Actuary assistant lý chuyên gia tính toán định phí năm 2024

Actuarial Science – Định phí bảo hiểm: Ngành học thời thượng

I.Giới thiệu về Actuarial Science – Định phí bảo hiểm

Actuary là công việc định giá bảo hiểm và dự đoán các rủi ro xảy ra trong các tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm

Bao gồm: lập kế hoạch và định phí bảo hiểm, theo dõi khả năng sinh lời, tính toán đảm bảo nguồn dự phòng an toàn cho công ty bảo hiểm, tham mưu chiến lược, tư vấn đầu tư tài chính…

Tại Mỹ với tấm bằng Cử nhân Actuarial Science , bạn có thể được trả mức lương từ $60,800 đến $119,000/năm. Đây là công việc được trả lương cao thứ 3 (chỉ sau Petroleum Engineering và Systems Engineering). Các chuyên gia về Actuarial Science luôn nắm giữ vị trí quan trọng trong các tổ chức và công ty nơi mà họ làm việc. Đánh giá, kiến nghị của họ dựa trên cở sở tính toán chính xác, khoa học sẽ là căn cứ cho việc ra quyết định chiến lược của công ty. Vì vậy, triển vọng nghề nghiệp của họ là những vị trí quản trị cao cấp như Chief Finance Officer, Chief Risk Officer hay CEO…

Tại Việt Nam, sự bùng nổ của thị trường tài chính trong những năm gần đây khiến nhu cầu về ngành này càng trở nên cấp thiết hơn. Theo nhận định của một chuyên gia trong ngành thì “trong tương lai không xa, khi người dân ý thức được tầm quan trọng của một cuộc sống an toàn hơn, thì đó là thời điểm lên ngôi của các công việc liên quan đến ngành bảo hiểm, trong đó có Actuarial Science”.

Do vậy, ngoài tấm bằng Actuarial Science để trở thành nhân viên chính thức trong lĩnh vực này, bạn sẽ phải trải qua các kì thi chứng chỉ ở nhiều cấp độ từ một trong những hiệp hội Actuaries dưới đây:

  • Society of Actuaries (SOA) – USA
  • Casualty Actuarial Society (CAS) – USA
  • Institute and Faculty of Actuaries (IFoA) – UK
  • Institute of Actuaries of Australia (IAA) – Australia
  • Canadian Institute of Actuaries (CIA) – Canada

Một số kiến thức và kĩ năng đòi hỏi ở nghề Định phí bảo hiểm:

  • Toán tài chính
  • Kếtoán kinh doanh
  • Toán thống kê
  • Xây dựng mô hình dự báo
  • Tính thời gian vòng đời (Life Calculations)
  • Thống kê nâng cao
  • Kinh tế học
  • Kinh tế tài chính
  • Phân tích rủi ro v.v..

II.Lựa chọn học ngành Actuarial Science

Có rất nhiều trường Đại học danh tiếng trên thế giới tại nhiều nước phát triển đào tạo ngành Actuarial Science như:

Tại Việt Nam, sự bùng nổ của thị trường tài chính trong những năm gần đây khiến nhu cầu về chuyên gia phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm trở nên cấp thiết, nền công nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam thật sự đang rất “khát” nhân sự định phí. Vị trí chuyên gia định phí tại các công ty bảo hiểm hiện nay chủ yếu do người nước ngoài đảm trách. Gần đây, có thêm du học sinh theo học ngành này trở về VN làm việc. Vì vậy, chuyên gia định phí bảo hiểm có nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương rất cao. Vậy chuyên gia phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm (Actuary) là ai? Họ làm gì? Làm ở đâu? Mức lương như thế nào? Cơ hội thăng tiến ra sao? Những ai phù hợp để trở thành chuyên gia định phí bảohieemr? Con đường để trở thành một chuyên gia định phí như thế nào? Chúng ta cùng lần lượt tìm câu trả lời cho những thắc mắc này nhé!

Actuary là người vận dụng nhuần nhuyễn các mô hình toán học, các phương pháp thống kê và kiến thức về kinh tế, tài chính để đo lường và quản trị rủi ro. Bất cứ nơi nào có rủi ro và có nhu cầu đo lường các rủi ro này thì nơi đó cần đến vai trò của actuary.

Trong một công ty bảo hiểm, chuyên gia định phí đảm trách những nhiệm vụ chính là tham gia thiết kế các sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng, dựa trên những tính toán khoa học để định giá cho sản phẩm với yêu cầu đảm bảo được quyền lợi khách hàng trong trường hợp có sự cố xảy ra với người mua bảo hiểm cũng như đảm bảo được khả năng sinh lời của công ty bảo hiểm. Chuyên gia định phí cũng chính là người chịu trách nhiệm chính cho những sản phẩm mình đã tạo ra. Họ cũng phải tính toán làm sao để công ty đủ khả năng thanh toán các hợp đồng bảo hiểm cũng như đảm bảo mức dự phòng cho các hoạt động khác. Họ còn có thể tham mưu chiến lược, tư vấn đầu tư tài chính.

Có thể tên gọi “chuyên gia định phí bảo hiểm” khiến cho chúng ta thường nghĩ rằng actuary chỉ làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm. Thực ra, có nhiều kiểu actuary khác nhau. Bên cạnh các actuary làm việc trong các lĩnh vực bảo hiểm chúng ta còn có thể kể đến các actuary xây dựng các kế hoạch hưu trí, actuary làm việc trong lĩnh vực đầu tư tài chính, actuary quản trị rủi ro hay thậm chí là các actuary làm trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

Như vậy, không chỉ làm việc trong nền công nghiệp bảo hiểm (công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm phi nhân thọ, công ty tái bảo hiểm), cơ hội việc làm của các chuyên gia định phí bảo hiểm còn rộng mở ở các lĩnh vực khác như lập kế hoạch hưu trí cho chính phủ, làm việc công ty tư vấn, ngân hàng, quỹ đầu tư hoặcgiảng dạy và nghiên cứu tại các trường ĐH, CĐ và viện nghiên cứu.

Để trở thành chuyên gia định phí được công nhận trên toàn thế giới, bạn cần phải trải qua các kỳ thi để trở thành thành viên của các hiệp hội chuyên gia định phí bảo hiểm, chẳng hạn

IFoA: hiệp hội chuyên gia định phí của Anh,

SOA: hiệp hội chuyên gia định phí Hoa Kỳ (Nhân thọ)

CAS: hiệp hội chuyên gia định phí Hoa Kỳ (Phi nhân thọ)

AIA: Hiệp hội chuyên gia định phí Australia

CIA: Hiệp hội chuyên gia định phí Canada.

Như vậy, con đường học tập của một chuyên gia định phí cũng nhiều chông gai, nhưng bù lại, họ là những người có vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội và do đó, mức lương mà họ nhận được là vô cùng ấn tượng.

Chẳng hạn, nếu bạn là một thành viên của SOA, có 2 cột mốc mà bạn cần hướng đến, đó là trở thành ASA (Associate of the Society of Actuaries) và FSA (Fellow of the Society of Actuaries).

Theo thống kê của trang //actuarial-lookup.com, thời gian trung bình để trở thành ASA là 5,16 năm. Khi đó, theo nhiều chuyên gia định phí đang làm việc tại Việt Nam, mức lương của bạn sẽ không dưới 50 triệu/tháng. Đối với cột mốc FSA, con số tương ứng là 7,06 năm và không dưới 110 triệu/tháng.

Cơ hội thăng tiến của Actuary cũng rất rộng mở. Chuyên gia phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm có cơ hội thăng tiến lên nhiều vị trí cấp cao như CFO, CRO, CEO

Vậy nghề phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm phù hợp với những đối tượng như thế nào?

Nếu bạn yêu toán nhưng lại thích làm việc trong lĩnh vực kinh tế, một trong những chuyên ngành mà bạn có thể theo đuổi chính là Phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm. Thích học toán và nhạy cảm với các con số sẽ là một lợi thế của bạn khi quyết định đi theo con đường này. Ngoài ra, một chuyên gia định phí cần có khả năng sáng tạo và làm việc độc lập. Những người có lập trường kiên định và có tham vọng trong công việc thường sẽ dễ đạt được thành công trong lĩnh vực này.

Sau khi tìm hiểu về nghề phân tích rủi ro và định phí và cảm thấy mình có những tố chất để trở thành một chuyên gia định phí bảo hiểm trong tương lai, các bạn có thể lựa chọn theo học chuyên ngành Phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm thuộc ngành Toán Kinh tế, khoa Toán - Thống kê, trường đại học Kinh tế TPHCM để chắp cánh cho ước mơ của mình.

Chuyên ngành Phân tích rủi ro và Định phí bảo hiểm của trường ĐH Kinh tế TPHCM bắt đầu tuyển sinh từ năm 2019.

Với việc ra mắt chuyên ngành này trong năm qua, UEH trở thành 1 trong số rất ít trường đại học ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành này ở trình độ Đại học.

Chương trình học được tham khảo của Đại học Bang Ohio, một trong những trường top đầu thế giới trong nhiều năm liền về đào tạo chuyên gia định phí bảo hiểm.

Chương trình đào tạo cũng đã được các chuyên gia uy tín nhất của Hiệp hội chuyên gia định phí bảo hiểm Hoa Kỳ (SOA) đánh giá và đóng góp ý kiến.

Chương trình gồm 125 tín chỉ, học trong 3,5 năm xoay quanh các khối kiến thức Toán, Xác suất Thống kê, Kinh tế Tài chính, Tin học và kiến thức chuyên ngành.

Nội dung các môn học bám sát nội dung các kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề của SOA – Hiệp hội chuyên gia định phí bảo hiểm Hoa Kỳ. Sau khi hoàn thành chương trình học, SV có đủ kiến thức để tham dự 6 kỳ thi đầu tiên của SOA để trở thành 1 chuyên gia định phí được thừa nhận trên toàn thế giới (Exam P, Exam FM, Exam IFM, Exam LTAM, Exam STAM, Exam SRM) . Đây là một lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn cho SV sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, khoa Toán – Thống kê có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các hiệp hội chuyên gia định phí bảo hiểm uy tín trên thế giới (SOA, IfoA, CAS) và với nhiều công ty (DAC, AIA, Prudential, Hanwha) để tổ chức các buổi giao lưu, tư vấn nghề nghiệp, tìm kiếm học bổng, chuẩn bị chỗ thực tập cho SV, tạo cơ hội cho SV tham gia các chương trình tập huấn, các khóa đào tạo ngắn hạn…

Với việc chuẩn bị một chương trình đào tạo tốt và kết nối được với nhiều đối tác, chúng tôi tự tin trang bị cho SV của mình một hành trang tốt để các em có thể thành công trong lĩnh vực này.

Thầy cô và sinh viên khoa Toán - Thống kê tham gia buổi ký kết hợp tác lần 1 với công ty tư vấn Đức Thận, Đài Loan (DAC)

Thầy cô và sinh viên khoa Toán - Thống kê tham gia buổi ký kết hợp tác lần 2 với công ty tư vấn Đức Thận, Đài Loan (DAC)

Thầy cô và Sinh viên khoa Toán - Thống kê tham gia buổi nói chuyện với cô Caryn Chua - người đại diện tại khu vực Đông Nam Á của hiệp hội chuyên gia định phí Anh quốc (IFoA) và anh Vương Hồ Vũ (Appointed Actuary, Prudential)

Thầy cô và sinh viên khoa Toán - Thống kê tham gia buổi nói chuyện với cô Wai Ling Yung, người đại diện khu vực châu Á Thái Bình Dương của SOA, Ông Sean Shiang Kau, Appointed Actuary của Hanwha Life Vietnam; Anh Trà Quốc Khanh, head of pricing của Hanwha Life Vietnam.

Khoa Toán - Thống kê gặp gỡ và làm việc với CAS.

Sinh viên khoa Toán - Thống kê đi thăm quan trụ sở AIA Việt Nam và được nghe anh Lê Thành Nam, CFO của AIA chia sẻ về nghề Phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm.

Nếu quan tâm chuyên ngành Phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm, thuộc ngành Toán Kinh tế, trường đại học Kinh tế TPHCM và có những thắc mắc cần được tư vấn thêm, quý phụ huynh và các em học sinh có thể gửi câu hỏi đến cô Bùi Thị Lệ Thủy, giám đốc chương trình đào tạo chuyên ngành Phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm theo địa chỉ email: thuybtl@ueh.edu.vn.

Chủ đề