Bài tập chính tả r d gi lớp 2 năm 2024

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng”-điền từ còn thiếu hoàn thiện các câu thơ trong bài thơ “Em học vẽ”

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- GV kết nối, dẫn dắt vào bài mới

2. Khám phá kiến thức(20p)

HĐ1: Hướng dẫn HS nghe – viết.

- GV nêu yêu cầu nghe – viết bài Em học vẽ (2 khổ thơ đầu).

- GV đọc đoạn chính tả (Lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai).

- Gọi HS đọc lại.

- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn thơ.

- GV hướng dẫn HS nhận biết các hiện tượng chính tả:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra. VD: lung linh, cánh diều, trời xanh,…

+ Yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

+ Khi viết đoạn thơ, cần viết như thế nào?

+ Trong đoạn thơ có những dấu câu nào?

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi dòng thơ đọc 2 – 3 lần để HS nghe – viết.

- GV đọc cho HS soát lỗi chính tả.

- GV nhận xét bài viết của HS.

3. Thực hành, luyện tập (10p)

HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả

BT2. Chọn ng hoặc nghthay cho ô vuông.

- GVmời HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi:Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông và hoàn thành vào phiếu . GV quan sát, hướng dẫn HS còn lúng túng.

- GV mời HS báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, trình chiếu kết quả đúng.

- GV hỏi: Em hiểu thế nào về hai câu tục ngữ đó?

- GV giải thích nghĩa của 2 câu tục ngữ.

+ Trăm nghe không bằng một thấy tận mắt chứng kiến quan trọng, ý nghĩa hơn là chỉ nghe người khác kể lại.

+ Có công mài sắt, có ngày nên kim: kiên trì theo đuổi công việc thì sẽ đạt được kết quả tốt.

  • Củng cố kiến thức: Hãy nhắc lại quy tắc chính tả để phân biệt ng/ngh.
  • GV mở rộng: Em hãy tìm thêm một

số từ ngữ khác chứa tiếng bắt đầu bằng ng/ngh.

BT 3. Chọn a hoặc b.

  1. Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng c, d hoặc gi thay cho hình.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV chia lớp thành 3 đội chơi, chia bảng lớp thành 3 phần (dán sẵn nội dung bài tập chính tả)

- GV nhận xét.

- GV thống nhất kết quả :

+ Chậm như rùa.

+ Nhanh như gió.

+ Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

- GV nêu câu hỏi về nghĩa của các câu trên:

  1. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vẫn an hoặc ang gọi tên sự vật trong mỗi hình.

GV hướng dẫn tương tự như phần a.

  1. Củng cố, dặn dò(3p)

- GV mời HS chia sẻ cảm nhận sau bài học

- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.

- HS tích cực tham gia trò chơi.

HS chú ý lắng nghe.

-HS lắng nghe

- HS lắng nghe và quan sát đoạn thơ trong SGK

- 2, 3 HS đọc lại bài.

- HS trả lời: Trong đoạn thơ những hình ảnh đẹp về thiên nhiên đã được khắc hoạ trong bức vẽ của bạn nhỏ.

- HS trả lời:

+Viết hoa tên bài, viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ.

+ HS phát hiện các chữ dễ viết sai.

+ HS viết nháp/bảng con một số chữ dễ viết sai.

+ Cách trình bày đoạn thơ:lùi vào 4 ô li viết tên bài, lùi vào 2 ô li tính từ lề vở viết các dòng thơ, cách 1 dòng giữa các khổ thơ.