5 các dịch vụ xã hội là gì

An sinh xã hội là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Vậy, an sinh xã hội là gì và vai trò của bảo hiểm xã hội, y tế trong vấn đề an sinh xã hội như thế nào?

5 các dịch vụ xã hội là gì

Anh sinh xã hội vấn đề được quan tâm hàng đầu tại mỗi quốc gia.

1. Tổng quan về An sinh xã hội

Không phải ai cũng hiểu rõ về an sinh xã hội (ASXH) và các chương trình an sinh xã hội, do đó còn có những quan niệm sai lầm dẫn đến việc nhiều lao động gặp khó khăn khi về già, ốm đau hoặc khi mất đi khả năng lao động.

1.1 An sinh xã hội là gì?

An sinh xã hội có thể chỉ các chương trình hành động của chính phủ nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm; nơi trú ẩn; tăng cường sức khỏe; phúc lợi cho người dân đặc biệt là các đối tượng như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp.

\>>> Khái niệm "An sinh xã hội " theo wikipedia Xem thêm

1.2 Các dịch vụ cung cấp an sinh xã hội

Các dịch vụ cung cấp ASXH thường được gọi là các dịch vụ xã hội. An sinh xã hội có thể chỉ:

  • Bảo hiểm xã hội: nơi người dân nhận được lợi ích hay dịch vụ trong sự công nhận những đóng góp cho một chương trình bảo hiểm. Những dịch vụ này thường bao gồm sự chu cấp lương hưu, bảo hiểm tàn tật, phúc lợi cho những người thân còn sống và bảo hiểm thất nghiệp.
  • Các dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ hoặc các cơ quan được chỉ định chịu trách nhiệm chu cấp an sinh xã hội: Có thể bao gồm chăm sóc y tế; bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ tài chính khi bệnh tật, nghỉ hưu; sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc; các khía cạnh của công tác xã hội và thậm chí cả quan hệ ngành công nghiệp.
  • Trong trường hợp hội đủ điều kiện thì an sinh cơ bản bất chấp việc có tham gia vào các chương trình bảo hiểm cụ thể hay không. Ví dụ có thể hỗ trợ cho những người tị nạn về các nhu yếu phẩm cần thiết (còn gọi là túi an sinh xã hội) như thực phẩm, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế, tiền, giáo dục

Ở Việt Nam Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định chính sách ASXH, chính sách BHXH trong hầu hết các quy định về quyền cơ bản chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người và đều hướng đến đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tại Điều 34, Hiến pháp 2013 đã khẳng định “Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội”.

Bên cạnh đó Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, thực hiện phát triển hệ thống ASXH ngày một tốt hơn, phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của xã hội trong từng thời kỳ.

2. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trong vấn đề an sinh xã hội

Có thể nói chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là một trụ cột chính của hệ thống ASXH quốc gia. Trải qua 27 năm hình thành và phát triển cùng với sự vào cuộc của hệ thống chính trị có thể thấy rõ vai trò của Cơ quan BHXH Việt Nam góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

5 các dịch vụ xã hội là gì

Hỗ trợ tiền cho người lao động gặp khó khăn do Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Cụ thể, hệ thống chính sách, pháp luật BHXH, BHYT tiếp tục được hoàn thiện, theo hướng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và mở rộng quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách. Trong những năm trở lại đây số người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không ngừng tăng lên; số người tham gia BHYT vượt mục tiêu đề ra, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân.

Bên cạnh việc tăng về số lượng thì chất lượng dịch vụ BHXH, BHYT từng bước được cải thiện theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và thân thiện với người tham gia. Việc thực hiện chi trả các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN luôn được triển khai kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Nhờ việc ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng trí tuệ nhân tạo, tạo ra bước ngoặt lớn trong việc quản lý và nâng cấp chất lượng dịch vụ thực hiện cải cách tối giản mọi thủ tục hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia, thụ hưởng đồng thời góp phần tiết kiệm tối đa nguồn lực và chi phí.

2.1 An sinh xã hội được củng cố mở rộng

Diện bao phủ BHXH, BHYT ngày càng được mở rộng ngay cả trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đáng chú ý, số người tham gia BHYT tăng trưởng ấn tượng, cơ bản hoàn thành mục tiêu bao phủ toàn dân; số người tham gia BHXH tự nguyện đã đạt vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW; diện bao phủ BHXH, BHYT đã tập trung vào các nhóm yếu thế.

5 các dịch vụ xã hội là gì

Người già được chăm sóc y tế tốt hơn, an sinh xã hội được đảm bảo.

Các chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã củng cố góp phần đảm bảo an sinh xã hội toàn diện và vững chắc hơn. Cụ thể theo thông tin từ cơ quan BHXH các thành tựu được thống kê cụ thể như sau:

“Số người tham gia BHXH bắt buộc tăng từ 2,3 triệu người năm 1995 lên 12,1 triệu người vào năm 2015 (gấp 5,3 lần so với năm 1995); đạt 15,1 triệu người vào năm 2021 (gấp 1,25 lần so với năm 2015). So với năm 1995, đến nay, số người tham gia BHXH bắt buộc tăng 12,8 triệu người (gấp gần 6,6 lần), bình quân mỗi năm tăng 0,5 triệu người.

Số người tham gia BHXH tự nguyện tăng từ 6 nghìn người năm 2008 lên gần 218 nghìn người vào năm 2015 (gấp 36,3 lần so với năm 2008); đạt 1,45 triệu người vào năm 2021 (gấp 6,65 lần so với năm 2015). So với năm 2008 - năm đầu tiên thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, đến nay, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng 1,4 triệu người (gấp 241,7 lần), bình quân mỗi năm tăng trên 100 nghìn người.

Số người tham gia BHYT tăng từ 7,1 triệu người năm 1995 lên 70 triệu người vào năm 2015 (gấp 9,86 lần so với năm 1995); đạt 88,8 triệu người vào năm 2021 (gấp 1,27 lần so với năm 2015), đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số. So với năm 1995, đến nay, số người tham gia BHYT tăng 81,7 triệu người (gấp 12,5 lần), bình quân mỗi năm tăng hơn 3 triệu người.

Số người tham gia BHTN tăng từ gần 6 triệu người năm 2009 lên 10,3 triệu người vào năm 2015 (gấp 1,7 lần so với năm 1995); đạt 13,4 triệu người vào năm 2021 (gấp 1,3 lần so với năm 2015). So với năm 2009 - năm đầu tiên chính sách BHTN được áp dụng, đến nay, số người tham gia BHTN tăng 7,41 triệu người (gấp 2,24 lần), bình quân mỗi năm tăng 0,6 triệu người.”

Có thể thấy diện bao phủ BHXH, BHYT, BHTN tăng trưởng nhanh qua từng năm, số người tham gia BHYT đã tiệm cận mục tiêu bao phủ toàn dân, góp phần mở rộng hiệu quả lưới an sinh xã hội tới mọi người dân, NLĐ, củng cố vững chắc an sinh xã hội của đất nước.

Quỹ BHXH, BHYT đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất, được quản lý, sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch dưới sự giám sát từ nhiều phía. Trong năm 2021, khi đại dịch Covid-19 gây ra rất nhiều hệ lụy thì quỹ BHXH, BHTN, BHYT trở thành chiếc phao cứu sinh của nhiều người lao động, giúp họ vượt qua khó khăn.

Dịch vụ là bao gồm những gì?

Dịch vụ bao gồm các hoạt động như cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc, đưa ra lời khuyên, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giải pháp, sửa chữa, bảo trì, vận chuyển, lưu trữ, chăm sóc khách hàng, đào tạo, giải trí, và nhiều hoạt động khác tùy thuộc vào ngành dịch vụ.

Ngành dịch vụ xã hội là gì?

Dịch vụ xã hội là một loạt các dịch vụ công với mục đích trợ giúp và cứu trợ hướng đến các nhóm đối tượng cụ thể, thường bao gồm những người có hoàn cảnh khó khăn. Các dịch vụ này có thể do phía các cá nhân, các đơn vị tư nhân và tự chủ về tài chính cung cấp, nhưng cũng có thể do cơ quan nhà nước quản lý.

Dịch vụ xã hội gồm những nghề gì?

Dịch vụ xã hội bao gồm các cơ sở và dịch vụ như: giáo dục công cộng, ngân hàng lương thực, chăm sóc sức khỏe toàn dân, cảnh sát, dịch vụ cứu hỏa, giao thông công cộng và nhà ở công cộng.

Có bao nhiêu ngành dịch vụ?

Danh mục Dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam gồm 12 nhóm ngành dịch vụ, mã hóa bằng bốn chữ số là: Dịch vụ vận tải (mã 2050); Dịch vụ du lịch (mã 2360); Dịch vụ bưu chính và viễn thông (mã 2450); Dịch vụ xây dựng (mã 2490); Dịch vụ bảo hiểm (mã 2530); Dịch vụ tài chính (mã 2600); Dịch vụ máy tính và thông tin (mã 2620); ...