1 gói bao nhiêu điếu thuốc?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi buôn lậu thuốc lá sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Trường hợp buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao) phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.

- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài hành vi buôn bán mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi vận chuyển, tàng trữ, giao, nhận hàng cấm.

Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Đồng thời thèm theo hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) bao gồm:

- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;

- Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;

- Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều này

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.

Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 12 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:

a) Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Như vậy việc kinh doanh thuốc lá điếu ngoại nhập lậu bị phạt rất nặng, và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang khuyến cáo người dân không kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ các sản phẩm thuốc lá điếu ngoại nhập lậu.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tổng số tiền chi cho thuốc lá của những người nghiện thuốc ở Việt Nam trong 1 năm đủ để mua lương thực cho 10,6 triệu người. (Số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam). 

Ở nước ta, hiện có gần 50% nam giới sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá, nữ giới là 1,4%. Hàng ngày, người nghiện thuốc đang phung phí tiền để mua bệnh vào người. Theo ước tính, số tiền người hút thuốc phải chi cho việc mua thuốc hút chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của họ. Theo khảo sát thị trường, hàng năm trung bình người hút thuốc phải chi khoảng  gần 8 - 12 triệu đối với những người hút thuốc loại lá với giá trung bình từ 15- 30 nghìn và 4 -6 triệu cho những người hút thuốc lá với giá trung bình từ  6-10 nghìn. Đó mới chỉ là con số ước tính ở mức chi phí của một số loại thuốc lá thông thường đang được sử dụng phổ biến, còn một số loại cao cấp hơn như xì gà, thuốc lá nhập ngoại, thuốc lá điện tử… thì chi phí người nghiện thuốc phải bỏ ra có thể lên tới hàng trăm triệu. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tổng số tiền chi cho thuốc lá của những người nghiện thuốc ở Việt Nam trong 1 năm đủ để mua lương thực cho 10,6 triệu người. (Số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam).

Có nhiều ý kiến cho rằng, cần đóng gói thuốc lá dưới 20 điếu. Vậy xin bác sĩ tư vấn và cho tôi biết vì sao cần cấm đóng gói bao thuốc lá dưới 20 điếu?

Nguyễn Văn Đông (Chương Mỹ, Hà Nội)

Trả lời:

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, mục tiêu của việc đóng gói bao thuốc lá dưới 20 điếu là nhằm vào thanh, thiếu niên và những người thu nhập thấp. Thuốc lá cũng như các sản phẩm tiêu dùng khác, nếu đóng bao gói càng nhỏ thì càng khuyến khích tiêu dùng, vì hợp túi tiền của người thu nhập thấp và thanh, thiếu niên.

Vì vậy, các công ty thuốc lá đã sáng kiến tạo ra các bao thuốc lá với số điếu ít hơn. Ở các nước, bao thuốc lá ít hơn 20 điếu được gọi là kiddie pack, có nghĩa là “bao thuốc lá trẻ em”. Những bao thuốc lá nhỏ này được thiết kế với kiểu dáng hấp dẫn, được quảng cáo như một sự sành điệu và tiện lợi hơn khi sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân gia tăng tỷ lệ hút thuốc ở thanh, thiếu niên.

Việc cho phép đóng bao gói nhỏ dưới 20 điếu sẽ vô hiệu hóa quy định in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh vì khi đó phần hình ảnh cảnh báo sức khỏe sẽ rất nhỏ, khó nhìn và mất tác dụng cảnh báo tác hại của thuốc lá tới người tiêu dùng. Hiện nay,  bao gói nhỏ còn đang rất ít bán tại Việt Nam, vì vậy cần thực hiện quy định này ngay khi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá có hiệu lực sẽ tốt hơn là để tràn lan rồi mới cấm.

Việc đóng gói bao nhỏ dưới 20 điếu hiện được cho phép ở VN là trái với Điều 16 của Công ước khung: “Mỗi bên sẽ nỗ lực ngăn cấm việc bán thuốc lá lẻ hoặc những bao thuốc lá nhỏ mà điều này sẽ làm tăng khả năng chi trả đối với các sản phẩm này ở trẻ vị thành niên”. Việc cấm đóng gói bao thuốc nhỏ cũng được quy định trong QĐ số 1315/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ: “...Cấm bán các bao thuốc lá được đóng gói dưới 20 điếu”.