Ý nghĩa của trò chơi dân gian ô ăn quan

Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích (chưa rõ năm sinh, năm mất), đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn (số âm) của ô trống xuất hiện trong khi chơi[1]. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.

Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập là manqala hoặc minqala (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và âm tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ naqala có nghĩa là di chuyển. Bàn chơi mancala đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 – 1150 TCN). Tuy nhiên còn một khoảng trống giữa lần xuất hiện này với sự tồn tại của mancala ở Ceylon (Srilanka) những năm đầu Công nguyên và ở Ả Rập trước thời Muhammad. Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận định rằng một số dạng mancala lan truyền từ phía Nam Ả Rập hoặc vùng cực Nam của biển Đỏ qua eo biển Bab El Mandeb sang bờ đối diện thuộc châu Phi rồi từ đó xâm nhập lục địa này. Trong những giai đoạn sau, các tín đồ Hồi giáo đã phổ biến mancala sang những miền đất khác cùng với sự mở rộng của tôn giáo và văn hoá.

Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng…. Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài.

Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan. Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả… hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.

Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan. Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.

Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:

Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này …

Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú. Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm. Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.

Ô ăn quan thú vị, dễ chơi đã từng là trò chơi hàng ngày của trẻ em Việt Nam. Chỉ với một khoảng sân nho nhỏ và những viên sỏi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi. Có thể thấy dấu ấn của Ô ăn quan trong đời sống và văn học, nghệ thuật: Thành ngữ: Một đập ăn quan – hàm ý chỉ những hành động đơn giản nhưng tức thì đạt kết quả to lớn. Trích bài thơ “Chơi Ô ăn quan” của Lữ Huy Nguyên:

Bên rìa hầm trú ẩn

Em chơi ô ăn quan

Sỏi màu đua nhau chạy

Trên vòng ô con con.

Sỏi nằm là giặc Mỹ

Sỏi tiến là quân mình

Đã hẹn cùng nhau thế…

Tán bàng nghiêng bóng xanh…

Trích bài thơ “Thời gian trắng” của Xuân Quỳnh:

Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát

Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô

Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa

Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…

Ý nghĩa của trò chơi dân gian ô ăn quan
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan, Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan là bài văn mẫu lớp 8 hay, giúp các bạn lên ý tưởng cho bài văn thuyết minh

Ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là một trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam rất yêu thích. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai hoặc ba người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi.

Bạn Đang Xem: Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, cách chơi ô ăn quan sau đây Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn bài văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

Dàn ý thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan

I. Mở bài

– Hiện nay, trò chơi hiện đại đang chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của chúng ta.

– Tuy vậy, những trò chơi dân gian vẫn song song tồn tại bên các trò chơi hiện đại.

– Ô ăn quan là một trò chơi vừa lí thú vừa bổ ích.

II. Thân bài

Xuất xứ trò chơi

– Chưa ai khẳng dịnh chắc chắn trò chơi 0 ăn quan có từ bao giờ.

– Trò chơi này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời.

– Ô ăn quan là trò chơi đã được phổ biên rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

– Hiện nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày trò chơi này.

– Chuẩn bị cho trò chơi

Bàn chơi: có thể dùng mặt bằng của sàn nhà, của sân,… kích thước khoảng hơn 1 mét vuông.

Quân chơi: gồm 2 loại quân: quan và dân. Một quân quan được tính bằng 5 quân dân (có nơi tính bằng 10 quân dân). Có thể dùng các viên sỏi (hoặc hạt nhựa tròn hoặc hạt của trái cây,…) để làm quân. Kích cỡ của quân dân to bằng hạt lạc hoặc nhích hơn một chút. Kính cỡ của quân quan to gấp nhiều lần viên quân dân. Nêu chơi hai người thì tất cả cần 2 quân quan và 50 quân dân. Nếu chơi 3 người thì cần tất cả 3 quân quan và 75 quân dân. Nếu chơi 4 người thì cần 4 quân quan và 100 quân dân.(Mỗi người 1 quân quan và 25 quân dân).

Vật dùng để vẽ bàn chơi: phấn, gạch non hoặc chì sáp,…

Cách chơi

* Chơi hai người

– Vẽ một hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 30 cm, chiều dài khoảng 75 cm. Vẽ một đường thẳng theo chiều dài của hình chữ nhật, chia hình chữ nhật ra hai phần bằng nhau. Võ thêm 4 đường ngang cách đều nhau, tính từ hai cạnh chiều ngang của hình chữ nhật. Ta được hình chữ nhật có 10 ô vuông bằng nhau. Hai đầu hình chữ nhật ta vẽ ô đựng quân quan theo hình cánh cung hoặc nửa vòng tròn.

– Hai người ngồi hai bên chiều dài của hình chữ nhật (đôi diện nhau). Mỗi ô nhỏ bỏ 5 quân dân. 0 hình cánh cung để quân Viên quân quan đặt phía ô bên tay phải của người chơi.

– Để chọn người đi trước thì bốc thăm, oẳn tù tì hoặc phân lượt tùy theo sự thông nhất của người chơi.

Xem Thêm : Đề cương ôn thi học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2019 – 2020

– Người chơi trước dùng tay bốc hết quân dân trong một ô bất kì ở phía bên mình rồi rải vòng tròn. (Rải quân về phía bên phải hay bên trái đều do người chơi quyết định). Mỗi ô rải một quân, kể cả ô quan.

– Quân cuối cùng ở ô nào thì lấy quân ở ô tiếp theo để đi, không được lấy quân ở ô quan. Cho đến lúc quân cuối cùng dừng lại mà cách một ô trống thì người chơi được ăn quân ở ô sát tiếp ô trông đó.

– Người chơi lấy hết quân về nhà mình. Nếu quân cuối cùng rơi vào ô sát ô quan thì người chơi phải dừng lại cho đôi phương đi.

– Nếu quân cuối cùng rơi vào ô cách ô quan một ô trông (không có quân nào) thì được ăn ô quan (với điều kiện trong ô quan có 5 quân dân trở lên).

– Khi trong các ô bên phía mình hết quân, người chơi phải lấy quân đã ăn được rải vào các ô để lấy quân đi (mỗi ô chỉ cần rải 1 quân). Nếu không đủ quân, người chơi phải vay đối phương. Vay đến 15 quân thì phải trả 1 ao (nghĩa là phải trả 1 ô bên mình cho đôi phương. Đánh dấu ao bằng hai gạch chéo trong ô. Khi hai bên đi, quân rơi vào ao thì người có ao được lấy quân trong ao của mình về.

– Khi cả hai quan bị ăn hết thì cuộc chơi kết thúc. Hai bên thu quân bên ô của mình về. Người có ao được thu quân trong ao của mình. Một quan được tính bằng 10 quân. Cộng tất cả lại, bên nào nhiều quân là bên đó thắng.

* Chơi ba người

– Vẽ hình tam giác.

– Ô bên phải người chơi chính là ô quan của người đó.

– Thứ tự người chơi đi theo chiều kim đồng hồ.

* Chơi 4 người

– Vẽ hình vuông.

– Ô bên phải người chơi chính là ô quan của người đó.

– Thứ tự người chơi đi theo chiều kim đồng hồ.

Luật chơi

– Khi chơi, người chơi phải tính toán trước khi bốc quân đi.

– Đã đi rồi không được đi lại.

– Phải quan sát bạn di để tránh nhầm lẫn.

III. Kết bài

– Ô ăn quan là một trò chơi rất thú vị và bể ích.

– Nó tạo không khí hào hứng, sôi nổi, thi đua.

– Giúp người chơi luyện tập sự nhanh nhẹn, khéo léo và tính toán giỏi.

Xem Thêm : Giáo án trọn bộ các môn học Lớp 2

– Tạo sự gắn bó, đoàn kết.

– Ô ăn quan mãi mãi là trò chơi dân gian yêu thích của tuổi học trò

Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan – Bài làm 1

Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích (chưa rõ năm sinh, năm mất), đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn (số âm) của ô trống xuất hiện trong khi chơi.

Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.

Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập là manqala hoặc minqala (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và âm tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ naqala có nghĩa là di chuyển. Bàn chơi mancala đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 – 1150 TCN). Tuy nhiên còn một khoảng trống giữa lần xuất hiện này với sự tồn tại của mancala ở Ceylon (Srilanka) những năm đầu Công nguyên và ở Ả Rập trước thời Muhammad. Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận định rằng một số dạng mancala lan truyền từ phía Nam Ả Rập hoặc vùng cực Nam của biển Đỏ qua eo biển Bab El Mandeb sang bờ đối diện thuộc châu Phi rồi từ đó xâm nhập lục địa này. Trong những giai đoạn sau, các tín đồ Hồi giáo đã phổ biến mancala sang những miền đất khác cùng với sự mở rộng của tôn giáo và văn hoá.

Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng…. Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.

Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả… hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.

Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.

Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.

Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.

Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:

Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.

Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này … Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.

Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.

………..

Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan – Bài làm 2

Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.

Không biết đã xuất hiện từ bao giờ nhưng ô ăn quan từ lâu đã trở thành một trò chơi phổ biến của người Kinh và đặc biệt là với những bé gái. Đây không đơn thuần là một trò chơi để giải trí mà còn là một trò chơi mang tính chiến thuật cao. Có nhiều người cho rằng trò chơi này xuất phát từ bàn cờ mancala ở Ả Rập (khoảng 1580 – 1150 TCN) và được lan truyền đi rất nhiều nơi và đến với nước ta.

Để chơi trò chơi này, cần chuẩn bị một số điều như sau:“Quan” và “dân” tên gọi của hai loại quân chơi, cần dùng một vật liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió, đó có thể là những viên sỏi, gạch nhỏ, hạt quả, mẩu gỗ,…. Quân “quan” cần có kích thước lớn hơn hoặc hình dạng khác quân “dân” để dễ phân biệt với nhau. Số lượng quan luôn là hai còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là năm mươi. Sau khi đã có quân chơi, cần bố trí chúng: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô là một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô là năm dân. Khi chơi trò này, thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng đó là người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn.

Cách chơi cũng rất đơn giản chỉ là di chuyển quân, từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo những cách để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương thì càng tốt. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:

Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.

Nếu liền sau đó là một ô trống rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này. Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc hai ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

…………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết