Bài tập tiếng việt lớp 3 tuần 7 trang 30 năm 2024

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tuần 7

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 tuần 7: Luyện từ và câu

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 1 tuần 7 trang 30: Luyện từ và câu là lời giải phần Luyện từ và câu Vở bài tập Tiếng Việt 3 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập dạng bài viết lại các từ ngữ vào chỗ trống.

Hướng dẫn Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 tuần 7 trang 30: Luyện từ và câu

Câu 1. Gạch chân các hình ảnh so sánh trong những câu thơ sau. Viết kết quả vào bảng ở dưới.

  1. M: Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

  1. Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh.

  1. Cây pơ-mu đầu dốc

Im như người lính canh

Ngựa tuần tra biên giới

Dừng đỉnh đèo hí vang.

  1. Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.

Sự vật A

Từ so sánh

Sự vật B

M: a) Trẻ em

như

búp trên cành

b)

c)

d)

Câu 2. Đọc lại bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường (Tiếng Việt 3, tập một, trang 54). Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống.

  1. Chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ

M: bấm bóng,....

  1. Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tỉnh gây ra tai nạn cho cụ già.

M: hoảng sợ,....

Câu 3. Tìm và viết lại một số từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em:

TRẢ LỜI:

Câu 1. Gạch chân các hình ảnh so sánh trong những câu thơ sau. Viết kết quả vào bảng ở dưới.

  1. M: Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

  1. Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh

  1. Cây pơ-mu đầu dốc

Im như người lính canh

Ngựa tuần tra biên giới

Dùng đỉnh đèo hí vang.

  1. Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

Sự vật A

Tự so sánh

Sự vật B

M: a) Trẻ em

như

búp trên cành

  1. Ngôi nhà

như

trẻ nhỏ

  1. Cây pơ-mu

như

người lính canh

như

quả ngọt chín rồi

Câu 2. Đọc lại bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường (sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 54). Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống.

  1. Chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ.

M: bấm bóng, cướp bóng, chuyền bóng, dốc bóng, sút bóng.

  1. Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già.

M: hoảng sợ, bỏ chạy, mếu máo, xin lỗi.

Câu 3. Tìm và viết lại những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em:

Hoạt động: dậy sớm, chào mẹ, bước.

Trạng thái: náo nức, tự tin.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 3 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3 và Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Xếp các câu kể trong đoạn dưới đây vào nhóm thích hợp. Đánh dấu tích vào ô trống trước những thông tin đúng về câu kể. Xếp các câu dưới đây vào nhóm thích hợp và giải thích lí do xếp như vậy. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô trống. Đặt câu kể với từ ngữ cho trước. Viết lời giải cho các câu đố dưới đây.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Xếp các câu kể trong đoạn dưới đây vào nhóm thích hợp.

(1) Tớ là bút nâu. (2) Tớ cao nhất hộp bút vì hiếm khi được gọt. (3) Đây là bút đỏ, bạn của tớ. (4) Bút đỏ thì thấp một mẩu vì được gọt quá nhiều. (5) Tớ dùng keo gắn bút đỏ vào bên cạnh tớ để bạn nhìn được ra ngoài hộp bút.

(Theo Nguyễn Trà)

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

- Câu giới thiệu: (1), (3)

- Câu nêu đặc điểm: (2), (4)

- Câu nêu hoạt động: (5)

Quảng cáo

Câu 2

Đánh dấu tích vào ô trống trước những thông tin đúng về câu kể.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Những thông tin đúng về câu kể là:

- Dùng để kể, tả, giới thiệu

- Kết thúc bằng dấu chấm

Câu 3

Xếp các câu dưới đây vào nhóm thích hợp và giải thích lí do xếp như vậy.

  1. Bút nâu trông như thế nào?
  1. Bút nâu là một người bạn tốt.
  1. Bút nâu nhảy với bút vàng, lắng nghe ước mơ của bút tím.
  1. Bút nâu gắn bút đỏ vào bên cạnh mình để làm gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và xếp vào nhóm phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Câu kể

Câu hỏi

Lí do

a

Có từ để hỏi: như thế nào?

Kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

b

Dùng để giới thiệu về bút nâu.

Kết thúc bằng dấu chấm.

c

Dùng để nêu hoạt động của bút nâu.

Kết thúc bằng dấu chấm.

d

Có từ để hỏi: để làm gì?

Kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Câu 4

Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô trống.

Minh là thành viên mới của lớp 3A ___ Minh vừa chuyển từ trường khác đến ___ Bạn ấy vui vẻ giới thiệu:

- Tớ tên là Tuệ Minh ___ Tớ thích chơi cờ vua và múa ba lê ___

Các bạn xôn xao:

- Tên của cậu đẹp quá ___

- Tớ cũng thích chơi cờ vua lắm ___

- Cậu có muốn tham gia câu lạc bộ cờ vua cùng chúng tớ không ___

(Theo Việt Phương)

Phương pháp giải:

Em dựa vào công dụng của các dấu câu và điền dấu thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Minh là thành viên mới của lớp 3A. Minh vừa chuyển từ trường khác đến. Bạn ấy vui vẻ giới thiệu:

- Tớ tên là Tuệ Minh. Tớ thích chơi cờ vua và múa ba lê.

Các bạn xôn xao:

- Tên của cậu đẹp quá!

- Tớ cũng thích chơi cờ vua lắm!

- Cậu có muốn tham gia câu lạc bộ cờ vua cùng chúng tớ không?

Câu 5

Đặt câu kể với từ ngữ cho trước.

  1. giá sách
  1. chữa bài tập
  1. nhanh nhẹn

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và sử dụng từ ngữ cho trước để đặt câu.

Lời giải chi tiết:

  1. Giá sách của nhà em rất to.
  1. Hôm nay em cùng bạn chữa bài tập cho nhau.
  1. Bạn Minh rất nhanh nhẹn.

Câu 6

Viết lời giải cho các câu đố dưới đây:

  1. Ngăn nhỏ rồi lại ngăn to

Đựng vở, đựng bút, đựng kho sách đầy.

(Là cái……………)

  1. Đầu đuôi vuông vắn như nhau

Thân chia nhiều đốt rất mau, rất đều

Tính tình chân thật đáng yêu

Muốn biết dài, ngắn, mọi điều có em.

(Là cái……………)

  1. Hè về áo đỏ như son

Hè đi thay lá xanh non mượt mà

Bao nhiêu tay rộng toả ra

Như vẫy, như đón bạn ta đến trường.

(Là cây…………)

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

  1. Là cái cặp
  1. Là cái thước
  1. Là cây phượng

Giải Bài 13: Bàn tay cô giáo VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Viết 2 – 3 câu kể về một giờ học em thấy thú vị. Làm bài tập a hoặc b. Điền l hoặc n vào chỗ trống. Điền tiếng chứa vần ăn hoặc ăng vào chỗ trống. Tìm từ ngữ được tạo bởi mỗi tiếng cho trước. Điền vào phiếu dưới đây các thông tin về một giờ học em mong muốn.

Chủ đề