo Thiên Chúa chú trọng hơn, họ thường tổ chức lễ Noel tại nhà nhờ (hay gọi là thánh đường). Ở đó họ sẽ kể những câu chuyện về sự ra đời của ngày lễ, ca tụng Đức Chúa Giêsu.

Vậy tại sao Nguyễn Vũ lại không hát là “thánh đường” mà lại hát thành “thế trần”? Ông sử dụng từ “trần thế” thay cho từ “thánh đường” là bởi vì đối với ông, từ lâu ngày lễ Noel đã không còn là lễ hội tôn giáo dành riêng cho người theo đạo, mà nó trở thành một ngày lễ chung cho tất cả mọi người, mọi gia đình. Ai ai cũng đều hân hoan đón chào ngày lễ Giáng Sinh, đó là ngày được mọi người, mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp trong xã hội,…đón nhận. Từ “thế trần” khi được đảo ngược lại thành “trần thế” sẽ mang ý nghĩa là “nhân gian” – “thế gian” là dành cho tất cả mọi người. Ông mong muốn, không chỉ là vào lễ Giáng sinh, mà mọi ngày mọi người sẽ cùng nhau ca vang bài hát của ông với đúng tinh thần mà ông đã đặt cả tâm tư tình cảm của mình vào đấy.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Bài Thánh Ca buồn do Đàm Vĩnh Hưng  trình bày.

Cứ mỗi mùa Noel đến, giai điệu và ca từ của bài hát “BÀI THÁNH CA BUỒN” lại được ngân vang khắp các ngõ lớn nhỏ, nó như một sự hoài niệm cho tất cả những ai từng có một tình yêu chớm nở vào mùa Giáng sinh lạnh giá, nhưng cũng lãng mạn và ấm áp tình người. Đến nay, bài hát vẫn được người người đón nhận, nó như một khúc nhạc nền mà ai ai cũng yêu thích. Thật ra, trong đời ai cũng sẽ có một thời yêu đương sâu đậm và đầy mộng mơ, tình đẹp thường làm cho ta tin thêm vào tình yêu hơn, còn kỷ niệm buồn sẽ mãi khắc sâu trong lòng và làm ta dễ mềm lòng mỗi khi được nhắc lại. Phải chăиg, ca khúc “BÀI THÁNH CA BUỒN” đã làm được điều này chăиg?

Việc các ca sĩ vô tình hay cố ý hát sai lời bài hát của ông, đã khiến cho Nguyễn Vũ nhiều lần trăи trở. Bởi đối với tất cả nhạc sĩ nói chung, hay đối với Nguyễn Vũ nói riêng thì mỗi bài hát, mỗi ca từ, mỗi giai điệu đều chất chứa vô vàn tình cảm của tác giả, nó được chọn lọc rất tinh tế để cho ra một tác phẩm hoàn mỹ. Nó như đứa con của mỗi tác giả, để truyền tải đầy đủ và cнíɴн xác thông điệp của tác giả muốn gửi gắm. Vậy nên việc hát đúng và trung thành với nguyên bản của bài hát cнíɴн là sự tôn trọng trọn vẹn với tác giả, sự thành thật với người nghe. Hãy tôn trọng sáng tác của họ cũng như côɴԍ nhận thành quả sáng tác của họ.’

Trích lời bài hát Bài Thánh Ca Buồn:

Bài thánh ca đó còn nhớ không em?
Noel năm nào chúng mình có nhau.
Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt.
Áo trắng em bay như cánh thiên thần.
Ngọt môi hôn dưới tháp chuông ngân.

Cùng nhau quỳ dưới chân Chúa cao sang.
Xin cho đôi mình suốt đời có nhau.
Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa.
Khẽ hát theo câu: Đêm thánh vô cùng.
Ôi! Giọng hát em mênh mang buồn.

Rồi mùa giá buốt cũng qua mau.
Lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu?
Rồi một chiều áo trắng thay màu.
Em qua cầu xác pháo bay sau.

Lời nguyện mình Chúa có nghe không?
Sao bây giờ mình hoài xa vắng?
Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian.
Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu.

Rồi những đêm thánh đường đón Noel.
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu.
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối.
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn!
Đêm thánh vô cùng lạnh giá  нồn tôi.

Tags: Đàm Vĩnh HưngElvis PhươngMạnh QuỳnhNguyên VũThái Châu

Video liên quan

Chủ đề