Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 lớp 6

Câu 4 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đề tham khảo

Phần I: Trắc nghiệm

1. A         2.C        3.B         4.A          5.C          6.B          7.C           8.B        9.A

Phần II: Tự luận

Đề bài: Đóng vai bà đỡ Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy.

Tôi là người huyện Đông Triều chuyên làm nghề đỡ đẻ

Đêm nọ đang nằm ngủ, bỗng nghe động ngoài cửa, tôi ra mở cửa thì thấy một con hổ đứng sừng sững ở đó. Tôi hoảng hồn, sợ quá nhưng may thay con hổ không làm gì tôi cả. Nó kéo ống quần tôi ra giấu đi theo nó, đi được một đoạn nó lại ngoái ra sau trông chừng xem tôi có đi theo không

Vào sâu trong rừng, tôi thấy một con hổ cái với chiếc bụng to đang lăn lộn trên mặt đất. Hóa ra chú hổ đực này tìm tôi đỡ đẻ cho con hổ cái.

Tôi đỡ đẻ cho hổ cái, lát sau, nó đã đẻ được một chú hổ con. Con hổ đực đi đào một cục bạc mang đến trước mặt tôi, thì ra nó muốn đền ơn. Sau đó hổ đực còn đưa tôi ra tận cửa rừng. Nhờ có cục bạc đó mà năm đó tôi sống sót qua nạn đói.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 6

Đề kiểm tra tổng hợp học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 Trường THCS Phan Chu Trinh

91 6.884

Tải về Bài viết đã được lưu

Đề kiểm tra tổng hợp học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 có đáp án

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 6 có đầy đủ tài liệu ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 cũng như giúp các thầy cô có tài liệu tham khảo cho việc ra đề thi, đề kiểm tra, VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc bài testĐề kiểm tra tổng hợp học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 Trường THCS Phan Chu Trinh. Hi vọng bài test này sẽ là tài liệu bổ ích cho việc học tập của các em học sinh và việc giảng dạy của thầy cô.

Tải đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán, Văn, Tiếng Anh miễn phí

  • Câu 1:

    Ý nghĩa nổi bật của hình tượng cái bọc trăm trứng trong truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên là gì?

    • A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
    • B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
    • C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
    • D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.

  • Câu 2:

    Sự thực lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng?

    • A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
    • B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược.
    • C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc.
    • D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước.

  • Câu 3:

    Dòng nào không nói lên đặc điểm việc kể chuyện theo thứ tự tự nhiên:

    • A. Kể theo trình tự thời gian tự nhiên
    • B. Việc gì xảy ra trước, kể trước
    • C. Việc gì xảy ra sau, kể sau
    • D. Sự việc nào nhớ thì kể trước, không nhớ thì kể sau.

  • Câu 4:

    Thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" không nhằm nêu lên bài học gì?

    • A. Phải biết quan sát xung quanh
    • B. Phải mở rộng hiểu biết, không chủ quan kiêu ngạo.
    • C. Phê phán kẻ hiểu biết nông cạn, lại huyênh hoang.
    • D. Phê phán thói tự ti quá mức.

  • Câu 5:

    Dòng nào thể hiện đúng nhất chủ đề của truyện "Mẹ hiền dạy con":

    • A. Thể hiện tình thương của mẹ Mạnh Tử với con.
    • B. Thể hiện tình cảm của Mạnh Tử với mẹ.
    • C. Trình bày quan điểm giáo dục của các nhà nho.
    • D. Nêu ra bài học dạy con nên người.

  • Câu 6:

    Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?

    • A. Sơn hà
    • B. Tổ quốc
    • C. Phụ huynh
    • D. Pa-ra-bôn

  • Câu 7:

    Cách giải thích nào về nghĩa của từ không đúng?

    • A. Đọc nhiều lần từ cần được giải thích.
    • B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
    • C. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
    • D. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.

  • Câu 8:

    Đâu là sự việc khởi đầu trong truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh"?

    • A. Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng đến cầu hôn.
    • B. Vua Hùng muốn kén cho con gái một người chồng.
    • C. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
    • D. Vua Hùng cho Sơn Tinh đón con gái.

  • Câu 9:

    Chủ đề của một văn bản là gì?

    • A. Là đoạn văn quan trọng nhất của văn bản.
    • B. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản.
    • C. Là nội dung cần được làm sáng tỏ trong văn bản.
    • D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.

  • Câu 10:

    Trong văn tự sự, nhân vật có liên quan như thế nào với sự việc?

    • A. Liên quan nhiều
    • B. Liên quan ít
    • C. Liên quan nhiều hoặc ít
    • D. Không có liên quan gì

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn

Bắt đầu ngay

Kiểm tra kết quả Chia sẻ với bạn bè Xem đáp án Làm lại