Bài tập trắc nghiệm halogen trong đề thi đại học

TỔNG HỢP CÁC CẤU HỎI XUẤT HIỆN TRONG ĐỀ ĐẠI HỌC, THPTQG

TỔNG HỢP CÂU HỎI HÓA HỌC 10 TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC, THPTQG

Câu 1 : Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là

A. 7,12B. 6,80C. 5,68D. 13,52Câu 2 : Cho các phát biểu sau: (a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa. (b) Axit flohiđric là axit yếu. (c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng. (d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7. (e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-.Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2B. 4C. 3D. 5Câu 3 : Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trịkhông đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉchứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là

A. MgB. CuC. ZnD. CaCâu 4: Cho phản ứng: NaX(rắn) + H2SO4(đặc) ⎯⎯→NaHSO4 + HX(khí). Các hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là A. HCl, HBr và HI. B. HF và HCl. C. HBr và HI. D. HF, HCl, HBr và HI.Câu 5: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết A. cộng hóa trị không cực. B. hiđro. C. ion. D. cộng hóa trị phân cực.

Câu 6 : Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch

A. Pb(NO3)2B. NaHSC. AgNO3D. NaOHCâu 7 : Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2OSố phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là

A. 4/7.B. 1/7.C. 3/14.D. 3/7.Câu 8 : Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước. (IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng. (V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF.Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là

A. 3B. 4C. 5D. 6Câu 9 : Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo. B. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl. C. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot. D. Tính khử của ion Br- lớn hơn tính khử của ion Cl .

Câu 10 : Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là

A. 51,72%.B. 76,70%.C. 56,36%.D. 53,85%.Câu 11 : Cho các phát biểu sau: (a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh. (b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon. (c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính. (d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1B. 2C. 3D. 4Câu 12 : Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau: (a) 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O. (b) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O. (c) 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O. (d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng

A. aB. bC. cD. dCâu 13 : Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là: A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

Câu 14 : Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặcnóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịchchứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là

A. 39,34%.B. 65,57%.C. 26,23%.D. 13,11%.Câu 15 : Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4dung dịch trên là

A. KOH.B. BaCl2.C. NH3.D. NaNO3.Câu 16 : Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thuđược cần V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là

A. 10B. 20C. 30D. 40Câu 17 : Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử? A. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. B. NaOH + HCl → NaCl + H2O. C. CaO + CO2 → CaCO3 D. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.

Câu 18 : Cho các cân bằng sau: (I) 2HI (k) ⇄ H2 (k) + I2 (k); (II) CaCO3 (r) ⇄ CaO (r) + CO2 (k); (III) FeO (r) + CO (k) ⇄ Fe (r) + CO2 (k); (IV) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k).Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là

A. 1B. 2C. 3D. 4Câu 19 : Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trịcủa x là

A. 0,1B. 0,2C. 0,3D. 0,4Câu 20 : Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệpgiấy. Chất X là

A. CO2B. O3C. NH3D. SO2Câu 21 : Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:CO (k) + H2O (k) →CO2 (k) + H2 (k) ; ∆H < 0

Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi A. cho chất xúc tác vào hệ. B. thêm khí H2 vào hệ.

C. giảm nhiệt độ của hệ. D. tăng áp suất chung của hệ

Câu 22 : ho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng? A. t3 < t2 < t1. B. t2 < t1 < t3.

C. t1 < t2 < t3. D. t1 = t2 = t3.

Câu 23 : Cho phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4.Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2 là

A. 4B. 5C. 6D. 7Câu 24 : Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2. B. 2Al + Fe2O3 → t° Al2O3 + 2Fe. C. 4Cr + 3O2 → t° 2Cr2O3. D. 2Fe + 3H2SO4(loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2.

Câu 25 : Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a : b bằng

A. 2 : 1B. 1 : 1.C. 3 : 1.D. 3 : 2Câu 26 : Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụngnước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây? A. Ozon trơ về mặt hoá học. B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng. C. Ozon là chất có tính oxi hoá mạnh. D. Ozon không tác dụng được với nước.

Câu 27 : Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Côngthức oxit cao nhất của R là

A. RO3.B. R2O7.C. R2O3.D. R2O.Câu 28 : Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl.

Khí Cl2 sinh ra thường có lẫn hơi nước và hidroclorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng

A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc. B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.

C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3. D. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 29 : Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X là

A. 62,76%B. 74,92%C. 72,06%D. 27,94%Câu 30 : Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2? A. O2, nước brom, dung dịch KMnO4. B. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. C. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom. D. H2S, O2, nước brom.

Câu 31 : Cho cân bằng hoá học: H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k); ∆H > 0. Cân bằng không bị chuyển dịch khi

A. giảm nồng độ HI.B. tăng nồng độ H2.C. tăng nhiệt độ của hệ.D. giảm áp suất của hệ.Câu 32 : Cho cân bằng hoá học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); ∆H < 0.Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?

A. (2), (3), (4), (6).B. (1), (2), (4).C. 1), (2), (4), (5).D. (2), (3), (5).Câu 33 : ho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa

A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.B. Fe(OH)3.C. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.

D. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2.Câu 34 : Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào khôngkhí dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch H2SO4 loãng. B. Dung dịch NaCl. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch NH3.

Câu 35 : Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong khí clo. (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (3) Cho FeO vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư). (4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. (5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?

A. 4B. 3C. 2D. 1Câu 36 : Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: 37Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại làThành phần % theo khối lượng của 37Cl trong HClO4 là

A. 8,92%.B. 8,43%.C. 8,56%.D. 8,79%Câu 37 : Đun nóng 48,2 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được 43,4gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, sau phản ứng thu được15,12 lít Cl2 (đktc) và dung dịch gồm MnCl2, KCl, HCl dư. Số mol HCl phản ứng là

A. 2,1B. 2,4C. 1,8D. 1,9Câu 38 : Phản ứng nào chứng tỏ HCl là chất khử?

A. HCl + NaOH NaCl + H2O. B. 2HCl + Mg MgCl2+ H2 .

C. MnO2+ 4 HCl MnCl2+ Cl2 + 2H2O. D. NH3+ HCl NH4Cl.

Câu 39 : Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 76,755B. 73,875C. 147,750D. 78,875Câu 40 : Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp X là

A. 59,46%.B. 19,64%.C. 42,31%.D. 26,83%.

Video liên quan

Chủ đề