Ấp bình nam xã bình hòa trung

1. Vị trí địa lý: Xã Bình Nhì nằm về phía Tây - Bắc huyện Gò Công Tây, diện tích tự nhiên 1.375,49 ha, dân số 11.659 người (mật độ dân số 847 người/km2), gồm 03 ấp: Bình Hòa Long, Bình Đông Trung, Bình Hòa Đông. Vị trí địa lý được xác định như sau:

- Toạ độ địa lý:

+ Kinh độ Đông: Từ 1050 46' 34" đến 1050 49' 53".

+ Vĩ độ Bắc: Từ 100 21' 39" đến 100 23' 49".

- Ranh giới:

+ Phía Bắc: Giáp xã Đồng Sơn và xã Đồng Thạnh.

+ Phía Nam: Giáp xã Thạnh Nhựt và Thị trấn Vĩnh Bình.

+ Phía Tây: Giáp xã Bình Phục Nhứt huyện Chợ Gạo.

+ Phía Đông: Giáp xã Đồng Thạnh.

1.1. Địa hình:

Xã Bình Nhì có địa hình tương đối bằng phẳng và tương đối cao; cao trình phổ biến từ 0,7m – 0,9m. Hệ thống thủy lợi hoạt động hiệu quả thông quy tuyến kênh chính là kênh Tham Thu nên nhìn chung đất đai không bị ngập úng.

1.2. Khí hậu:

Xã Bình Nhì nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ có nền nhiệt độ cao và ổn định; quanh năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.

1.2.1. Nhiệt độ:

Do ảnh hưởng của xích đạo nên nhiệt độ khá ổn định không phân hoá theo mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình dao động trong năm là 27,90C; độ nóng ẩm quanh năm thích hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển, hàng năm có 2 mùa: mưa, nắng rõ rệt.

1.2.2. Mưa và độ ẩm:

Mùa mưa thường trùng với gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch) lượng mưa trung bình hàng năm 1.435mm.

Mùa khô thường trùng với gió mùa Đông Bắc mang đặc tính khô lạnh (từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau) thường thiếu hụt lượng nước và sự bốc hơi cao gây khó khăn cho việc canh tác, tuy nhiên đây là vụ mùa lúa đạt năng suất cao.

1.2.3. Gió:

Khu vực xã Bình Nhì chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa theo 2 hướng gió chính trong năm.

- Mùa gió Tây Nam: Có đặc tính gió thổi từ biển đông vào, gió có tầng suất trung bình 65%, có vận tốc bình quân 2,5m/s, gió mang nhiều hơi nước góp phần tạo những trận mưa lớn.

- Gió mùa Đông Bắc: Tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió có tầng suất trung bình 55%, vận tốc bình quân từ 1,8m/s, với đặc tính khô lạnh nên khó có thể tạo mưa.

1.2.4. Độ ẩm:

- Ẩm độ: Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 82%, chênh lệch ẩm độ giữa các tháng trong năm không đáng kể, phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Bốc hơi nước: Cao điều quanh năm, lượng mưa ít hoặc không có mưa thì lượng mưa bốc hơi lớn nhất. Tổng lượng mưa bốc hơi cả năm là 1.183mm, bình quân 3,3mm/ ngày, cao nhất 7,3mm/ngày, thấp nhất 2,4mm/ngày. Lượng bốc hơi lớn trong mùa khô ảnh hưởng đến sinh lý cây trồng.

1.3. Thuỷ văn:

Hệ thống thủy văn của xã Bình Nhì tương đối hoàn chỉnh với hệ thống kênh đào tương đối chằn chịt, được kiểm soát chặt chẽ thông qua chế độ vận hành đóng - mở của các cống thuộc dự án Ngọt hóa Gò Công với tuyến kênh chính là kênh Tham Thu, với dòng chảy từ Tây sang Đông.

2. TÀI NGUYÊN:

2.1. Tài nguyên đất: Toàn địa bàn xã có 4 nhóm đất chính sau

- Đất lập líp (đất phù sa xáo trộn - Vp): Diện tích 114,37 ha, chiếm tỷ lệ 8,32% diện tích đất tự nhiên, phân bố rãi rác trên địa bàn xã. Nhìn chung đây là loại đất phù sa tương đối trẻ được hình thành trên các vùng đất sa bồi, có dạng địa hình trung bình đến cao, là loại đất màu mỡ nhất trong nhóm đất phù sa. Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu dinh dưỡng thích hợp cho việc trồng cây ăn trái, làm nhà ở và hoa màu các loại.

- Đất phù sa đã phát triển có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Diện tích 522,10 ha, chiếm tỷ lệ 37,96% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Nam huyện lộ 20. Đất có thành phần cơ giới có chiều hướng nhẹ dần khi xuống sâu. Hàm lượng cát tăng dần phù hợp với trầm tích vùng này. Đất có pH từ chua đến ít chua, thành phần dưỡng chất N,P,K trung bình. Thích hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nếu có giống tốt, đủ nước tưới và chăm sóc đúng qui trình kỹ thuật sẽ cho năng suất khá, đặc biệt là có thể trồng các giống lúa và rau đặc sản…

- Đất cát giồng bị phủ (Cp): Diện tích 508,50 ha chiếm 36,97% diện tích tự nhiên. Phân bố dọc 2 bên kênh Tham Thu, phía Tây Nam ấp Bình Hòa Long, phía Bắc ấp Bình Đông Trung và phía Tây ấp Bình Hòa Đông. Đất có thành phần cơ giới nhẹ xốp trên mặt và tương đối dính bên dưới, thành phần cát thường chiếm từ 47-51%. Đất cát giồng mang đặc tính dễ thấm nước, bốc hơi nhanh, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém, phân giải chất hữu cơ nhanh. Tuy nhiên do ở địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt nên thích hợp để trồng màu, thổ cư và một số cây ăn trái.

- Đất phù sa nhiễm mặn ít (Mi): Diện tích 63,58 ha, chiếm tỷ lệ 4,62% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Bắc ấp Bình Hòa Long. Đất có đặc điểm tương tự như đất phù sa có tầng loang lỗ nhưng đất kém phát triển hơn và có hiện tượng mặn hóa tầng mặt do quá trình mao dẫn và do ảnh hưởng bởi thủy triều. Nếu được đầu tư tưới tiêu, cải tạo, thâm canh thích hợp cho trồng màu.

- Đất phù sa Gley (Pg): Diện tích 166,93 ha chiếm 12,14% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Bắc 2 ấp Bình Hòa Long và Bình Đông Trung. Đất có màu xám xanh hoặc đen, thành phần cơ giới thịt nặng, ít xốp, hàm lượng mùn tương đối khá, đạm trung bình và giảm dần theo chiều sâu, riêng lân thì ngược lại thích hợp cho việc trồng lúa nước.

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất

STT

Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(4)

(5)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

1,375.49

100.00

1

Đất nông nghiệp

1,210.07

87.97

1.1

Đất trồng lúa nước

917.97

75.86

1.2

Đất trồng cây hàng năm

1.90

0.16

1.3

Trồng cây lâu năm

283.18

23.40

1.4

Đất nuôi trồng thuỷ sản

7.02

0.58

2

Đất phi nông nghiệp

165.42

12.03

2.1

Đất TSCQ, công trình sự nghiệp

5.37

3.25

2.2

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

2.42

1.46

2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

1.65

1.00

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

9.29

5.62

2.5

Đất phát triển hạ tầng

88.33

53.40

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

0.80

0.48

2.7

Đất phi nông nghiệp còn lại

57.56

34.80

Nguồn: UBND xã Bình Nhì

2.2. Tài nguyên nước

  1. Nguồn nước mặt:

Kênh Tham Thu là tuyến kênh chính cung cấp nguồn nước mặt cho toàn xã, nguồn cung cấp thông qua kênh Bình Phan. Từ kênh Tham Thu các tuyến kênh dẫn nước đến các cách đồng, khu dân cư thông qua các tuyến kênh trục ở phía Bắc như: kênh T5, kênh T5', kênh T5", kênh liên ấp, kênh N5, kênh T4, kênh T4', kênh N4... Tuy nhiên, vào mùa khô khi các cống của hệ thống Ngọt hóa Gò Công vận hành đóng để ngăn mặt thì địa bàn xã Bình Nhì có nguy cơ thiếu nước.

  1. Nguồn nước ngầm: Xã Bình Nhì có nguồn nước ngầm ở độ sâu trung bình 350 m chất lượng sử dụng tương đối tốt, hiện đang khai thác ở những giếng khoan tầng sâu và đưa vào phục vụ cho các khu dân cư tập trung.

2.3. Vấn đề thiên tai: Xã Bình Nhì nằm cách biển Đông khoảng 25 km, nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng của bão. Tuy nhiên cũng thường xuyên chịu những ảnh hưởng cục bộ của thời tiết như: lốc xoáy, gió giật…

3. NHÂN LỰC

3.1. Dân số: Bình Nhì là xã nông nghiệp, có 3.036 hộ, trong đó có 06 hộ người Việt gốc Hoa, còn lại là dân tộc Kinh, dân số 11.659 người (mật độ dân số 847 người/km2), toàn xã có 02 chùa Phật (đạt danh hiệu cơ sở thờ tự văn hóa) với 135 tín đồ; 02 chùa Thiên đạo Hoàng nguyên với 65 tín đồ và 01 Thánh thất Cao đài với 216 tín đồ.

3.2. Lao động: Nguồn nhân lực của Bình Nhì khá dồi dào, tổng số lao động trong độ tuổi là 7.542 lao động, chiếm 64,69% tổng số nhân khẩu. Lao động có việc làm thường xuyên là 6.323 người. Lao động trong xã chủ yếu là lao động theo mùa vụ nên lực lượng lao động sau mùa vụ cần được bố trí cho các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác...

Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của xã còn thấp, số lao động qua đào chỉ chiếm 30,78% trong tổng số lao động, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động. Đây là một cản trở lớn trong quá trình tiếp thu những thành tựu về khoa học - kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội.

Phần II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA UBND XÃ BÌNH NHÌ

1. Chức năng: thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương trên các lĩnh vực: kinh tế - văn hóa - xã hội - An ninh quốc phòng, trực tiếp giải quyết công việc hành chính hằng ngày, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo quản lý, thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

  1. Về lĩnh vực kinh tế

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó;

- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật;

- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.

  1. Về lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp

- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;

- Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương;

- Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới.

  1. Về lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải

- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp;

- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

- Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.

  1. Về lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao

- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;

- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;

- Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương.

đ) Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;

- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;

- Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương.

  1. Về lĩnh vực thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo: Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
  1. Về lĩnh vực thi hành pháp luật

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền;

- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Bình Nhì

  1. Ủy ban nhân dân xã Bình Nhì có 05 Ủy viên, gồm:

- Đứng đầu là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phụ trách chung;

- Tham mưu cho Chủ tịch là 01 Phó chủ tịch phụ trách Kinh tế, 01 Phó chủ tịch phụ trách Văn hóa –Xã hội, Trưởng Công an xã phụ trách lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhân hộ khẩu trên toàn địa bàn xã ..., Chỉ huy trưởng Quân sự xã phụ trách công tác quốc phòng, quân sự địa phương.

- Các chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã:

+ Công chức Văn phòng – Thống kê phụ trách lĩnh vực hành chính văn phòng: Tham mưu cho lãnh đạo soạn thảo các văn bản; kiểm tra, đôn đốc Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện đúng thời gian quy định và một số mặt công tác khác được lãnh đạo phân công.

+ Công chức Văn phòng - Thống kê phụ trách lĩnh vực thống kê: Phụ trách công tác thống kê tổng hợp của Ủy ban nhân dân xã và lĩnh vực thống kê chuyên môn theo ngành dọc.

+ Công chức Tư pháp - Hộ tịch: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân xã trong công tác tuyên truyền pháp luật, nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, thực hiện việc cấp giấy khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, ...

+ Công chức Địa chính – Xây dựng & Môi trường: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân xã trong công tác quản lý đất đai, nhà ở và các vấn đề có liên quan đến môi trường.

+ Công chức Địa chính - Nông nghiệp - Giao thông –Thuỷ lợi: Phụ trách việc tổng hợp tình hình sản xuất nông nghiệp; duy tu, sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn, công tác thủy lợi nội đồng đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp.

+ Công chức Văn hóa – xã hội: Phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân xã trong việc chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng chính sách, trẻ em mồ côi... và quản lý công dân trong độ tuổi lao động.

+ Công chức Văn hóa – xã hội: Phụ trách Văn hóa – Thể dục thể thao: Phụ trách chung về các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn.

+ Công chức Kế toán - Tài chính: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân xã trong công tác thu, chi ngân sách nhà nước.

- Ngoài ra, còn có các chức danh không chuyên trách như sau:

+ Cán bộ Đài truyền thanh: Phụ trách việc tiếp âm và phát sóng hằng ngày, xây dựng bản tin, thời sự ở địa phương.

+ Cán bộ Văn thư – Lưu trữ: Phụ trách đánh máy; tiếp nhận, đăng ký vào sổ công văn đi – đến và công tác lưu trữ.

+ Cán bộ Tiếp nhận và trả kết quả: Phụ trách công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức và công dân.