Bài tập hợp đồng tương lai có lời giải năm 2024

Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng thỏa thuận giữa người mua và người bán sẽ giao dịch một loại hàng hóa hay tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá và số lượng đã được xác định trước. Thường các loại tài sản được giao dịch đã được chuẩn hóa về chất lượng lẫn số lượng, để có thể dễ dàng giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung.

Không giống như quyền chọn – một loại chứng khoán phái sinh cho phép người mua được lựa chọn có thực hiện hay sử dụng quyền chọn không – còn hợp đồng tương lai là một nghĩa vụ. Nếu bạn tham gia hợp đồng tương lai, bạn phải thực hiện giao dịch bằng cách bạn giao nhận tài sản cơ sở, hoặc thanh toán phần chênh lệch giữa giá trên hợp đồng tương lai và giá tài sản hiện tại( tương đương với việc bạn chỉ thanh toán khoản khoản lãi lỗ thật mà thôi)

Tài sản cơ sở cho hợp đồng tương lai có thể là hàng hóa như dầu mỏ, vàng, ngô, lúa mì… các kim loại quý như vàng, bạc, đồng, sắt… Có thể là các chỉ số thị trường như VN30, các loại tiền quốc tế như USD, Bảng Anh, Eur, có thể là các loại cổ phiếu hay trái phiếu.

Hợp đồng tương lai có thể làm giảm rủi ro cho nhà đầu tư vì các loại hàng hóa đã được chuẩn hóa về số lượng. ngoài ra do hợp đồng tương lai cũng được niêm yết trên sàn giao dịch, do đó nhà đầu tư có thể giao dịch được, đồng thời các sàn này nên cũng bảo nghĩa vụ thanh toán giữa các bên

Nhà đầu tư sử dụng hợp đồng tương lai như thế nào?

Một trong các chiến lược được nhà đầu tư hay sử dụng là chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai. Nếu nhà đầu tư đang nắm giữ tài sản cơ sở là danh mục cổ phiếu, khi thị trường giảm nhà đầu tư có thể bán khống hợp đồng tương lai , khoản lợi nhuận từ hợp đồng tương lai sẽ phần nào bù đắp cho sự thua lỗ do nắm giữ tài sản cơ sở.

Đối với các nhà đầu tư ưa thích rủi ro có thể đầu cơ bằng cách mua/ bán hợp đồng tương lai khi cược thị trường sẽ tăng giá/giảm giá. Khi đoán đúng xu hướng thị trường thì nhà đầu tư có thể kiếm được khoản lợi nhuận lớn do tỷ lệ đòn bẩy trên thị trường tương lai tường cao.

Hợp đồng tương lai ở Việt Nam và Mỹ

Ở Việt Nam, hợp đồng tương lai đầu tiên là hợp đồng tương lai về chỉ số VN30 sau này còn có thêm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Đòn bẩy của hợp đông tương lai chỉ số VN30 thường từ 5-7 lần. Hợp đồng tương lai là kênh đầu tư khá sôi động trong thị trường giá xuống.

Ở Mỹ còn có những hợp đồng tương lai rất độc đáo như : hợp đồng tương lai được giao dịch dựa trên lượng tuyết và lượng mưa, thậm chí là kết quả bầu cử.

Trong khoảng thời gian hợp đồng có hiệu lực, tài sản cơ sở có thể sẽ tạo ra lợi ích, ví dụ: tài sản cơ sở trong hợp đồng kỳ hạn là một con gà mái. Trong thời gian từ t=0 đến t=T, con gà mái đẻ 100 quả trứng, thì 100 quả trứng gà đó là lợi ích của việc nắm giữ tài sản, vì vậy khi bán hợp đồng tại thời điểm t=T, ta cần phải trừ đi giá trị tại thời điểm t=T của 100 quả trứng đó, bởi vì bên mua bị thiệt (không nhận được trứng trong suốt khoảng thời gian từ t=0 đến t=T).

c

Giá trị hiện tại của những khoản chi phí phải trả khi nắm giữ tài sản cơ sở.

Cũng lấy ví dụ về con gà như trên, từ thời điểm t=0 đến t=T sẽ phát sinh các chi phí thức ăn cho gà, chi phí vệ sinh,...những chi phí này đều là chi phí của việc nắm giữ tài sản cơ sở, vì vậy tại thời điểm t=T, khoản phí này sẽ được cộng thêm vào giá của hợp đồng vì bên mua được lợi khi họ không cần phải chịu những chi phí này.

Lưu ý: Nếu tài sản cơ sở không phát sinh bất kỳ lợi ích hay chi phí nào, thì giá hợp đồng tương lai F₀(T) = S₀(1+r)^T

  • Giá trị (Value):

Tại thời điểm ban đầu (t=0)

Trong thời gian hợp đồng có hiệu lực (tại 1 thời điểm t nào đó trong khoảng thời gian từ o đến T):

Tại thời điểm hợp đồng đáo hạn

V₀(T) = 0

Bài tập hợp đồng tương lai có lời giải năm 2024

Bài tập hợp đồng tương lai có lời giải năm 2024

V₀(T): giá trị hợp đồng tại thời điểm t=0

T: thời điểm hợp đồng đáo hạn

Vt(T): giá trị (value) của hợp đồng tại thời điểm t

St: spot price (giá của tài sản cơ sở tại thời điểm t)

F₀(T): future price (giá tương lai của tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn t=T)

b: giá trị hiện tại của lợi ích nhận được khi nắm giữ tài sản

c: giá trị hiện tại của chi phí phải trả khi nắm giữ tài sản

ST: giá của tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn t=T

F₀(T): giá của tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn t=T

  1. Hợp đồng tương lai:

Điểm khác nhau căn bản nhất khi định giá và xác định giá cả của hợp đồng tương lai so với hợp đồng kỳ hạn là lãi và lỗ của các bên tham gia hợp đồng tương lai được tất toán hằng ngày, và theo đó số dư trong tài khoản ký quỹ (margin account) của các bên cũng được điều chỉnh theo ngày. (ở đây chúng ta gọi chung người mua/bán hợp đồng tương lai là người giao dịch hợp đồng tương lai)

\=> Giá trị tích lũy của những khoản lãi/lỗ theo ngày tính đến thời điểm t sẽ phản ánh giá trị của hợp đồng tương lai tại thời điểm t.

  • Nếu như người giao dịch hợp đồng tương lai có lãi, số dư trong tài khoản ký quỹ cao hơn mức ký quỹ ban đầu (inital margin), lúc này người giao dịch có thể rút số tiền vượt mức ra.
  • Nếu như người giao dịch hợp đồng tương lai bị lỗ, thì khi số dư trong tài khoản ký quỹ giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì, lúc này sàn giao dịch sẽ yêu cần người giao dịch nộp thêm tiền vào tài khoản để đưa số dư về mức ký quỹ ban đầu.

Ví dụ sau đây minh họa việc tính toán lãi/lỗ hằng ngày (mark - to - market) của một người giao dịch hợp đồng tương lai ở vị thế mua.

Thời điểm

t=0

t=1

t=2

Giá của tài sản cơ sở

$80

$100

$90

Lãi/lỗ hằng ngày

0

$20

-$10

Lãi/lỗ tích lũy (cummulative) - giá trị của hợp đồng

0

V= 0+20= 20

V= 20-10=10

  • So sánh giá hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai:

Các trường hợp

Price

Lãi suất trên thị trường là cố định

Giá bán hợp đồng kỳ hạn = Giá bán hợp đồng tương lai

Future price và lãi suất thị trường không có mối liên hệ gì với nhau

Giá bán hợp đồng kỳ hạn = Giá bán hợp đồng tương lai

Future price và lãi suất thị trường có mối quan hệ cùng chiều

Giá bán hợp đồng kỳ hạn < Giá bán hợp đồng tương lai

Future price và lãi suất thị trường có mối quan hệ ngược chiều

Giá bán hợp đồng kỳ hạn > Giá bán hợp đồng tương lai

2. Một số lưu ý khi làm bài tập:

  • Cần phân biệt rõ giá bán (price) và giá trị (value)
  • Nắm rõ phương pháp tính giá bán(price) và giá trị (value) của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

3. Một số ví dụ về dạng bài tập:

Q1: Which of the following is most likely to change over the life of a derivative contract?

  1. The future price
  2. The risk-free rate
  3. The forward price

Answer: C

Giá của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai đều được hai bên tham gia xác định khi bắt đầu hợp đồng, và không thay đổi trong suốt thời gian của hợp đồng. Trong khi đó, lãi suất phi rủi ro (risk free rate) thì có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Q2. The spot price of an asset is 62 and the risk-free rate is 2.5%. If the net cost of carry for the asset over the next six months is -3 in present value terms, no-arbitrage 6 month forward price is closest to:

  1. 66.6
  2. 65.8
  3. 59.7

Answer: B

F₀(T) = S₀ (1+r)T - net cost of carry x (1+r)T (lưu ý: net cost of carry = b-c)

\= 62 x 1.0256/12 - (-3) x 1.0256/12 = 65.81

2. Dạng bài tập về hợp đồng quyền chọn:

  1. Tóm tắt kiến thức:
  • Giá trị của quyền chọn
    • Exercise value (giá trị thực hiện, còn gọi là intrinsic value- giá trị nội tại): giá trị thực hiện được xác định là giá trị lớn hơn giữa 0 và lãi/lỗ của người mua quyền khi họ thực hiện quyền chọn. (Nói một cách dễ hiểu hơn, nếu quyền chọn không được thực hiện, giá trị thực hiện = 0; nếu quyền chọn được thực hiện, giá trị thực hiện bằng lãi của người mua quyền, tức bằng chênh lệch giữa giá thực hiện và giá giao ngay).
    • Time value: Trước thời điểm đáo hạn của hợp đồng, tồn tại 1 xác suất rằng giá trị của quyền chọn sẽ tăng lên trong tương lai, vì vậy giá (price) của quyền chọn tại thời điểm đó (gọi là option premium) sẽ được cộng thêm một khoản gọi là time value vào exercise value (intrinsic value).
    • Ta có công thức: Option premium = Exercise value + Time value
    • Tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng thì time value sẽ bằng 0.
  • Những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị (value)của quyền chọn:
    • Giá bán (price) của tài sản cơ sở
    • Giá thực hiện (exercise price)
    • Risk-free rate
    • Mức độ biến đổi (volatility) của giá tài sản cơ sở
    • Thời gian còn hiệu lực của hợp đồng
    • Lợi nhuận và chi phí nắm giữ tài sản cơ sở
  • Công thức cân bằng call-put (put-call parity)
    • Ta thấy rằng tại thời điểm đáo hạn, fiduciary call và protective put có cùng một giá trị, vì vậy giá trị hiện tại (PV) của chúng cũng sẽ bằng nhau.
    • Ta có công thức:

So + po = c0 + X/[(1+r)^T]

Trong đó:

So: Spot price-giá giao ngay (t=0) của tài sản cơ sở trong quyền chọn bán được bảo đảm (protective put)

po: giá (price) của quyền chọn bán tại t=0 trong protective put

c0: giá (price) của quyền chọn mua tại t=0 trong fiduciary call

X/[(1+r)^T]: giá trị hiện tại của trái phiếu trong fiduciary call

  1. Một số lưu ý khi làm bài tập:
  • Hiểu và nắm được các kiến thức về giá trị của quyền chọn
  • Cần học thuộc và hiểu bản chất công thức put-call parity cũng như nắm rõ từng yếu tố thành phần trong công thức.
  • Nắm rõ các khái niệm intrinsic value (exercise value), time value
  1. Một số ví dụ về dạng bài tập

Q1: Which of the following portfolios has the same future cash flows as a put option?

  1. Long call option, long risk-free bond, short underlying asset.
  2. Long call option, short risk-free bond, long underlying asset.
  3. Short call option, long risk-free bond, long underlying asset

Answer: A

Ta có công thức:

Long call option + long risk free bond = Long put option + long underlying asset

Vậy Long put option = Long call option + long risk free bond - long underlying asset

Q2: During the life of a European option, the amount by which its price is greater than its exercise value is most accurately described as its:

  1. time value
  2. moneyness
  3. intrinsic value

Answer: A

Trước thời điểm đáo hạn của hợp đồng, một quyền chọn có thể có giá (price) lớn hơn giá trị nội tại (exercise/intrinsic value) của nó, vì giá trị của một quyền chọn gồm giá trị thực hiện (giá trị nội tại) và giá trị thời gian của quyền chọn đó.

Ta có công thức: option premium = intrinsic value (exercise value) + time value

Q3. An investor buys an October 80 put option on a stock for a premium of $5. On the expiration date the stock price is 78 per share. The