Auditor đánh giá nội bộ là gì

Kiểm toán nội bộ (tiếng Anh: Internal Audit) là một chức năng đánh giá độc lập bên trong tổ chức, để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức, như là một hoạt động phục vụ tổ chức.

Hình ảnh minh họa (Nguồn: //taichinhdoanhnghiep.edu.vn)

Kiểm toán nội bộ (Internal Audit)

Khái niệm

Kiểm toán nội bộ trong tiếng Anh là Internal Audit.

Theo Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ quốc tế (Institute of Internal Auditor) thì "Kiểm toán nội bộ (Internal Audit) là một chức năng đánh giá độc lập bên trong tổ chức, để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức, như là một hoạt động phục vụ tổ chức".

Vai trò

Để kiểm soát các hoạt động trong đơn vị, bản thân các nhà quản lí đơn vị cần tổ chức công tác tư kiểm soát, trước hết là từ việc thiết lập các chính sách, các thủ tục kiểm soát; tiếp đến là triển khai các chính sách, thủ tục kiểm soát đó, và sau nữa là kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh, việc thực hiện các mệnh lệnh hay kế hoạch đã đề ra cũng như hoạt động kiểm soát nội bộ đã thực thi.

Trong xu hướng chung, sự phát triển của các đơn vị về cả số lượng và qui mô, tại các đơn vị tự thiết lập một bộ phận chuyên môn chuyên trách tổ chức thực hiện công việc kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh và công tác quản lí của chính đơn vị là một nhu cầu khách quan. Có thể thấy, tổ chức kiểm toán nội bộ có vai trò là một công cụ quản lí của các nhà quản lí đơn vị, phục vụ đắc lực cho quản lí hoạt động của chính đơn vị.

Chức năng

Chức năng chủ yếu của kiểm toán nội bộ là thực hện việc kiểm tra và đánh giá đối với các hoạt động trong bản thân đơn vị, đối tượng kiểm toán gồm sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán và việc thực hiện các qui định pháp luật, các chính sách chế độ.

Chức năng cụ thể của kiểm toán nội bộ gồm:

- Rà soát lại hoạt động của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ; giám sát hoạt động của các hệ thống này.

- Kiểm tra lại các thông tin trong các lĩnh vực của đơn vị, bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính (thông tin tác nghiệp, thông tin điều hành,...) trên các khía cạnh liên quan; xem xét về mức độ tin cậy của các thông tin; thẩm định các trường hợp cá biệt theo yêu cầu của các nhà quản lí.

- Kiểm tra, đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị.

-...

Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ rằng, nội dung cụ thể của công việc kiểm tra, đánh giá còn tùy thuộc yêu cầu của các nhà quản lí đơn vị. Về nguyên tắc, nhìn chung tổ chức kiểm toán nội bộ chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước các nhà quản lí đơn vị.

Ở Việt Nam, ngoài chức năng "kiểm tra và đánh giá", tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước còn có chức năng "xác nhận" đối với các thông tin tài chính của đơn vị (Điều 6 - Quyết định số 832/TC-CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ Tài chính).

Chức năng "xác nhận" là đặc thù do nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước đều được Ngân sách Nhà nước tài trợ; Nhà nước cần có sự kiểm tra xác nhận về tài sản của mình tại các doanh nghiệp này.

Kiểm toán nội bộ là vị trí chủ chốt giúp đánh giá các hoạt động kinh doanh một cách độc lập, chính xác, đồng thời phòng ngừa rủi ro có thể xảy đến với doanh nghiệp. Nhưng liệu các chủ doanh nghiệp hay các bạn sinh viên đam mê ngành kế toán – tài chính đã thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của Internal Audit là gì chưa? Nếu chưa thì hãy để bài viết sau của Muaban.net sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn!

I. Đôi nét về Internal Audit

1. Khái niệm

Theo Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ Hoa Kỳ (IIA – The Institute of Internal Auditors), kiểm toán nội bộ (internal audit) được định nghĩa là chức năng đảm bảo đánh giá độc lập và khách quan về các hoạt động bên trong doanh nghiệp, nhằm mục đích nâng cao giá trị và hoàn thiện các hoạt động vận hành của tổ chức.

Khái niệm về internal audit là gì

2. Vai trò

Trước đây, kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra các lỗi và gian lận để đảm bảo tính minh bạch trong bản báo cáo tài chính và các hồ sơ liên quan đến việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vai trò của ngành nghề này càng được mở rộng hơn bằng việc tư vấn chiến lược cho ban giám đốc hoặc hội động quản trị về quy trình quản trị rủi ro cũng như rà soát quy trình hoạt động của các phòng ban trong quá trình vận hành bộ máy doanh nghiệp.

Internal audit đóng vai trò quan trọng trong bộ máy vận hành doanh nghiệp

3. Chức năng chính của bộ phận audit

Thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ sẽ có 3 chức năng chính:

  • Rà soát loại các hoạt động kinh doanh thông qua bản báo cáo tài chính theo yêu cầu của hội động quản trị hoặc ban giám đốc và kiểm soát hệ thống vận hành doanh nghiệp, nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý rủi ro của đơn vị.
  • Đảm bảo hiệu suất và nâng cao tính hiệu quả kế toán, quản trị, quản lý rủi ro và các quy trình vận hành của doanh nghiệp.
  • Thiết lập chiến lược hoạt động doanh nghiệp (mục tiêu, kế hoạch thực thi và nhiệm vụ) để đạt được những mục tiêu của đơn vị đã vạch ra.

4. Yêu cầu về trình độ và kỹ năng

Tùy vào từng loại hình và lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động, vị trí kiểm toán nội bộ sẽ có những có yêu cầu khác nhau. Nhưng chung quy lại, tại Điều 11 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn về người làm kiểm toán nội bộ như sau:

  • Có bằng đại học trở lên với các chuyên ngành liên quan đến kiểm toán, có kiến thức chuyên môn đầy đủ và luôn được cập nhật các thông tin về lĩnh vực được doanh nghiệp giao phó để thực hiện kiểm toán nội bộ.
  • Đã có thời gian làm việc theo chuyên ngành đào tạo từ 5 năm trở lên/ có kinh nghiệm làm kế toán, kiểm toán, thanh tra 3 năm trở lên/ trên 3 năm làm việc tại đơn vị đang công tác.
  • Đáp ứng kiến thức và có sự hiểu biết chung về pháp luật và tình hoạt động của đơn vị theo yêu cầu cũng như thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích và đánh giá theo quy trình kiểm toán nội bộ.
  • Chưa bị kỷ luật ở mức độ cảnh báo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, kế toán, tài chính hoặc đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật.
  • Một số tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.

Ngoài ra, để phát huy đúng vai trò và chức năng của một người làm kiểm toán nội bộ (internal audit), bạn cần phải có các kỹ năng:

Kỹ năng phân tích logic: với ngành nghề kiểm toán nội bộ, tư duy logic thường xuyên ứng dụng trong việc phân tích và tìm ra mối liên hệ giữa các vấn đề, từ đó tối ưu được phương án giải quyết vấn đề được hiệu quả nhất.

Tư duy logic là kỹ năng quan trọng khi làm kiểm toán nội bộ

Kỹ năng giải quyết vấn đề: tính chất công việc của kiểm toán nội bộ không chỉ là chuẩn xác trong từng con số hay tuân thủ các quy tắc mà còn phải giải được bài toán nâng cao hiệu suất kinh doanh cho doanh nghiệp, thế mới thấy đây là một kỹ năng giữ một vai trò quan trọng mà nhân viên kiểm toán nội bộ cần có.

Kiểm toán nội bộ cần có kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giao tiếp: người làm kiểm toán nội bộ cần kỹ năng giao tiếp tốt bằng lời và cả bằng văn bản vì nó có thể giúp gỡ bỏ những xung đột không đáng có giữa các phòng ban hay tạo ra sự thuyết phục với cấp trên khi đề xuất ra những giải pháp sản xuất kinh doanh mới.

Kỹ năng giao tiếp cực kỳ quan trọng với người làm kiểm toán nội bộ

Kỹ năng quản lý thời gian: là kỹ năng giúp người làm kiểm toán nội bộ có thể đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn nhất từ việc phân bổ thời gian hợp lý, tổ chức các công việc được hiệu quả và khắc phục kịp thời các vấn đề phát sinh như trong kế hoạch đã đề ra.

Quản lý thời gian tốt là chìa khóa giúp công việc của kiểm toán nội bộ trở nên suôn sẻ

II. Hiện trạng Internal Audit trên thế giới

Trên thế giới, nghề kiểm toán nội bộ (internal audit) đã xuất hiện từ khá lâu trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Chính từ sau các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà quản lý kinh tế tại các nước phương Tây đã đánh giá lại các mô hình và nhìn nhận được vai trò quan trọng của kiểm toán nội bộ trong việc quản lý rủi ro.

Từ đó, các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc xác định rủi ro, nhất là những yếu tố xấu có thể tác động đến kết quả kinh doanh của họ. Đồng thời, những doanh nghiệp này cũng nghiên cứu các phương pháp và cách thức tiếp cận với kiểm toán nội bộ tốt hơn.

Hơn nữa, ở một đất nước có thị trường chứng khoán phát triển như là Mỹ thì kiểm toán nội bộ là bộ phận bắt buộc cần phải có, đặc biệt là trong luật Sarbanes – Oxley ra đời năm 2002 cũng đã quy định rất rõ về việc các công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán đều phải báo cáo về tình hình kiểm toán nội bộ trong công ty.

Bộ phận kiểm toán nội bộ là bộ phận bắt buộc ở nhiều doanh nghiệp trên thế giới

III. Hiện trạng Internal Audit ở Việt Nam

Trái ngược với xu hướng phát triển của kiểm toán nội bộ trên thế giới, vai trò của internal audit chưa có dấu hiệu khởi sắc và khá mờ nhạt ở các doanh nghiệp Việt Nam.

Có 3 nguyên nhân chính khiến cho nghề kiểm toán nội bộ (internal audit) ở Việt Nam trở nên ảm đạm:

  • Chưa có sự đồng bộ trong hệ thống quản trị ở các doanh nghiệp
  • Thiếu nguồn nhân lực do chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về nội dung kiểm toán
  • Những mẫu chương trình kiểm toán nội bộ vẫn chưa được ban hành cụ thể

Vì vậy, các công ty sẽ phải tự xoay sở và gặp khó trong quá trình xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ, đánh giá rà soát lại chất lượng của bộ máy kinh doanh trong công ty.

Bộ phận Internal Audit chưa được chú trọng ở Việt Nam

Xem thêm các đầu tin đăng tuyển dụng nhân viên văn phòng, hành chính nhân sự tại website Muaban.net:

0

  • Hôm nay
  • Quận Hà Đông, Hà Nội

1

  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội

0

  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Quận Hà Đông, Hà Nội

0

  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM

0

  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM

IV. Các ngành nghề liên quan đến vị trí Internal Auditor

Dựa theo mô hình tổ chức và tính pháp lý:

Kiểm toán nhà nước (State Auditor): được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán nhà nước theo quy định pháp luật và không thu phí, đối tượng thường là các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước.

Nghề kiểm toán nhà nước

Kiểm toán độc lập (Independent Auditor): được thực hiện bởi các kiểm toán viên ở các công ty độc lập chuyên về dịch vụ kiểm toán. Ngoài nhiệm vụ chính là kiểm toán báo cáo tài chính, các công ty này cũng sẽ cung cấp một số gói dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, đây là loại hình kiểm toán tin cậy và luôn nhận được sự tin tưởng từ các nhà đầu tư.

Nghề kiểm toán độc lập

Dựa theo đối tượng kiểm toán:

Kiểm toán báo cáo tài chính (Financial Auditor): là việc đánh giá các bản báo cáo tài chính được các kiểm toán viên xem xét mức độ trung thực, tính chính xác của những số liệu dựa trên các bằng chứng kiểm toán thu thập được (bảng cân đối tài khoản, bảng báo cáo tài chính được kiểm toán…).

Nghề kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán hoạt động (Performance Auditor): là công việc kiểm toán xem xét và đánh giá theo 3 tiêu chí về tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả của các hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

💡 Giải thích tiêu chí:

Tính kinh tế: tức tối ưu các nguồn chi phí hoạt động doanh nghiệp ở mức thấp nhất nhưng vẫn đạt được một mục tiêu nhất định.

Tính hiệu lực: mức độ hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra trong kế hoạch chiến lược.

Tính hiệu quả: là việc doanh nghiệp đạt kết quả cao nhất với một nguồn lực nhất định.

Nghề kiểm toán hoạt động

Kiểm toán tuân thủ (Compliance Auditor): là loại hình kiểm toán về kết quả kinh doanh để đánh giá xem đơn vị được kiểm tra có tuân thủ mọi quy định của nhà nước. Loại hình này cũng sẽ xem xét và thực thi đánh giá thông tin kinh doanh, giao dịch, tuân thủ hoạt động trên các khía cạnh trọng yếu được áp dụng bởi các tổ chức chuyên về dịch vụ kiểm toán hoặc thậm chí là các kiểm toán viên nội bộ bên trong công ty.

Nghề kiểm toán tuân thủ

V. Cơ hội và mức lương nghề nghiệp

Theo Tạp Chí Kinh Tế Điện Tử Việt Nam (VnEconomy), nhu cầu tuyển dụng lao động ở ngành nghề kế toán – kiểm toán chiếm tới 17.1% trong Quý 1 năm 2021.

Bên cạnh đó, nghề kiểm toán nói chung hay nghề kiểm toán nội bộ nói riêng đang là ngành nghề có sức hút lớn nhờ mức lương khủng và cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt.

Tuy vậy, kiểm toán nội bộ (Internal Audit) lại là công việc đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, chịu được áp lực cao vào những mùa cao điểm của kiểm toán (tháng 1- tháng 3) và phải di chuyển khá nhiều đến các đơn vị thuê dịch vụ làm kiểm toán.

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có hơn 200 công ty kiểm toán độc lập, trong đó có các chi nhánh của Big 4 ngành kiểm toán có trụ sở trong nước: Deloitte, EY (Earnest & Young), PwC (PricewaterhouseCoopers) và KPMG.

Bốn công ty kể trên đều có 2 đợt tuyển dụng trong năm: Đợt 1 – kỳ tuyển nhân viên chính thức (Staff/Associate) vào tháng 03-04 và Đợt 2 – kỳ tuyển thực tập sinh (Internship) vào tháng 08-09.

\>>> Xem thêm: Big 4 Là Gì? Vị Trí Công Việc Mơ ước Của Sinh Viên Kiểm Toán

Big 4 kiểm toán

Ngoài nhóm công ty Big 4 kể trên, bạn cũng có thể lựa chọn ứng tuyển việc làm kiểm toán nội bộ ở một số công ty kiểm toán hàng đầu khác tại Việt Nam: Công ty dịch vụ kiểm toán ACC, Công ty TNHH VACO, Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn A&C…

Mức lương của nghề kiểm toán nội bộ:

Mức lương Mức thu nhập ✅ Mức lương trung bình ✨ 23.8 triệu VND/ tháng ✅ Khoảng lương phổ biến ✨ 10-19 triệu VND/tháng ✅ Mức thấp nhất ✨ 10 triệu VND/ tháng ✅ Mức cao nhất ✨ 92.8 triệu VND/ tháng

VI. Tổng kết

Qua bài viết trên, Mua Bán hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn hiểu được ngành nghề Internal Audit là gì? công việc, thu nhập và cơ hội phát triển nghề nghiệp. Và nếu bạn là một người có mong muốn theo đuổi nghiệp kiểm toán – tài chính, thì đừng bỏ qua các bài viết liên quan về lĩnh vực này trên Muaban.net!

\>>> Xem thêm:

  • CPA Là Gì Và 7 điều Cơ Bản Nhất Cần Biết Về CPA
  • Bạn có biết 8 loại chứng chỉ hành nghề kế toán?
  • P&L là gì? Cách lập báo cáo kết quả kinh doanh

Phan Hiếu

Hello mọi người, mình là Phan Hiếu. Hy vọng rằng, mọi người sẽ có những trải nghiệm thú vị tại Trang Blog Muaban.net. "When you want to give up, remember why you started".

Audit nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ (tiếng Anh: Internal Audit) là một chức năng đánh giá độc lập bên trong tổ chức, để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức, như là một hoạt động phục vụ tổ chức.

Đánh giá viên nội bộ là gì?

Đánh giá viên nội bộ là những người có kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý trong doanh nghiệp. Là người thực hiện các quá trình tối ưu hóa như hoạch định, thực hiện và báo cáo về các cuộc đánh giá trong một chu kỳ đánh giá.

Chương trình đánh giá nội bộ là gì?

Đánh giá nội bộ là hoạt động được thực hiện định kỳ trong một doanh nghiệp bất kỳ dựa trên hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn ISO. Kế hoạch đánh giá nội bộ có thể được thực hiện thường niên theo một chu kỳ nhất định trong năm, thời gian đánh giá tùy thuộc vào nhu cầu và tình hình thực tế của công ty đó.

Mục tiêu của đánh giá nội bộ theo TCVN ISO 9001 2015 là gì?

ISO 9001:2015: Đánh giá nội bộ (Điều khoản 9.2) nhằm mục đích tuyên bố hệ thống quản lý của tổ chức phù hợp với yêu cầu. Đánh giá bên thứ hai: thông thường là đánh giá của khách hàng hoặc những bên được khách hàng ủy quyền, đánh giá của các bên liên quan như cơ quan quản lý.

Chủ đề