Anh chị có câu hỏi nào cho chúng tôi không năm 2024

Đây là câu hỏi thường gặp vào cuối buổi phỏng vấn. Nếu bạn đã tìm hiểu về công ty, về bản mô tả công việc và đã có sự chuẩn bị thì đây là khoảng khắc bạn đưa ra những câu hỏi thông minh và hấp dẫn để nhà Tuyển dụng trả lời. Hãy nhớ rằng, các cuộc phỏng vấn là cuộc trao đổi 2 chiều để công ty tìm hiểu kỹ về bạn cũng như bạn tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Nên hãy hướng cuộc trao đổi trở thành cuộc trò chuyện hai bên cùng có lợi. Nếu bạn đặt những câu hỏi hay dành cho nhà Tuyển dụng, cuộc phỏng vấn sẽ trở lên thú vị và hấp dẫn. Ngược lại, nếu bạn đặt những câu hỏi không hay thì cuộc trò chuyện sẽ là dấu chấm hết cho cơ hội nghề nghiệp cho vị trí bạn ứng tuyển.

Nếu bạn muốn tránh đặt những câu hỏi không hay, hãy làm theo các mẹo sau:

1. Tránh hỏi những câu hỏi mang tính cá nhân

Phỏng vấn là buổi trao đổi chuyên nghiệp nên hãy tránh những câu hỏi mang tính chất cá nhân vì rủi ro có thể dẫn tới tình huống khó xử. Vài ví dụ dưới đây là những câu hỏi bạn cần tuyệt đối tránh xa không nên hỏi nhà Tuyển dụng:

Anh chị còn độc thân hay có gia đinh rồi?

Nhà anh chị ở khu nào?

Anh chị thích làm gì trong thời gian rảnh?

Cuối tuần anh chị thường làm gì?

2. Nếu bạn có thể dễ dàng Google tìm thông tin đó thì đừng hỏi!

Buổi phỏng vấn là cơ hội quan trọng để bạn thể hiện sự quan tâm tới công ty, công việc và mong muốn sự phù hợp của mình với vị trí ứng tuyển. Đặt câu hỏi về thông tin mà bạn đáng lẽ phải nghiên cứu trước khi phỏng vấn sẽ khiến bạn trông thiếu chuẩn bị và kém chuyên nghiệp. Dưới đây là một vài ví dụ về các câu hỏi hiển nhiên mà bạn nên biết câu trả lời:

Công ty kinh doanh sản phẩm gì?

Công ty có bao nhiêu chi nhánh?

3. Tránh hỏi những câu hỏi thể hiện sự thiếu quan tâm đến công việc

Nhà Tuyển dụng quan tâm đến việc tuyển 1 nhân viên chăm chỉ, ham học hỏi, có năng lực cao và sẵn sàng cống hiến chứ không tuyển một nhân viên chỉ quan tâm đến việc trả tiền thuê nhà và hóa đơn của ứng viên đó mà không quan tâm đến công việc hay công ty. Thế nên hãy tránh xa những câu hỏi sau trong buổi phỏng vấn:

Mức lương của tôi sẽ là bao nhiêu?

Thời gian làm việc thời gian nghỉ ngơi như thế nào?

Một năm có bao nhiêu kỳ nghỉ?

Tôi sẽ có bao nhiêu ngày phép 1 năm?

Chính sách thưởng như thế nào?

Mức lương và các chế độ chính sách của công ty quan trong, nhưng hãy dành những câu hỏi này ở những vòng sau của quy trình tuyển dụng. Thông thường Phòng Nhân Sự sẽ chia sẻ những thông tin này với bạn trước khi bạn nhận offer. Nên hãy kiên nhẫn

4. Tránh hỏi những câu hỏi thể hiện sự tự đắc

Không ai muốn làm việc với người tự đắc. Một vài câu hỏi bạn cần tránh xa để tránh rơi vào bẫy này:

Tôi có văn phòng riêng không?

Khi nào thì tôi sẽ được tăng lương, thăng chức?

Nếu tôi khó làm việc với một số đồng nghiệp khó chịu, tôi cần báo tới ai?

Công việc này tôi từng làm rồi và dễ ợt đối với tôi, anh chị thấy sao?

5. Tránh những câu hỏi ngụ ý tới các tin đồn hay drama công sở

Các tin đồn không phải là chủ đề hay để nói chuyện với nhà Tuyển dụng. Thế nên hãy tránh xa các câu hỏi sau:

Tôi đã nghe một tin đồn về CEO / công ty / cổ phiếu. Nó có đúng không?

Tôi nghe nói văn hóa công ty các anh chị rất hung hăng, anh chị thấy thế nào?

6. Thay vào đó, hãy thử các chiến lược câu hỏi phỏng vấn sau:

Các cuộc phỏng vấn tốt nhất là mang tính tương tác, vì vậy hãy đặt những câu hỏi mở sẽ giúp cuộc trò chuyện trôi chảy. Đặt câu hỏi Tại sao — khi chúng liên quan đến mục tiêu của vị trí. Đặt câu hỏi Cách thức — họ sẽ giúp bạn thực hiện công việc của mình nếu bạn được tuyển dụng. Đặt những câu hỏi kiểu này sẽ chứng minh cho người phỏng vấn thấy rằng bạn có động cơ phù hợp và muốn thành công trong vị trí bạn ứng tuyển

7. Đừng đợi Nhà Tuyển Dụng hỏi “Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?”

Đừng đợi cho đến khi kết thúc buổi phỏng vấn để hỏi những câu hỏi hay.

Hãy bước vào buổi phỏng vấn với thái độ cầu thị và tiếp thu. Hãy chuẩn bị để đặt câu hỏi trong cuộc phỏng vấn — điều đó cho thấy bạn đang lắng nghe. Nếu bạn thực sự quan tâm đến công ty và vị trí, bạn nên đặt câu hỏi một cách tự nhiên. Nếu cần, hãy ghi nhanh các câu hỏi trước khi bạn đi phỏng vấn. Bạn cũng có thể ghi nhanh các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn khi thông tin mới được tiết lộ. Những cuộc trò chuyện này không bao giờ có thể đoán trước được và bạn không biết được trạng thái tâm trí của người phỏng vấn (Hăng hái? Mệt mỏi? Hào hứng? Lãnh cảm?), Vì vậy đừng mong đợi một kịch bản hoặc kế hoạch hành động nhất định mà bạn có thể làm theo. Chỉ cần sử dụng sơ yếu lý lịch của bạn để trả lời càng nhiều câu hỏi càng tốt và nhớ lý do tại sao bạn ở đó: Bạn là ứng viên tốt nhất!

Trong trường hợp, kết thúc buổi phỏng vấn rồi và bạn vẫn còn câu hỏi mà Nhà Tuyển dụng lại không hỏi bạn “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” thì hãy mạnh dạn nói “Tôi có vài câu hỏi, anh chị sẵn lòng chia sẻ thêm với tôi chứ?”. Không nhà Tuyển dụng nào lỡ từ chối 1 ứng viên có thái độ cầu thị như vậy.