Xuất màn hình laptop ra màn hình ngoài 144hz

Màn hình độ phân giải cao ngày càng phổ biến, các chuẩn kết nối thì ngày phức tạp, cáp màn hình và hub chuyển trên thị trường thì “thượng vàng hạ cám” đủ loại, việc chọn lựa cáp xuất màn hình phù hợp ngày càng khó khăn và nếu chọn sai, hoặc là màn hình không lên, hoặc là chỉ hoạt động ở 30Hz hoặc bị nháy đen.

Vậy làm sao để biết được màn hình của bạn đang sử dụng cần sử dụng cáp, hub gì, chuẩn gì để đảm bảo đủ băng thông và hoạt động tốt nhất? Có lẽ nhiều bạn sẽ dựa vào các loại chuẩn HDMI 1.4, HDMI 2.0, DP 1.2, DP 1.4,… Cách này không sai nhưng có thể sẽ khó khăn trong một vài trường hợp vì không phải lúc nào nhà sản xuất phụ kiện cũng công bố chính xác những thông số này. Vì vậy, nếu tính toán dựa trên băng thông yêu cầu của màn hình thì có thể bạn sẽ dễ lựa chọn được một sợi cáp phù hợp hơn.

Xuất màn hình laptop ra màn hình ngoài 144hz

*Bài viết này sẽ phù hợp với những bạn đang muốn tham khảo cáp xuất màn hình cho MacBook, laptop văn phòng lên màn hình để làm việc. Với nhu cầu chơi game, mọi thứ có thể khác một chút.

Mục lục

  • Tính toán băng thông cần thiết cho màn hình
  • Băng thông của một số chuẩn quen thuộc
  • Chọn cáp/hub phù hợp với màn hình

Tính toán băng thông cần thiết cho màn hình

Để tính toán được băng thông cần thiết cho màn hình, chúng ta cần dựa trên ba thông số chính gồm độ phân giải (pixel), tần số làm tươi (Hz) và độ sâu màu (Bit).

Làm rõ một chút về các thông số trên. Độ phân giải thì đơn giản rồi, ví dụ như Full HD (16:9) thì là 1920×1080 pixel, tương đương với 2,073,600 điểm ảnh. Tần số cũng khá quen thuộc, những màn hình thông thường có tần số 60Hz, cao hơn thì 75Hz, 120Hz, 144Hz,… Tần số làm tươi chính là số lần làm mới của màn hình, hay có thể coi là số hình ảnh xuất hình trong 1 giây.

Xuất màn hình laptop ra màn hình ngoài 144hz

Độ sâu màu thì phức tạp hơn một chút. Độ sâu màu tính bằng bit, màn hình thường có độ sâu 6 bit, 8 bit, 10 bit. Với màn hình 8 bit màu tức là màn hình đó có thể hiển thị 8 bit mỗi kênh màu, một màn hình thường có 3 kênh màu đơn giản là R (đỏ), G (xanh lá), B (xanh dương). Như vậy, mỗi điểm ảnh của một màn hình 8 bit sẽ cần 24 bit dữ liệu.

Nhưng mọi thứ lại chưa dừng lại ở đó, hình ảnh không được truyền đi với 6 bit hay 8 bit mà sẽ được ánh xạ thành 10 bit (bạn có thể Google thêm về 8b/10b encoding, HDMI 2.1 là 16 bits/18 bits và chỉ có một số card đồ họa mới hỗ trợ). Tóm lại, mỗi điểm ảnh truyền đi sẽ cần 30 bit băng thông.

Đầu tiên ta tính dữ liệu cần thiết để hiển thị 1920×1080 điểm ảnh với độ sâu màu 8 bit:

1920x1080x30 = 62,208,000 (bit dữ liệu)

Màn hình 60Hz sẽ cần hiển thị 60 khung hình mỗi giây, như vậy lượng băng thông cần thiết cho 1 giây sẽ là:

62,208,000×60 = 3,732,480,000 (bit/giây)

Chia cho 1 tỷ ta được ~3.73 Gbps (Gigabit trên giây)

Dưới đây là băng thông cần thiết cho một số màn hình 8 bit hay gặp:

Xuất màn hình laptop ra màn hình ngoài 144hz

Bạn cũng có thể truy cập vào đây để tính.

Băng thông của một số chuẩn quen thuộc

Dưới đây là băng thông của một số chuẩn xuất hình quen thuộc mà chúng ta hay gặp, lưu ý cột cuối cùng là băng thông hiệu quả, bạn cần so cột này với tính toán phía trên để chọn được cáp hoặc hub phù hợp. Băng thông hiệu quả là băng thông dữ liệu hình ảnh, âm thanh truyền đi, lượng băng thông còn lại sẽ dùng để truyền thông tin nén và những loại dữ liệu khác.

Xuất màn hình laptop ra màn hình ngoài 144hz

Chọn cáp/hub phù hợp với màn hình

Tuy nhiên, mọi thứ lại không đơn giản vậy, nhiều nhà sản xuất không công bố chính xác chuẩn hay băng thông mà cáp/hub của mình hỗ trợ. Đây là lúc chúng ta sẽ vận dụng mớ kiến thức vừa tính ở trên.

Ví dụ, một chiếc hub được nhà sản xuất công bố có khả năng xuất hình 4K@30. Bạn phân vân không biết liệu màn hình Full HD 120Hz hay 2K 60Hz có đủ băng thông không. Khá đơn giản, chỉ cần suy ngược băng thông của chiếc hub trên.

Xuất màn hình laptop ra màn hình ngoài 144hz

Sử dụng công cụ này ta tính được 4K@30 cần băng thông 7.46Gbps. Như vậy chiếc Hub đó sẽ có băng thông hiệu quả là 7.46Gbps. So ngược vơi bảng ở trên, ta có FHD@120 cần băng thông đúng bằng 7.46Gbps, như vậy bạn có thể xuất màn hình Full HD 120Hz bằng chiếc hub này nhưng khả năng cao là sẽ không hỗ trợ 144Hz. Tương tự, 2K@60 cần băng thông 6.64Gbps, như vậy chiếc hub trên cũng có khả năng hỗ trợ.

Chia sẻ thêm với các bạn một kinh nghiệm nữa, nếu cần xuất hình từ USB-C lên màn hình không hỗ trợ USB-C thì có thể mua một sợi cáp USB-C – DP hoặc USB-C – HDMI. Nếu màn hình 4K thì các bạn cần DP 1.4 hoặc HDMI 2.0 trở lên, nếu màn hình 2K@60 trở xuống thì chỉ cần DP 1.2 hoặc HDMI 1.4 là đủ. Việc sử dụng cáp rời theo mình là ổn định hơn, rẻ hơn so với xài Hub xịn. Khi dùng Hub đôi khi bạn còn cắm USB và nhiều thứ khác làm Hub nóng, đôi khi làm mất ổn định.

Xuất màn hình laptop ra màn hình ngoài 144hz

Lưu ý thêm một chút, nếu màn hình của bạn hỗ trợ HDR và bạn muốn xem các nội dụng HDR thì băng thông yêu cầu thường cao hơn khoảng 10% – 25% so với những tính toán ở trên. Với các game thủ xuất hình từ card màn hình lên màn hình thì cần quan tâm về G-Sync, FreeSync (nếu màn hình có hỗ trợ). Trường hợp này các bạn nên tham khảo thêm về loại card và loại màn hình mình đang sử dụng để cân nhắc lựa chọn giữa HDMI 2.1 hoặc DisplayPort 1.4. Ngoài ra, HDMI sẽ hỗ trợ tới 15m còn DisplayPort chỉ hỗ trợ tối đa 3m. Các bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn cho phù hợp nhu cầu.

Hi vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề cáp xuất hình ảnh và chọn được loại cáp/hub phù hợp.