Bài tập hóa học nâng cao lớp 9 chương 1

Download.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh lớp 9 tài liệu Bài tập Chương 1 môn Hóa học lớp 9 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải sau đây.

Đây là tài liệu hữu ích, bao gồm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 chương Các hợp chất vô cơ có đáp án chi tiết kèm theo. Hi vọng với tài liệu này các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức chương I để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi giữa học kì 1 Hóa học 9. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài tập Chương 1 môn Hóa học lớp 9

Bài 1: Viết phương trình điều chế xút từ vôi sống và sođa.

Bài 2: Lập công thức hóa học của một oxit kim loại hóa trị II biết rằng cứ 30 ml dung dịch HCl nồng độ 14,6% thì hòa tan hết 4,8 g oxit đó.

Bài 3: Viết các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:

Na2O → NaOH → Na2SO3 → SO2 → K2SO3

Bài 4: Viết phương trình phản ứng hóa học của KOH tác dụng với:

  1. Silic oxit
  1. Lưu huỳnh trioxit
  1. Cacbon đioxit
  1. Điphotpho pentaoxit

Bài 5: Viết các phản ứng hóa học theo chuỗi sau:

CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → Ca(NO3)2

Bài 6: Viết phương trình phản ứng hóa học của nước với:

  1. Lưu huỳnh trioxit
  1. Cacbon đioxit
  1. Điphotpho pentaoxit
  1. Canxi oxit e. Natri oxit

Bài 7: Trung hòa 300ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%

  1. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.
  1. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (D = 1,045g/ml) thì lượng KOH cần dùng là bao nhiêu?

Bài 8: Cho 12,4 g muối cacbonat của một kim loại hóa trị II tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 16 g muối. Tìm công thức của kim loại đó.

Bài 9: Có 6 lọ không nhãn đựng các hóa chất sau: HCl, H2SO4, CaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2, KOH. Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết hóa chất đựng trong mỗi lọ.

Bài 10: Cho 5,6 g CaO vào nước tạo thành dung dịch A. Tính số gam kết tủa tạo thành khi đem dung dịch A hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí cacbonic.

Bài 11: Cho 50 g hỗn hợp gồm hai muối NaHSO3 và Na2CO3 vào 200g dung dịch HCl 14,6%. Hỏi phản ứng có xảy ra hoàn toàn không ?

Bài 12: Viết phản ứng hóa học giúp phân biệt các cặp dung dịch sau:

  1. Dung dịch sắt (II) sunfat và sắt (III) sunfat.
  1. Dung dịch natri sunfat và đồng sunfat.

Bài 13: Nhận biết 4 lọ hóa chất mất nhãn chứa 4 muối sau: Na2CO3, MgCO3, BaCO3, và CaCl2.

Bài 14: Cho 32 g một oxit kim loại hóa trị III tan hết trong 294 g dung dịch H2SO4. Tìm công thức của oxit kim loại trên.

Bài 15: Độ tan của NaCl ở 90oC là 50g và ở 0oC là 35 g. Tính lượng NaCl kết tinh khi làm lạnh 900 g dung dịch NaCl bão hòa ở 90oC.

Bài 16: Tính khối lượng các muối thu được sau khi cho 28,8 g axit photphoric tác dụng với 300 g dung dịch KOH nồng độ 8,4%.

Bài 17: Từ các chất sau: P, CuO, Ba(NO3)2, H2SO4, NaOH, O2, H2O hãy điều chế các chất sau:

  1. H3PO4
  1. Cu(NO3)2
  1. Na3PO4
  1. Cu(OH)2

Bài 18: Nêu phương pháp hóa học để nhận biết 3 muối NaNO3, NaCl, Na2SO4.

Bài 19: Dung dịch X chứa 6,2 g Na2O và 193,8g nước. Cho X vào 200 g dung dịch CuSO4 16% thu được a gam kết tủa .

  1. Tính nồng độ phần trăm của X.
  1. Tính a.

c, Tính lượng dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết a gam kết tủa sau khi đã nung thành chất rắn đen.

Bài 20:

a, Cho từ từ dung dịch X chứa x mol HCl vào dung dịch Y chứa y mol Na2CO3 (x< 2y) thì thu được dung dịch Z chứa V lít khí. Tính V?

b, Nếu cho dung dịch Y vào dung dịch X thì thu được dung dịch A và V1 lít khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm mối quan hệ giữa V1 với x, y.

  • 1. TẬP HÓA 9 – HKI I. Bài tập chương 1 Phần Oxit và Axit 1/ Hoàn thành chuỗi biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): a/ Cacbon  cacbon đi oxit  canxi cacbonat  canxi hiđrocacbonat  đá vôi  vôi sống  vôi tôi. b/ Lưu huỳnh  lưu huỳnh đi oxit  axit sunfurơ  canxi sunfit  khí sunfurơ natri sunfit  natri clorua 2/ Hoàn thành chuỗi biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): (1) a/ CaO ¾ ¾(2)® Ca(OH)2 ¾ ¾(3)® CaCO3 ¾ ¾(4)® CaO (5) Ca(NO3)2 b/ BaCO3 ¾ ¾(1)® BaO¾ ¾(2)® BaCl2 ¾ ¾(3)® Ba(NO3)2 ¾ ¾(4)® BaSO4 c/ Na ¾ ¾(1)® Na2O¾ ¾(2)® NaOH ¾ ¾(3)® Na2CO3 ¾ ¾(4)® Na2SO4 Na2SO4 Na3PO4 d/ CaCO3 ¾¾(1)® CaO ¾ ¾(2)® Ca(OH)2 ¾ ¾ ® (3) CaCO3 (4) CaCl2 e/ SO2 ® SO3 ® H2SO4 ® SO2 ® Na2SO3 ® SO2 3/ Hãy viết các phương trình hóa học của các phản ứng trong mỗi trường hợp sau: a) Magie và axit sunfuric loãng b) Bari oxit và nước g) Barioxit vaø Đi nitơ penta oxit c) Natri oxit và lưu huỳnh trioxit b. Axit nitric và dồng(II)hidroxit d) Canxi hiđroxit và axit nitric d. Bạc và axit Clohidric e) Sắt (III) oxit và axit clohiđric f Đồng và Axit Sunfuric đặc nóng. f) Kali sunfit và axit sunfuric 4/ Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) a) CO2 + NaOH → ? + ? b) P2O5 + H2O → ? c) K2O + H2SO4 → ? + ? d) Al(OH)3 + HCl → ? + ? e) Fe + H2SO4 → ? + ? f) P2O5 + NaOH → ? + ? 1 Al2(SO4)3
  • 2. HCl → ? + ? h) KOH + H2SO4 → ? + ? 5/ Có những oxit sau: SO2; FeO; CO; P2O5; K2O Hãy cho biết những oxit nào tác dụng được với a. Nước? b. Axit Clohiđric c. DungdịchNatrihiđroxit Haõy viết các PTHH. 6/ Có những oxit sau: Na2O ; NO ; Fe2O3 ; N2O5 ; CO2 Hãy cho biết những oxit nào tác dụng được với Nước? - Axit dd Sunfuric loãng Dung dịch Canxihiđroxit Haõy viết các PTHH. 7/ Cho các chất sau: Al, ZnO, BaCl2, Cu, CuO, Fe(OH)3. Chất nào tác dụng được với dung dich axit sunfuric tạo thành: a. Chất khí nhẹ hơn không khí và cháy với ngọn lửa xanh nhat. b. Dung dịch có màu xanh lam c. Dung dịch có màu vàng nâu d. Kết tủa trắng không tan trong nước và axit e. Dung dịch không màu Viết các phương trình phản ứng minh họa. 8/ Coù 3 loï ñöïng chaát boät maøu traéng: Na2O, MgO, P2O5. Haõy neâu phöông phaùp thöïc nghieäm ñeå nhaän bieát ba chaát vaø Vieát phöông trình phaûn öùng hoùa hoïc xaûy ra. 9/ Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết 4 dung dịch sau a/ K2SO4 , Ca(OH)2 , HCl , H2 SO4 b/ Na2SO4, NaOH, NaCl, HCl. 10/ Trung hòa hoàn toàn 150 ml dung dịch axit sunfuric 0, 75 M bằng một lượng dung dich natri hidroxit 0,45M a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính thể tích và khối lượng của dung dịch natri hidroxit đã dùng, biết khối lượng riêng của dung dich này là 1,12 g/ml. c) Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được sau phản ứng. ( Na=23; Cl=35,5 ; H=1; O=16 ) 11/ Hòa tan 32g Sắt (III) oxit vào 400 g dung dịch HCl 14,6% a.Viết phương trình hóa học b.Tính khối lượng muối sau phản ứng c.Tính nồng đô phần trăm của dung dịch tạo thành sau phản ứng? (Fe:56, O:16, H:1, Cl:35,5) 12/ Trung hòa 100ml dung dich natri hidroxit 2M với một lượng dung dịch H2SO4 9,8 % ( phản ứng xảy ra hoàn toàn) a) Viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng và thể tích của dung dịch H2SO4 đã dùng (biết khối lượng riêng của dung dich này là 1,14 g/ml. 2
  • 3. S = 32, O= 16 , H = 1) II/Phần Bài tập tổng hợp 1: Viết PTHH biểu diễn các chuyển đổi sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe2(SO4)3  FeCl3 Al(OH)3  Al2O3  Al2(SO4)3  Al(OH)3  AlCl3 Ba  BaO  Ba(OH)2  BaCO3  BaCl2  Ba(NO3)2  BaSO4 CuSO4 ¾¾(1)® CuCl2 ¾ ¾(2)® Cu(OH)2 ¾ ¾(3)® CuO Cu(NO3)2 2 Cặp chất nào sau đây có thể phản ứng được với nhau? Viết phương trình hóa học (nếu có): a) Axit clohiđric và kali sunfat. b) Sắt và đồng (II) sunfat. c) Natri hiđroxit và magie clorua. d) Natri hiđroxit và bari clorua. e) Canxi clorua và kali cacbonat. f) Axit sunfuric và natri sunfit g) Kali oxit và lưu huỳnh đi oxit h) Điphotpho pentaoxit và natri hiđroxit i) Nhôm clorua và kali hiđroxit 3 Bổ túc và cân bằng các phương trình phản ứng sau: a) Al(NO3)3 + ……… ¾¾® …… + Al(OH)3 b) ……… + Na2S ¾¾® H2S + ………. c) H2SO4 + ………. ¾¾® CuSO4 + ……….. d) ……… + ………… ¾¾® FeCl3 e) Al + H2SO4  Al2(SO4)3 + ? f) MgCl2 + ?  ? + Mg(OH)2 g) P2O5 + ?  H3PO4 h) Fe2 (SO4)3 + ?  FeCl3 + ? 4 Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm sau: a/ Cho dung dịch natri hiđroxit vào dung dịch sắt (III) clorua. b/ Ngâm đinh sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat từ 3  5 phút. c) Cho dây đồng nhúng vào dung dịch bạc nitrat . d) Cho dung dịch axit clohidric vào đồng(II)hidroxit. 5 Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau: a/ H2SO4, NaOH, Ba(OH)2, Na2SO4 . b/ H2SO4, NaOH, Ca(OH)2, BaCl2 c/ H2SO4, KOH, Ba(OH)2, Mg(NO3)2 d/ Na2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2. e/ AgNO3 , FeSO4, KCl 6 Trộn 200ml dung dịch natri sunfat 1M vào 300ml dung dịch bari clorua 0,5M. a) Viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng kết tủa tạo thành. c) Tính nồng độ mol của các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Giả sử thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. 3 (4)
  • 4. dung dịch Na2SO4 0,5M với 60ml dung dịch BaCl2 0,5M. a) Viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra? c) Tính nồng độ mol của các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng? Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. (Na = 23 ; O = 16 ; H = 1 ; S = 32 ; Ba = 137 ; Cl = 35,5) 8 Cho 16g NaOH vào trong 200ml dung dịch H2SO4 2M (D = 1,3g/ml). a) Viết phương trình hóa học. b) Nếu cho giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì màu của giấy quỳ thay đổi như thế nào? Tại sao? c) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc? 9 Trộn 400 g dung dịch BaCl2 5,2 % với 100 ml dung dịch H2SO4 20% (khối lượng riêng là 1,14 g/ml) . a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) TÍnh khối lượng kết tủa tạo thành. c) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa. ( Ba = 137, Cl = 35,5, H= 1, S = 32, O = 16) 10 Trộn 15ml dung dịch có chứa 1,11g CaCl2 với 35ml dung dịch có chứa 0,85g AgNO3 . a. Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hoá học b. Hãy tính khối lượng chất rắn sinh ra c. Tính nồng độ mol cuả các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng . Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể . 4