Bài hát giấc mơ trưa của nhạc sĩ nào năm 2024

Ngay từ khi nhạc sĩ Giáng Son cho ra đời lời bài hát Giấc Mơ Trưa, nữ ca sĩ Khánh Linh đã được biết là một trong những ca sĩ đầu tiên thể hiện thành công ca khúc này. Tiếp bước đàn chị, giờ đây ca khúc Giấc Mơ Trưa còn được biết đến với phần trình diễn xuất sắc của Thùy Chi.

Ca từ trong sáng kết hợp với giọng nữ cao vút của Khánh Chi và Thùy Chi.đã khiến người nghe nhớ về những buổi trưa hè trong veo, nơi đồng quê thanh bình với cánh cò, với vạt nắng xiên qua từng tán lá cây. Một giấc ngủ trưa ngắn ngủi với giấc mơ vội vàng cũng khiến con người cảm thấy phấn khởi và yêu đời hơn.

Trong khi đó, Giáng Sơn - nhạc sĩ viết lời bài hát Giấc Mơ Trưa được đánh giá là một người nhạc sĩ "khó tính" và hết mình vì âm nhạc. Giáng Son được nhận định là người phụ nữ với tâm hồn rất đỗi phong phú không bao giờ chấp nhận giới hạn mình trong những nốt nhạc đơn giản, hợp với tính nữ người ta vẫn hay gán cho chị. Những trăn trở phức tạp của nội tâm cần những nốt nhạc tương xứng.

Nói về ca khúc của mình, nữ nhạc sĩ Giáng Sơn cho biết: "Tôi là người ngây thơ, mơ mộng, tin vào những điều thực sự đẹp đẽ và trong sáng. Tôi viết được Giấc mơ trưa, có lẽ bởi tôi luôn có một niềm tin trong sáng".

5 Dòng kẻ - cái tên mà nhà thơ - nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo tặng cho nhóm, mang ý nghĩa mỗi thành viên là một dòng kẻ. Trưởng nhóm Giáng Son tựa như khóa sol ở đầu khuông nhạc. Chia tay 5 Dòng kẻ là một quyết định đầy khó khăn, nhưng nhóm ngày càng bận rộn với những show diễn, trong khi Giáng Son lại đang là giảng viên âm nhạc lớp diễn viên và nhạc công của khoa Kịch hát dân tộc - Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Giáng Son lại cũng muốn dốc sức vào việc sáng tác.

Giấc mơ trưa - tác phẩm để Giáng Son đoạt danh hiệu nhạc sĩ “ấn tượng” trong Bài hát Việt 2005, phần lời do nhà thơ trẻ Nguyễn Vĩnh Tiến viết. Lời thơ khiến Giáng Son thích thú: “Em nằm em nhớ, một ngày trong veo, một mùa nghiêng nghiêng. Cánh đồng xa mờ, cánh cò nghiêng cuối trời. Em về nơi ấy, một bờ vai xanh một dòng tóc xanh...”. Giấc mơ trưa là bài Giáng Son thích nhất trong 5 bài nhờ Nguyễn Vĩnh Tiến viết lời.

“Và gió theo em trôi về con đường, và nắng theo em trên dòng sông vắng...”. Bài hát này được Giáng Son viết nhạc vào đêm mồng 4 Tết năm trước, sau khi tập đàn xong. Lúc đó bất chợt chị dạo lên một giai điệu đầu tiên. “Rồi cảm xúc cứ thế được tung hứng qua từng nốt nhạc. Gần hai tiếng, Giáng Son viết xong phần giai điệu”.

Chị tiết lộ, bốn bài có tên Trôi trong gương, Nếp ngày, Chút nắng vàng bay, Bóng tối jazz do Nguyễn Vĩnh Tiến viết lời sẽ được tung ra thời gian tới. Phải chăng sự kết hợp này là nguyên nhân của những lời đồn, Giáng Son sáng tác phần nhạc cho Nguyễn Vĩnh Tiến, còn nhà thơ trẻ lại sáng tác phần lời cho nữ nhạc sĩ họ Tạ này, để mỗi người đều có tác phẩm đứng tên riêng ?!.

Giáng Son rất yêu thơ, hồi bé cũng tập làm thơ. Mới vào học hệ trung cấp sáng tác ở Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Giáng Son đã bắt đầu phổ thơ. Lên học hệ đại học sáng tác Nhạc viện Hà Nội, Giáng Son tìm đến thơ nhiều hơn. Giáng Son thú thực: “Phổ thơ rất khó, nếu phổ kém thì sẽ hát theo thơ. Câu thơ vốn đã mang sẵn những giai điệu, nên phổ nhạc phải thoát ra khỏi thơ”.

Giáng Son hiện là hội viên của Hội các nhà soạn nhạc thế giới thế kỷ 21 (Composers21). Giáng Son cho biết, tiêu chuẩn để vào hội bắt buộc các nhạc sĩ phải gửi năm tác phẩm của mình, khi thẩm định xong hội mới kết nạp. Nhạc sĩ người Việt, ngoài Giáng Son, hiện có thêm Vũ Nhật Tân (Nhạc viện Hà Nội), Đỗ Kiên Cường (học chỉ huy và sáng tác tại Mỹ), Tôn Thất Tiết (Việt kiều Pháp), Trần Quang Hải (Việt kiều Pháp) là thành viên của Hội này.

Nữ nhạc sĩ ở nước ta hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thế hệ lớn tuổi có Trương Tuyết Mai (Huế), Hoàng Điệp (TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Thị Nhung, Tú Hương, Thụy Loan (cả ba đều là giảng viên Nhạc viện Hà Nội, chủ yếu sáng tác khí nhạc)... Thế hệ sau Giáng Son, hầu hết đang học sáng tác ở các trường nghệ thuật như: Lưu Thiên Hương, Trịnh Minh Hiền, Huyền Ngọc... Cùng lứa Giáng Son chỉ có Kim Ngọc, đều tốt nghiệp trường lớp sáng tác âm nhạc. Xuất hiện lần đầu tiên cùng Ban nhạc Exotica trong Liên hoan các ban nhạc sinh viên năm 1998, Giáng Son đã lập tức đoạt giải “Tác giả trẻ xuất sắc nhất” với các ca khúc: Sóng, Mưa, Anh và Xuân Hà Nội. Tới nay, Giáng Son đã sáng tác trên 70 ca khúc và 20 tác phẩm khí nhạc. Năm ngoái, Giáng Son cho ra mắt tuyển tập nhạc 30 tình khúc: “Cỏ và mưa” (NXB Trẻ, 2005).

“Nữ nhạc sĩ trẻ hiện tuy hiếm, nhưng họ được đào tạo bài bản, sắc xảo và lại cập nhật được với trào lưu âm nhạc thế giới. Tương lai chắc chắn họ sẽ phát triển”- Giáng Son tự tin. “Kim Ngọc có cá tính sáng tạo mạnh. Với mẹ của Kim Ngọc (ca sĩ Mỹ Linh) là ca khúc rất thành công”- Giáng Son khen bạn.

Còn với Giáng Son, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có lời khen: “Dòng nhạc của Giáng Son rất dịu dàng, thầm kín, sâu lắng. Nếu không gặp được Giáng Son thì không ai ngờ rằng đó là dòng nhạc của một cô gái vừa mới chập chững những bước đầu tiên trên con đường sáng tác...”. Nhóm 5 Dòng kẻ (hiện nay) cũng nhận xét: “Những mạch chảy trong ca từ và âm nhạc của Son tràn đầy nữ tính...”.

Ca khúc của Giáng Son thường chỉ dành cho lứa tuổi học hết cấp ba trở lên, vì chị đi theo dòng nhạc pop, nhưng lại hơi classic (cổ điển). Học piano ròng rã 15 năm, nhưng hồi bé Son chỉ thích… chèo. Bố mẹ của Giáng Son đều là giảng viên của trường Đại học Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội. Bố - nghệ sĩ Hoàng Kiều dạy bộ môn sáng tác âm nhạc truyền thống, mẹ - NS Bích Ngọc dạy vũ đạo chèo. Bố Son hướng cho chị học piano. Giáng Son... hậm hực mãi vì không được học chèo. Bố mẹ Son lại có ý riêng: Cả nhà đã chọn âm nhạc truyền thống. Giáng Son cần đi đường khác! tuổi mèo (1975), tới giờ Giáng Son vẫn luôn bối rối khi nghe một ai đó nói: “ổn định công việc, lấy chồng được rồi đấy”!