100 câu hỏi phỏng vấn cơ sở dữ liệu hàng đầu năm 2022

Trong quá trình đi xin việc, lúc phỏng vấn là lúc quyết định gần như 80% kết quả sau đó, thông thường, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến trình độ và thái độ của ứng viên nhưng yếu tố chuyên môn là quan trọng nhất. Bài viết giới thiệu đến bạn bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên thường gặp khi xin việc, cùng theo dõi nhé!

100 câu hỏi phỏng vấn cơ sở dữ liệu hàng đầu năm 2022

I. Những lưu ý khi phỏng vấn lập trình viên

100 câu hỏi phỏng vấn cơ sở dữ liệu hàng đầu năm 2022

1. Đối với nhà tuyển dụng

Tùy vào ứng viên và khả năng của họ đã được ghi rõ trong CV mà nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi sao cho phù hợp để buổi phỏng vấn thành công, thậm chí đều có lợi cho cả nhà tuyển dụng và cả ứng viên.

Với các ứng viên mới tốt nghiệp hoặc mới đi làm trong thời gian ngắn, các câu hỏi đặt ra phải bao quát được những hiểu biết cơ bản của ứng viên về kiến thức chuyên ngành, khả năng tiếp thu và thái độ cầu tiến trong công việc. Chẳng hạn như:

- Thông tin về trường, chuyên ngành, môn học yêu thích, môn học giỏi nhất,...

- Thông tin về sở thích như đọc loại sách nào, có tham dự các hội thảo thuộc lĩnh vực Web Developer hoặc lập trình viên không,...

- Nguyện vọng của ứng viên về tính chất công việc, môi trường làm việc,...

- Kiểm tra về kiến thức, sự so sánh và phán đoán. Ví dụ: giữa hai ngôn ngữ lập trình X và Y thì ứng viên nghĩ đâu là ngôn ngữ tốt hơn.

Với các ứng viên đã đi làm lâu năm và có kinh nghiệm làm việc, các câu hỏi cần được nâng cấp hơn, ví dụ như:

- Hỏi về các kiến thức chuyên sâu và phức tạp trong lĩnh vực Web Developer, tham khảo kinh nghiệm xử lý lỗi của ứng viên,...

- Kinh nghiệm quản lý, các vai trò ứng viên từng tham gia trong các chiến dịch, dự án,...

- Khả năng vượt qua áp lực và sắp xếp thời gian cũng như công việc, hỏi về khả năng giải quyết vấn đề,...

- Hỏi ứng viên về định hướng trong tương lai và sự kỳ vọng đối với công ty,...

2. Đối với ứng viên lập trình

- Chuẩn bị kiến thức chuyên môn: Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có cách phát triển công ty riêng vậy nên yêu cầu ứng viên cũng không đồng nhất, bạn sẽ không thể đáp ứng được hết nguyện vọng của công ty. Vậy nên, điều quan trọng nhất bạn cần chuẩn bị trước khi phỏng vấn là kiến thức chuyên môn cơ bản, tùy vào năng lực mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi phù hợp sau đó.

- Luyện tập cách trả lời trước tại nhà: Lập trình viên là một ngành yêu cầu công việc đặc thù kiến thức chuyên môn, vậy nên số lượng câu hỏi cũng sẽ rất nhiều và rộng. Tuy nhiên, để chắc chắn cho buổi phỏng vấn, bạn có thể tự mình trả lời các câu hỏi cơ bản, thường gặp sẽ được liệt kê ở các phần bên dưới sao cho chỉn chu nhất.

- Lập checklist cần thiết cho buổi phỏng vấn: Trước buổi phỏng vấn, bạn nên lập ra danh sách những việc cần làm và những thứ cần mang theo. Trong đó, một trong hai yếu tố quan trọng mà bạn cần đưa ra trong checklist của mình là bản in sơ yếu lý lịch cũng như CV - hãy chú ý chuẩn bị số lượng lớn vì bạn không dự trù được có bao nhiêu người sẽ phỏng vấn mình. Yếu tố còn lại là bản in của bản mô tả công việc (Job Description - JD) và bản in các thông tin về công ty, bạn sẽ có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng vì họ biết bạn có quan tâm và tìm hiểu kỹ công việc cũng như nơi bạn sẽ làm việc.

- Đến buổi phỏng vấn sớm, nắm bắt thời gian: Điều đặc biệt quan trọng khi đi phỏng vấn chính là không được đến muộn, nhưng cũng không được đến quá sớm. Để dự trù các sự cố có thể xảy ra như kẹt xe hay lỗi kỹ thuật về hồ sơ, bạn có thể đến trước thời gian phỏng vấn từ 10 - 15 phút, nhưng lưu ý không đến sớm hơn 15 phút vì có thể bạn sẽ bắt gặp nhà tuyển dụng còn đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, đa phần họ sẽ không thích ứng viên nhìn thấy cảnh tượng đó.

- Ngừng kiểm tra email, mạng xã hội: Việc không ngừng nhìn vào điện thoại, bất kể bạn đang làm gì cũng sẽ không gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, hơn nữa, đây là hành động thể hiện sự lo lắng và bất an của bạn. Hãy ngừng kiểm tra email, mạng xã hội và hãy quan sát xung quanh mình, rất có thể bạn sẽ được nhận việc thông qua óc quan sát và khả năng chú tâm vào thế giới thực.

- Trang phục phù hợp, chỉn chu: Hãy chuẩn bị trang phục phù hợp cho buổi phỏng vấn. Không nên mang những trang phục quá thoải mái như áo phông, quần lửng hay váy quá ngắn. Bạn cũng không cần phải chuẩn bị áo sơ mi trắng kèm quần tây, nhưng làm sao vẫn đảm bảo trang phục lịch sự, chuẩn mực, gọn gàng và không phản cảm.

Tìm việc làm, tuyển dụng IT có thể bạn quan tâm:

- Mobile Developer (Java/Swift)

- Software Developer (ASP.Net MVC / DotNet / Java)

- Tuyển dụng React Native

II. Các câu hỏi phỏng vấn lập trình viên thường gặp

100 câu hỏi phỏng vấn cơ sở dữ liệu hàng đầu năm 2022

1. Bộ câu hỏi chung phỏng vấn lập trình viên

Thông thường, mới vào bạn sẽ được phỏng vấn bằng những câu hỏi tổng quát nên không quá khó, tuy nhiên bạn cũng cần đảm bảo câu trả lời chỉn chu và đúng mực để có được khởi đầu thuận lợi, giúp nhà tuyển dụng xem xét bạn có đáp ứng được yêu cầu của công ty hay không.

Câu 1. Anh/Chị hãy giới thiệu đôi chút về bản thân mình

Đây là câu hỏi phổ biến và cơ bản khi bạn đi phỏng vấn, bất kể bạn làm công việc gì và ứng tuyển vị trí nào. Vậy nên, bạn hãy dành ra khoảng 2 phút để giới thiệu các thông tin cơ bản về bản thân như họ tên, tên trường đại học, khoa theo học; với những ứng viên đã đi làm, bạn có thể giới thiệu thêm về công việc hiện tại; với những ứng viên mới ra trường, bạn có thể trình bày sơ lược về nguyện vọng và đường hướng phát triển trong tương lai.

Câu 2. Tại sao anh/chị lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Đây là câu hỏi dành cho các ứng viên đã đi làm và có một lượng kinh nghiệm kha khá. Khi gặp phải câu hỏi này, bạn cần tránh đề cập các lý do liên quan đến việc mâu thuẫn, không hợp với nội quy và môi trường của công ty cũ. Thay vào đó, bạn hãy đưa ra câu trả lời kiểu như chuyển hướng sang phát triển khía cạnh khác, công ty cũ chuyển địa điểm làm việc nên không sắp xếp được,... Đa phần, các nhà tuyển dụng sẽ không tuyển những ứng viên nói xấu công ty và đồng nghiệp cũ.

Câu 3. Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí lập trình viên?

Mục tiêu của nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi này là để đánh giá đam mê và nhiệt huyết của bạn, vậy nên bạn cũng cần chuẩn bị trước câu trả lời cho phần này. Khi được hỏi, bạn hãy thể hiện sự hào hứng và quan tâm của bạn đối với lập trình, code, công nghệ thông tin cũng như các xu hướng mới. Về cơ bản, bạn có thể trình bày ngắn gọn và rõ ràng mục mục tiêu bạn viết trong CV.

Câu 4. Điểm mạnh của bạn là gì?

Đây cũng là một trong những câu hỏi được hỏi khá thường xuyên bất kể bạn ứng tuyển vào vị trí nào. Đừng ngần ngại nói về những ưu điểm của bản thân và nêu ra bạn sẽ giúp ích được gì cho công ty với những điểm mạnh đó.

Câu 5. Điểm yếu của bạn là gì?

Hãy luôn trung thực và nói ra những vấn đề mà bạn đang gặp phải, bất kể chuyên môn hay kỹ năng. Tuy nhiên, bạn hãy thể hiện với nhà tuyển dụng thái độ luôn sẵn sàng học hỏi nhiều hơn và cải thiện những thiếu sót của mình.

Câu 6. Bạn có bằng cấp nào về kỹ thuật chưa?

Nếu bạn đã đề cập vấn đề này trong CV nhưng vẫn được hỏi lại, bạn cũng hãy giữ thái độ chuyên nghiệp và trả lời chính xác những bằng cấp mà bạn đã tích lũy. Trong trường hợp chưa có, bạn cũng hãy thành thật và đưa ra cam kết mình sẽ bổ sung trong thời gian tới.

Câu 7. Kiến thức hiện tại của bạn giúp được gì trong công việc này?

Hãy thành thật chia sẻ những kiến thức bạn đã tích lũy cả về chuyên môn lẫn kỹ năng, đồng thời đề ra khả năng của bản thân, bạn không nên cố gắng thể hiện những điều mình không có vì nhà tuyển dụng sẽ luôn có thể nhìn ra câu trả lời của bạn là thật hay giả. 

Câu 8. Bạn làm gì để duy trì giá trị bằng cấp của bạn?

Với câu hỏi này, bạn hãy thể hiện một thái độ đam mê và nhiệt huyết với công việc, bạn hãy trả lời rằng bằng cấp bạn có được sẽ không mất giá trị vì bạn vẫn luôn thực hiện những dự án, luôn không ngừng tự học và làm việc cùng những người trong ngành để nâng cao trình độ chuyên môn,...

Câu 9. Bạn kỳ vọng những thách thức nào đặt ra với công việc này?

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ được học thêm nhiều điều mới chứ không gói gọn trong những kiến thức ở bậc đại học, trình độ và kỹ năng của bạn sẽ được nâng cao theo thời gian. Vậy nên, bạn hãy đưa ra câu trả lời rằng bạn mong muốn các thách thức đến với mình sẽ cao hơn khả năng của bạn tại thời điểm đó một chút, nhờ vậy mà bạn có thể học hỏi và phát triển nhiều hơn chứ không bị dậm chân tại chỗ.

Câu 10. Những yếu tố quan trọng nào làm nên thành công của một team?

Đây là một câu hỏi đánh giá khả năng làm việc nhóm của bạn. Vậy nên, bạn hãy liệt kê một loạt các yếu tố giúp cả nhóm đoàn kết hơn như việc lắng nghe, cùng nhau thảo luận, tinh thần hợp tác, dĩ hòa vi quý,... 

Câu 11. Bạn đánh giá mức độ cạnh tranh cho công việc này như thế nào?

Lập trình viên nói riêng và công nghệ thông tin nói chung đang là ngành nghề được săn đón nhiều nhất, vì vậy mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên với nhau là rất khắc nghiệt. Hãy thừa nhận sự thật này với nhà tuyển dụng và thể hiện mình là ứng viên xứng đáng và có thể đem lại nhiều lợi ích cho công ty.

Câu 12. Từ những thông tin về vị trí tuyển dụng này, bạn nghĩ bạn sẽ làm gì trong từng ngày để đạt được yêu cầu đó?

Hãy luôn đảm bảo trong câu trả lời thể hiện được tinh thần trách nhiệm, sự ham học hỏi, ham cải thiện, thích trải nghiệm cũng như tinh thần nhiệt huyết và sự cống hiến của bạn đối với công việc. Tùy vào mô tả công việc cũng như yêu cầu của ty, bạn có thể đưa ra câu trả lời phù hợp cho câu hỏi được đặt ra.

Câu 13. Bạn mong đợi gì ở những tài liệu về các giải pháp mà bạn được cung cấp?

Hãy thẳng thắn nêu ra nguyện vọng và mong muốn của bạn vì đây là cái bạn được nhận để đảm bảo tiến độ công việc cũng như chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, bạn cũng nên thể hiện thái độ rằng mình sẽ sử dụng tối đa các nguồn tài liệu và giải pháp được cung cấp chứ không nên chỉ quá chú ý về nguyện vọng cá nhân.

Câu 14. Hãy cho một ví dụ thực tế trường hợp bạn đã áp dụng kiến thức về lập trình của bạn.

Bạn có thể đưa ra câu trả lời dựa trên tình huống thực tế là bạn giúp người thân sửa một lỗi nào đó trên máy tính có liên quan đến lập trình. Ngoài ra, bạn cũng có thể đề cập đến các dự án bạn đã thực hiện trước đó để tăng sức thuyết phục cho câu trả lời.

Câu 15. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Hãy tránh trả lời những câu hỏi kiểu như “tôi cần tiền” mà hãy xác định rõ định hướng nghề nghiệp và cái đích bạn đang hướng tới. Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí lập trình viên thì hãy tránh những câu trả lời chung chung như “em vẫn đang tìm kiếm một công việc phù hợp với mình”, hãy đưa ra một câu trả lời có liên quan với vị trí ứng tuyển. 

2. Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên về chuyên môn

Câu 1. Sự khác nhau giữa OLAP và OLTP là gì? Mỗi cái được sử dụng khi nào?

Cả 2 đều có thế mạnh riêng nên sẽ được sử dụng tùy vào vào mục đích của người dùng, tuy nhiên, giá cơ bản có thể phân biệt là OLTP có thể chèn, cập nhật, xóa thông tin khỏi cơ sở dữ liệu; còn OLAP thì sẽ trích xuất dữ liệu để phân tích giúp đưa ra quyết định. Về cơ bản, bạn sẽ sử dụng OLTP nếu muốn thực hiện giao dịch trực tuyến và quản lý sửa đổi cơ sở dữ liệu; sử dụng OLAP nếu bạn muốn lấy dữ liệu và phân tích dữ liệu trực tuyến.

Câu 2. Thông thường, các công ty sử dụng Excel Spreadsheets và Data Access để quản lý công việc. Rủi ro của nó là gì? Bạn có đề xuất như thế nào?

Tùy theo cách bạn nhìn nhận nhưng hãy đưa ra một số nhận xét về sự rủi ro của hai phần mềm trên, chẳng hạn như rủi ro của Excel là dễ bị sai sót khi thực hiện tính toán các số liệu, hệ thống thông tin dữ liệu đôi khi sẽ có bảo mật kém,... Với sự phát triển mạnh mẽ của phần mềm, Excel và Access dường như không còn đáp ứng được yêu cầu cần thiết hay thậm chí đã lỗi thời, vậy nên bạn có thể đề xuất phương án cập nhật các phần mềm quản trị hữu dụng hiện nay mà doanh nghiệp có thể sử dụng, đó là ERF quản lý dữ liệu, MES cho vận hành sản xuất, C-Invoice cho hóa đơn điện tử, CeHuman cho nhân sự hay CeAC cho kế toán,...

Câu 3. Câu lệnh Delete và Truncate trong Database khác nhau như thế nào?

Nhìn chung, Delete là câu lệnh giúp ta xóa các bản ghi nhưng vẫn có thể phục hồi lại nó nếu cần, trong khi đó, Truncate tuy giúp phân bổ các dữ liệu nhưng dữ liệu đó sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn ngay sau khi thực hiện lệnh. Tóm lại, tùy theo từng trường hợp mà người sử dụng có thể vận dụng linh hoạt các câu lệnh này.

Câu 4. Làm thế nào để phân biệt Optimistic locking và Pessimistic locking?

Đối với một lập trình viên, đây là hai cơ chế hoàn toàn quen thuộc, không hề lạ lẫm, nhưng để trả lời câu hỏi này, bạn cần nêu ra các điểm khác biệt của mỗi cơ chế. Tuy Pessimistic locking là cơ chế an toàn tuyệt đối nhưng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, còn Optimistic locking có ưu điểm là các giao dịch có thể được phép hoàn thành mà không bị tác động hay ảnh hưởng đến nhau. Nhìn chung, tùy theo mỗi ứng dụng mà sử dụng đồng thời hai cơ chế sao cho hợp lý và dễ dàng nhất.

Câu 5. Bạn đã đọc những gì từ các trang Web hay Blog về ngành?

Đây là câu hỏi được đặt ra để nhà tuyển dụng xem xét mức độ đam mê và nhiệt huyết trong công việc của bạn, đồng thời đánh giá độ nhạy của bạn đối với các công nghệ tiên tiến. Vì vậy, hãy nêu thật thẳng thắn những Blog hay Website mà bạn truy cập thường xuyên để ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Câu 6. Anh/Chị có thể sử dụng Tool được Build một cách tự động nào chưa?

Làm việc với các tool được tự động hóa là một kỹ năng bắt buộc phải có của các lập trình viên công nghệ hiện nay, vậy nên hãy nói là bạn có thể. Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời vì bạn không cần tốn quá nhiều giai đoạn thủ công để hoàn thiện một sản phẩm phần mềm nào đó.

Câu 7. Bạn có thể làm việc theo mô hình phát triển phần mềm Agile không?

Đây là một câu hỏi có thể đưa bạn vào “bẫy”. Phương pháp Agile là mô hình phương pháp tồn tại lý thuyết, nó cần được đầu tư và tốn khá nhiều công sức phân tích. Nếu bạn chưa thực sự làm việc theo mô hình phát triển Web này thì hãy nói về nhược điểm cũng như tính khả thi của nó bạn nhé!

Câu 8. Trong an ninh mạng, HoneyPot là gì, tại sao chúng lại được sử dụng?

HoneyPot là một hệ thống cho phép người quản trị có thể nghiên cứu, phân tích các hoạt động của kẻ tấn công, giúp phát hiện sớm để ngăn chặn các tấn công mạng từ cả trong và ngoài hệ thống rất hiệu quả. Vậy nên, đây là hệ thống được ưu tiên sử dụng để đảm bảo độ bảo mật cho công việc.

Câu 9. Hãy cho biết Cookie và Session khác nhau ở điểm nào.

Trong các câu hỏi phỏng vấn PHP Developer, đây là câu hỏi cơ bản và điển hình để đánh giá kiến thức của ứng viên. Xét về vị trí lưu, Session lưu trên Server còn Cookie lưu trên trình duyệt của Client, vậy nên tính bảo mật của Session cao hơn.

Câu 10. Phân biệt Abstract class và Interface.

Nếu bạn là lập trình viên C#, đây là câu hỏi phỏng vấn bắt buộc bạn phải nhớ. Cả 2 đều được sử dụng để khai báo các phương thức trừu tượng, trong đó, Abstract class gồm hoạt động cần được thực hiện của các lớp cùng thừa kế một loại tính chất, còn Interface chỉ có 1 đối tượng. Tuy nhiên, chỉ có thể kế thừa 1 Abstract class trong khi lại kế thừa được nhiều Interface.

Câu 11. Làm thế nào để đảm bảo chất lượng source code?

Bạn hãy đề cập các tiêu chí sau đây trong câu trả lời của mình: kiểm thử đơn vị unit test đầy đủ; tránh các mã xấu khi viết code trùng lặp, lỗi trong câu điều kiện, câu so sánh; source code có đang chạy đúng với requirement không; code có được viết đúng style convention không,...

Câu 12. Kể tên công cụ quản lý source code mà bạn thường sử dụng nhất.

Là một Web Developer, bạn thường xuyên phải sử dụng các công cụ quản lý mã nguồn source code, vậy nên bạn hãy nêu ra tối thiểu khái niệm và sự khác nhau của SVN và GIT - hai loại ứng dụng phổ biến nhất dùng trong phát triển phần mềm.

Câu 13. Bạn đã từng sử dụng Visual Studio chưa?

Visual Studio là phần mềm hỗ trợ lập trình C# - ngôn ngữ lập trình cơ bản mà mọi vị trí liên quan đến công nghệ thông tin đều biến đến. Đây là câu hỏi có hoặc không nên bạn chỉ cần trả lời đúng với những gì mà nhà tuyển dụng yêu cầu. 

Câu 14. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm mà bạn Code ra, bạn cần phải làm gì?

Tuy Code chỉ là một công cụ để bạn lập trình nhưng việc đầu tư để viết ra một đoạn Code hoàn hảo là một việc không hề dễ dàng đối với lập trình viên. Với câu hỏi này, bạn hãy đưa ra các tiêu chí đảm bảo độ chất lượng của sản phẩm, bao gồm mức độ mà nó đáp ứng được các yêu cầu đã nêu ra ban đầu, nó có thể vận hành mượt mà không, có lỗi nào không, lỗi có dễ sửa không, Code có sử dụng lại được không, có thể chuyển đổi sang phần cứng không, có trải nghiệm tốt không,...

Câu 15. Bạn thành thạo công cụ lập trình nào?

Đối với ngành công nghệ thông tin nói chung và lập trình viên nói riêng, những câu hỏi phỏng vấn sẽ được đưa ra dựa trên yêu cầu của công ty cũng như vị trí tuyển dụng. Vì vậy, bạn hãy căn cứ vào bản giới thiệu về công ty cũng như bản mô tả công việc và vị trí ứng tuyển mà lựa chọn công cụ lập trình tương ứng.

Câu 16. Kể tên một số dự án gần đây và vị trí của bạn trong dự án đó.

Các doanh nghiệp, tập đoàn và công ty đều biết rằng các lập trình viên ít hay nhiều kinh nghiệm cũng đều từng có riêng cho mình những dự án cá nhân, đó có thể là dự án bạn tự đề xuất và thực hiện một mình hoặc là dự án nhóm và làm việc chung. Với câu hỏi này, bạn cần trả lời một cách trung thực, nếu nhà tuyển dụng có hứng thú với dự án đó, bạn hãy trình bày chi tiết về dự án (tên dự án, mục đích của dự án, kế hoạch được xây dựng như thế nào, độ thành công của dự án,...) cũng như thành quả bạn thu được sau đó.

Câu 17. Đâu là ngôn ngữ lập trình mà bạn thành thạo nhất?

Bạn có thể đưa ra câu trả lời dựa trên vị trí ứng tuyển. Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển việc làm Android thì hãy trả lời là Java và Kotlin; còn nếu bạn ứng tuyển front-end thì trả lời là Javascript, css, html.

Câu 18. Bạn sử dụng lại bao nhiêu phần code của mình và sử dụng nó thế nào?

Đây là một câu hỏi yêu cầu tính trung thực khá cao, vì vậy hãy thành thật trả lời dựa trên những gì bạn đã trải nghiệm và dựa trên những dự án bạn đã từng thực hiện. 

Câu 19. So sánh hai dịch vụ web REST và SOAP

Sự khác nhau chính giữa SOAP và REST là cách mà Client giao tiếp server, trong đó, giao tiếp server thông qua SOAP sẽ bị hạn chế bởi nhiều quy tắc, format được thiết kế chính xác; còn REST cho phép việc giao tiếp thông qua giao thức HTTP và sẽ bị chi phối bởi ít quy tắc và ít rườm rà hơn.

Câu 20. ETL là gì và khi nào nên sử dụng nó?

ETL là viết tắt của Extract, Transform và Load - đây là mô hình được sử dụng cho dữ liệu on-premises, dữ liệu có cấu trúc và quan hệ. Bạn có thể so sánh với mô hình ETL (Extract, Load và Transform) - mô hình được sử dụng cho các nguồn dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc trên hệ thống đám mây mở rộng.

3. Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên về ứng xử, kỹ năng mềm

Câu 1. Bạn có khả năng phối hợp với đội Tester không?

Đối với các công ty sản xuất phần mềm, hai vị trí Tester và Developer là rất quan trọng bởi nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bộ phận để tạo ra sản phẩm tốt nhất. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị cho mình khả năng làm việc nhóm rất cao, trong nhiều trường hợp, Tester có nhiệm vụ thiết kế các trường hợp kiểm thử xoay quanh những yêu cầu của khách hàng để phát hiện ra Bug trong quá trình Code của lập trình viên, lập trình viên có nhiệm vụ nhận lỗi và fix Bug. 

Câu 2. Bạn có thể làm thêm giờ (OT) không?

Đây gần như là câu hỏi quen thuộc với dân IT và lập trình viên vì sẽ có nhiều dự án bạn buộc phải đảm bảo tiến độ để hoàn thành deadline. Vậy nên, hãy đưa ra câu trả lời là Có để thể hiện tinh thần làm việc của mình.

Câu 3. Bạn có chịu được áp lực không?

Hãy luôn đảm bảo câu trả lời là có, không chỉ riêng gì các công việc thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, mỗi ngành nghề đều có yêu cầu và áp lực riêng, bạn sẽ không thể tồn tại nếu như khả năng chịu áp lực không tốt. Hơn nữa, với vị trí là lập trình viên, yêu cầu về công việc chắc chắn sẽ cao và nặng nề hơn nhiều.

Câu 4. Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi Tester báo cáo những Bug vô lý?

Việc các lập trình viên thường xuyên bị các Tester trả lại Bug, vậy nên, khi được báo cáo các Bug vô lý, bạn hãy trả lời nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ bình tĩnh xem xét sự việc cũng như phân tích nguyên nhân để có thể từ chối các Bug vô lý đấy một cách hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nói rõ nguyên nhân này với các Tester trên tinh thần hợp tác và làm việc nhóm chứ không tỏ thái độ tư thù, thù hằn cá nhân.

Câu 5. Trong lúc làm việc nhóm, bạn thường là người lắng nghe, người nói, người tranh luận hay người tổng hợp?

Đây là một câu hỏi có thể đánh giá phần nào về con người của bạn, làm việc chung khi họp bàn dự án là một trong những phần rất quan trọng trong quá trình đi làm, vì vậy hãy thể hiện tinh thần thiện chí và hợp tác. Bạn có thể trả lời nhiều hơn một vai trò và hãy luôn đảm bảo mình có thể thực hiện tốt những việc phù hợp với mình.

Câu 6. Bạn làm thế nào để không bị áp lực đè nén quá nặng nề?

Bạn có thể hiểu câu hỏi này theo dạng “Bạn sẽ làm gì để không bị quá áp lực?” vì ai cũng hiểu đây là ngành nghề phải thường xuyên căng thẳng, thường xuyên tăng ca và chịu áp lực rất lớn. Vậy nên, hãy chia sẻ kinh nghiệm cũng như cách bạn vượt qua được áp lực, nhưng hãy nhớ là đừng đưa ra phương án nào quá tiêu cực nhé!

Câu 7. Bạn sẽ xử lý thế nào nếu khách hàng không hiểu rõ công việc nhưng lại đưa ra yêu cầu và mức giá không xứng đáng?

Hãy thể hiện thái độ thiện chí, hòa hoãn và bình tĩnh xử lý tình huống. Bạn có thể đề xuất một vài phương án như bạn sẽ cố gắng giải thích ngắn gọn và dễ hiểu nhất vấn đề đang gặp phải, đưa ra đường hướng phát triển phù hợp hơn với mức giá được trả hoặc đề nghị mức giá xứng đáng hơn với yêu cầu mà khách hàng đặt ra.

Câu 8. Bạn sẽ làm gì nếu chẳng may xảy ra hiểu lầm hoặc to tiếng với đồng nghiệp?

Đây là lúc bạn thể hiện sự bình tĩnh và chuyên nghiệp của mình, đầu tiên bạn sẽ đề xuất việc giải quyết được mâu thuẫn, trong trường hợp không làm được, bạn sẽ phải đưa ra câu trả lời rằng bạn sẵn sàng bỏ qua xích mích để đảm bảo tiến độ công việc, đồng thời chú ý hơn để không xảy ra sự việc như vậy thêm lần nữa.

Câu 9. Nếu bất đồng quan điểm với cấp trên, bạn sẽ xử lý ra sao?

Trong quá trình làm việc, bất đồng quan điểm là việc bạn sẽ không thể tránh khỏi, kể cả người đối diện là trưởng phòng hoặc giám đốc của bạn. Khi này, bạn hãy thể hiện sự linh hoạt trong tâm lý cũng như tạm thời bỏ qua cái tôi của mình mà hoàn thành công việc được giao. Nếu bạn được hỏi tiếp rằng sẽ ra sao nếu bạn không thể giải quyết được mâu thuẫn trong lòng, bạn cũng hãy đưa ra câu trả lời rằng bạn có thể sẽ tiếp tục công việc hoặc rời đi tùy theo tình hình lúc đó.

Câu 10. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Với câu hỏi này, bạn hãy căn cứ trên năng lực và vị trí ứng tuyển để đưa ra một mức giá phù hợp. Trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn hãy tham khảo mức lương trung bình cho vị trí mà bạn ứng tuyển để đề xuất một mức lương hợp lý, đừng đề nghị giá quá cao vì bạn sẽ có nguy cơ bị loại, cũng đừng đề nghị giá thấp vì nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn đang đánh giá thấp khả năng của mình và không có ý định tiến thân.

Câu 11. Bạn kỳ vọng điều gì từ cấp trên của mình?

Bạn có thể trả lời dựa trên mong muốn của mình, chẳng hạn như làm việc với sếp khó tính và cầu toàn nhưng không quá đáng vì đây là người sẽ giúp bạn cải thiện được nhiều thiếu sót trong công việc. Lưu ý đừng đưa ra câu trả lời đại loại như “sao cũng được” vì nó thể hiện bạn không chủ động và không có chính kiến.

Câu 12. Bạn hiểu như thế nào về công việc này?

Bên cạnh việc tìm hiểu bản mô tả công việc, bạn cũng cần trang bị thêm kiến thức tổng quát về vị trí ứng tuyển và liên kết nó với cảm nhận của bạn về tình hình chung của công ty. Ngoài ra, bạn có thể thông qua người quen mà hiểu hơn về công ty để đưa ra câu trả lời phù hợp.

Câu 13. Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?

Khi tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ chọn người phù hợp nhất chứ không chọn người giỏi nhất. Hãy hiểu rõ, nắm bắt và đồng bộ các đặc điểm mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, kết hợp với những đặc điểm riêng của bạn để vượt qua các ứng viên khác.

Câu 14. Bạn thấy mình thay đổi như thế nào trong X năm qua?

Hãy nhấn mạnh bạn đã tiến bộ như thế nào trong X năm qua, nhấn mạnh bạn đã tích lũy được kỹ năng gì, bằng cấp nào, kiến thức ra sao để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Câu 15. Làm việc trực tiếp với người dùng doanh nghiệp quan trọng như thế nào?

Hãy đưa ra câu trả lời khôn ngoan rằng làm việc trực tiếp với người dùng doanh nghiệp sẽ giúp bạn trao đổi kỹ hơn về công việc, qua đó bạn có thể biết rõ khách hàng của mình là ai, mong muốn của họ là gì và như vậy sẽ định hình được bạn phải làm những gì để thỏa mãn những mục tiêu đó. 

Câu 16. Bạn hãy trình bày kỹ hơn về kinh nghiệm bạn có cho vị trí này.

Câu hỏi này nhằm tìm hiểu xem kỹ năng của bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Cách trả lời câu hỏi này phụ thuộc vào việc bạn đã nghiên cứu công ty và vị trí này kỹ càng thế nào. 

Câu 17. Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?

Khi đặt ra câu hỏi, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem động lực làm việc của bạn tại công ty họ ra sao. Để trả lời câu hỏi, hãy khiến nhà tuyển dụng cảm thấy việc bạn vào đây là một quyết định đã được cân nhắc kỹ càng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đưa ra tầm nhìn của bản thân (muốn làm gì, trở thành ai) rồi kết nối các thông tin này với đặc điểm công ty. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung cho câu trả lời của mình bằng cách phân tích điểm mạnh, đặc trưng của công ty trên thị trường hiện tại.

Câu 18. Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?

Hãy cân nhắc đưa ra câu trả lời khôn ngoan và thực tế. Bạn có thể trả lời đại loại như bạn dừng làm việc vì nhận ra bản thân còn nhiều thiếu sót nên tạm dừng để tự phát triển thêm, học các chứng chỉ, bằng cấp và các kỹ năng cần thiết để phù hợp hơn với công việc.

Câu 19. Bạn nghĩ sao về việc đi công tác?

Tuy đi công tác không phải là điều thường xuyên xảy ra với lập trình viên, tuy nhiên, sẽ có nhiều trường hợp công ty cử bạn đến nơi khác hoặc ra nước ngoài để gặp gỡ đối tác, được cử đi để học thêm một kỹ năng mới mà ở môi trường hiện tại không được đào tạo.

Câu 20. Bạn có câu hỏi gì đặt ra cho chúng tôi không?

Đây thường là câu hỏi để kết thúc buổi phỏng vấn, tuy họ yêu cầu bạn hỏi nhưng đây lại là câu hỏi đánh giá bạn. Nếu bạn không đưa ra câu hỏi, nhà tuyển dụng thường sẽ cho rằng bạn chưa thật sự hiểu công ty cũng như không có hứng thú với công việc. Vì vậy, bạn hãy đặt những câu hỏi đơn giản như công việc chi tiết của vị trí mà bạn ứng tuyển, hỏi về định hướng chiến lược của công ty, thể hiện sự quan tâm đến môi trường và văn hóa làm việc của nơi bạn có thể sẽ đồng hành.

III. Câu hỏi phỏng vấn lập trình viên cho từng vị trí công việc

100 câu hỏi phỏng vấn cơ sở dữ liệu hàng đầu năm 2022

1. Câu hỏi phỏng vấn kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm là người có kiến thức chuyên ngành về ngôn ngữ lập trình và phát triển phần mềm, hệ điều hành. Về công việc chuyên môn, họ có nhiệm vụ tạo ra các sản phẩm phần mềm và hệ thống khác trên máy tính.

Khi ứng tuyển vào vị trí kỹ sư phần mềm, bạn cần tìm hiểu một số câu hỏi phỏng vấn như sau:

Câu 1: Bạn có thể chia sẻ cho chúng tôi một vài vấn đề nghiêm trọng trong phát triển phần mềm mà bạn đã gặp không? Cách thức bạn xử lý nó là gì?

Câu 2: Bạn hãy cho biết mục đích của sandbox.

Câu 3: Bạn có thể chia sẻ một vài bí quyết giúp Website vận hành nhanh hơn không?

Câu 4: Bạn hãy cho chúng tôi biết sự khác biệt giữa Functional Requirement và Non-Functional Requirement.

Câu 5: Bạn hãy cho chúng tôi biết Baseline là gì?

Câu 6: Danh mục phần mềm quan trọng nhất là gì?

Câu 7: Sự khác biệt chính giữa một chương trình máy tính và phần mềm là gì?

Câu 8: Mô tả ngắn gọn quy trình phát triển phần mềm.

Câu 9: Bạn thích sử dụng ngôn ngữ lập trình nào khi viết thuật toán?

Câu 10: Bạn có thể giải thích sự khác biệt giữa EXE và DLL không?

2. Câu hỏi phỏng vấn Web Developer

Nhiệm vụ chính của một Developer là coding, thiết kế, sáng tạo cho Website của doanh nghiệp. Một Developer phải đảm nhận khá nhiều trách nhiệm khác nhau như: xây dựng Web, thiết kế những thứ có mặt trên trang, bố cục, tính năng của trang,...

Khi ứng tuyển vào vị trí Web Developer, bạn cần tìm hiểu một số câu hỏi phỏng vấn như sau:

Câu 1: Hãy cho biết bạn thành thạo ngôn ngữ lập trình nào nhất?

Câu 2: Bạn có thể kể tên những công cụ quản lý Source code mà bạn sử dụng thường xuyên nhất không?

Câu 3: Trước đây bạn đã từng tham gia dự án nào chưa? Đó là những dự án nào? và vai trò của bạn trong dự án đó là gì?

Câu 4: Bạn có thể làm việc với mô hình phát triển phần mềm Agile/Scrum không?

Câu 5: Bạn hãy cho biết cần phải làm gì để đảm bảo chất lượng của Source code?

Câu 6: Bạn hãy phân biệt optimistic locking và pessimistic locking?

Câu 7: Bạn hãy cho biết Cookie và Session khác nhau ở điểm nào?

Câu 8: Bạn có thể làm việc và phối hợp chung với đội Tester không?

Câu 9: Để đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình, bạn sẽ làm những gì?

Câu 10: Theo bạn, một Web Developer nên làm theo ý cấp trên hay làm theo ý kiến khách hàng? 

3. Câu hỏi phỏng vấn lập trình nhúng

Những kỹ sư làm trong mảng này sẽ đảm nhận nhiệm vụ phát triển phần mềm cho các sản phẩm nhúng hoặc thiết kế board mạch, PCB,…

Khi ứng tuyển vào vị trí lập trình nhúng, bạn cần tìm hiểu một số câu hỏi phỏng vấn như sau:

Câu 1: Bạn hãy cho biết Volatile là gì? 

Câu 2: Bạn có thể so sánh giữa Struct và Union không?

Câu 3: Bạn hãy cho chúng tôi biết ISR là gì? Nếu như có Return type hay Pass value có vào được hay không?

Câu 4: Bạn cho chúng tôi biết Little Endian và Big Endian là gì? Bạn có thể viết các chương trình kiểm tra hay không? 

Câu 5: Bạn hãy cho chúng tôi biết Watchdog timer là gì?

Câu 6: Trong các nền tảng có các ràng buộc đáng kể về dung lượng bộ nhớ, việc phân bổ bộ nhớ tĩnh hay động sẽ tốt hơn?

Câu 7: Phần cứng và dữ liệu được nhúng trong vi điều khiển thường có an toàn khi tải xuống, giả mạo hoặc hack? 

Câu 8: Tại sao C và C ++ vẫn rất phổ biến và được hỗ trợ rộng rãi trong phát triển phần mềm nhúng?

Câu 9: Bộ đếm thời gian giám sát trong Hệ thống nhúng có quan trọng không?

Câu 10: Giải thích khái niệm “độ trễ ngắt” (interrupt latency). 

Xem thêm:

- Cách giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

- 50+ câu hỏi hay nhất bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

- Cách viết email xin việc ghi điểm với nhà tuyển dụng chuẩn nhất

Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin và kinh nghiệm bổ ích thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên thường gặp khi xin việc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.