000 trong thư viện là lĩnh vực nào năm 2024

Vụ Thư viện là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về thư viện và phát triển văn hóa đọc; quản lý các dịch vụ công về thư viện theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Theo Quyết định số 754/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thư viện được quy định cụ thể như sau:

1. Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc phân cấp quản lý nhà nước, chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án chương trình hành động và các văn bản khác về thư viện và phát triển văn hóa đọc.

2. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thư viện và phát triển văn hóa đọc; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về thư viện.

3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng cơ chế, chính sách huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp thư viện và văn hóa đọc theo quy định của pháp luật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Trình Bộ trưởng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong hoạt động thư viện; quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện.

5. Trình Bộ trưởng kế hoạch hợp tác quốc tế về thư viện; quy định việc hợp tác trao đổi tài nguyên thông tin giữa thư viện trong nước với thư viện nước ngoài và tổ chức thực hiện sau khi được ban hành.

6. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, tham mưu và trình Bộ trưởng trả lời thông báo việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động đối với thư viện chuyên ngành ở trung ương, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trả lời việc xác định thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư theo quy định của pháp luật.

7. Hướng dẫn điều kiện thành lập và hoạt động thư viện; việc thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hướng dẫn và tổ chức đánh giá hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

8. Chỉ đạo và hướng dẫn việc tổ chức hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, phục vụ học tập suốt đời, phát triển văn hóa đọc và liên thông thư viện.

9. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện theo phân công của Bộ trưởng.

10. Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về nội dung hoạt động của các hội, quỹ, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực thư viện theo quy định của pháp luật.

11. Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất Bộ trưởng khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực thư viện, có đóng góp đối với phát triển văn hóa đọc.

12. Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý nhà nước về thư viện và chuyển đổi số ngành thư viện; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về thư viện.

13. Thực hiện các nội dung cải cách hành chính thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ theo chương trình, kế hoạch của Bộ.

14. Quản lý công chức, thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức trong Vụ; quản lý tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.

Tôi muốn biết hiện nay có bao nhiêu loại hình thư viện tại Việt Nam? Trong hoạt động thư viện, cá nhân, tổ chức bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi gì? - Huỳnh Ngân (Bạc Liêu)

08 loại hình thư viện theo pháp luật Việt Nam (Hình từ Internet)

1. Thư viện là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thư viện 2019, thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

2. Các loại hình thư viện tại Việt Nam

Cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Luật Thư viện 2019, thư viện bao gồm các loại sau đây:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện công cộng;

- Thư viện chuyên ngành;

- Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;

- Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học);

- Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;

- Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;

- Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.

3. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện

Chức năng, nhiệm vụ của thư viện được quy định tại Điều 4 Luật Thư viện 2019, cụ thể như sau:

- Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện.

- Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người sử dụng thư viện.

- Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện.

- Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.

4. Chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện

- Nhà nước đầu tư cho thư viện công lập các nội dung sau đây:

+ Ưu tiên đầu tư cho Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh) và thư viện có vai trò quan trọng;

+ Hiện đại hóa thư viện; xây dựng thư viện số, tài nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông tin mở; liên thông thư viện trong nước và nước ngoài;

+ Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;

+ Tổ chức dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện;

+ Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động thư viện.

- Nhà nước hỗ trợ đầu tư các nội dung sau đây:

+ Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thư viện, phát triển văn hóa đọc;

+ Duy trì và phát triển thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận;

+ Cước vận chuyển tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ chính trị, khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

+ Hợp tác quốc tế về thư viện.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Luật Thư viện 2019.

(Khoản 1, 2, 3 Điều 5 Luật Thư viện 2019)

5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện

Trong hoạt động thư viện, cá nhân, tổ chức bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi được quy định tại Điều 8 Luật Thư viện 2019, cụ thể như sau:

- Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo người sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.

- Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật.

- Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.

- Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.

Chủ đề