Ar trong kinh tế vi mô là gì

Bảng công thức kinh tế vi mô là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các bạn học sinh, sinh viên nắm được cách tính một số công thức trong kinh tế vi mô.

Công thức kinh tế vi mô bao gồm các công thức tính hàm số cầu, hàm số cung, độ co giãn của cầu theo giá, độ co giãn của cầu theo giá chéo, độ co giãn của cầu theo thu nhập, độ co giãn của cung theo giá, tổng hữu dụng. Vậy sau đây là trọn bộ công thức kinh tế vi mô, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

  • P: giá của sản phẩm -> PE: Giá cân bằng thị trường
  • I: thu nhập
  • Q: lượng
  • D: cầu về hàng hoá -> QD: Lượng cầu
  • QD = -aP + b (a > 0) hay PD = -cQ + d (c > 0)
  • S: cung về hàng hoá -> Qs: Lượng cung
  • Qs = cP + d (c > 0) hay Ps = aQ + b (a > 0)
  • ∆P/ ∆Q: hệ số góc
  • Cân bằng thị trường QD = Qs, PD = Ps
  • CS: thặng dư của người tiêu dùng
  • PS: thặng dư của người sản xuất
  • PC: giá trần
  • PS: giá sàn
  • tD: là mức thuế người tiêu dung gánh chịu trên một sản phẩm -> tD = PD1 – Po ( PD1: giá người mua trả sau thuế, Po: giá thị trường cũ)
  • TD: tổng thuế người tiêu dung gánh chịu -> TD = tD.Q1
  • tS: là mức thuế người sản xuất gánh chịu -> tS = Po – PS1
  • TS: tổng thuế người sản xuất gánh chịu -> TS = tS.Q1
  • t: thuế chính phủ nhận được trên một sản phẩm -> t = tD + tS
  • T: tổng thuế chính phủ nhận được -> T = t . Q1
  • TR: tổng doanh thu của DN -> TR = P.Q
  • AR: doanh thu bình quân của doanh nghiệp -> AR = TR/Q = P
  • MR: doanh thu tăng thêm của DN (doanh thu biên) -> M R= ∆TR/ ∆Q = (TR)’Q = P
  • TC: tổng phí của doanh nghiệp -> TC = VC + FC
  • FC: định phí (chi phí cố định)
  • VC: biến phí (chi phí thay đổi đồng biến với sản lượng)
  • AFC: chi phí cố định bình quân -> AFC = FC/Q
  • AVC: chi phí biến đổi bình quân -> AVC = VC/Q
  • AC: chi phí bình quân -> AC = TC/Q = AVC = AFC
  • MC: chi phí biên -> MC = ∆TC/∆Q = (TC)’Q = ∆VC/∆Q = (VC)’Q
  • Πmax: lợi nhuận tối đa -> Πmax = MR= MC
  • £: hệ số sức mạnh cạnh tranh của DN (0 < £ < 1) -> £ = P – MC/P

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Bạn đang xem: Tổng hợp công thức kinh tế vi mô

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Back to top button

1. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn

Thị trường cạnh tranh hoàn toàn phải hội đủ những điều kiện sau đây:

  • Thứ nhất, số lượng người tham gia thị trường phải tương đối lớn, ng­hĩa là số lượng người tham gia thị trường phải đạt tới mức sao cho lượng hàng hóa mà mỗi doanh nghiệp cung ứng là rất nhỏ so với tổng lượng cung ứng trên thị trường, do đó họ không thể ảnh hưởng đến giá thị trường, họ chỉ là những “người nhận giá”. Doanh nghiệp chỉ có thể kiểm soát sản lượng sản phẩm sản xuất ra và sự phối hợp các yếu tố sản xuất, không thể kiểm soát giá sản phẩm trên thị trường.
  • Thứ hai, doanh nghiệp có thể tham gia và rút khỏi thị trường một cách dễ dàng, nghĩa là các doanh nghiệp và các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác, để tìm kiếm con đường nào có lợi nhất. Đây không phải là điều kiện thực hiện dễ dàng, vì bị hạn chế bởi nhiều rào cản về mặt luật pháp, tài chính, tính chất kỹ thuật đặc thù của máy móc thiết bị.
  • Thứ ba, sản phẩm của các doanh nghiệp phải đồng nhất với nhau, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra phải hoàn toàn giống nhau về mọi mặt như về chất lượng, hình thức bên ngoài. Hay nói cách khác là sản phẩm của các doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay thế cho nhau.
  • Thứ tư, người mua và người bán phải nắm được đầy đủ thông tin về giá cả của các sản phẩm trên thị trường.

2. Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn

Từ những đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn dẫn đến những đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn:

2.1 Đường cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn (d)

Đường cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp thể hiện lượng sản phẩm mà thị trường sẽ mua của doanh nghiệp ở mỗi mức giá có thể có.

Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, vì lượng cung sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là rất nhỏ, không đáng kể so với lượng cầu thị trường, nên mỗi doanh nghiệp đều có khả năng bán hết mọi sản phẩm của mình ở mức giá thị trường đã cho; nên đường cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn (d), là một đường thẳng nằm ngang mức giá P của thị trường, hay nói cách khác nó là một đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá.

Ar trong kinh tế vi mô là gì

2.2 Tổng doanh thu (TR)

Tổng doanh thu (TR) của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận được khi bán một số lượng sản phẩm nhất định.

TR = P.Q                                  (5.1)

Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, vì số lượng bán của mỗi doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lượng bán trên thị trường, do đó việc doanh nghiệp quyết định sản xuất bao nhiêu sẽ không tác động đến giá thị trường của sản phẩm. Doanh nghiệp có thể bán những mức sản lượng khác nhau với cùng một mức giá, do đó đường tổng doanh thu là một đường thẳng có độ dốc là p dốc lên từ gốc O (Hình 5.2).

2.3 Doanh thu biên (MR)

Doanh thu biên (MR) là doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản phẩm:

\(MR_Q = TR_Q - TR_{Q-1}\)

\(MR = \frac{\Delta TR}{\Delta Q}\)                                          (5.2)

Nếu hàm tổng doanh thu là liên tục, thì doanh thu biên là đạo hàm bậc nhất của hàm tổng doanh thu:

\(MR = \frac{dTR}{dQ}\)                                           (5.3)

Ar trong kinh tế vi mô là gì

Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn toàn, vì giá sản phẩm không đổi, nên sự thay đổi tổng doanh thu do thay đổi 1 đơn vị sản phẩm bán được sẽ bằng giá bán sản phẩm. Doanh thu biên và giá sản phẩm luôn bằng nhau: MR = P, nên đường MR cũng là đường nằm ngang mức giá P (hình 5.3).

Trên đồ thị, MR là độ dốc của đường TR (hình 5.2).

2.4 Doanh thu trung bình (AR)

Doanh thu trung bình (AR): là mức doanh thu mà doanh nghiệp nhận được tính trung bình cho một đơn vị sản phẩm bán ra.

\(AR = \frac{TR}{Q} = \frac{P.Q}{Q} = P\)                                (5.6)

Như vậy trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu biên bằng doanh thu trung bình và bằng giá của sản phẩm: MR = AR = P, do đó đường cầu đối với doanh nghiệp, đường doanh thu biên và đường doanh thu trung bình trùng nhau (hình 5.3).

Ar trong kinh tế vi mô là gì

2.5 Tổng lợi nhuận (\(\pi\) hay Pr)

Tổng lợi nhuận (\(\pi\)) của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí sản xuất (TC).

\(\pi (Q) = TR(Q) - TC(Q)\)                     (5.5)

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ để cập đến những nội dung sau đây:

  • Xác định giá và sản lượng trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn trong các khoảng thời gian khác nhau: nhất thời, ngắn hạn và dài hạn.
  • Tổ chức sản xuất trong những điều kiện cạnh tranh hoàn toàn.
  • Hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn toàn.