Xứ sở cái đẹp là gì

A, MB

– giới thiệu tác giả tác phẩm: Nguyễn Thành Long chính là nhà văn từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, với sở trường là về truyện ngắn và ký. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác trong chuyến lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện được in trong tập “GIỮA trong xanh” in năm 1972.

– GIỚI thiệu ý kiến: Có ý kiến cho rằng “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Đến với Sa Pa năm ấy, tác giả Nguyễn Thành Long đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa, đặc biệt là câu chuyện của những con người đang hết mình làm việc vì sự nghiệp chung của đất nước tiến tới xã hội chủ nghĩa.

B, TB

1, Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa

– Đầu tiên, trong truyện ngắn, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của một vùng đất hùng vĩ, tráng lệ và tươi đẹp. Ta thấy được hình ảnh của những rặng đào, của những đàn bò đang chuông ở cổ lững thững, rừng cây đang được nắng chiếu rực rỡ, rồi những cây thông cao tít và những cây tử kình nhô cao.

– Vẻ đẹp của Sa Pa còn đến từ sự mờ ảo của mây và sương bao trọn lấy không gian. Sa Pa chính là vùng đất mang đến vẻ đẹp hoang sơ rất riêng không thể nào quên được trong trái tim của du khách.

2, Vẻ đẹp của con người Sa Pa

– Thứ hai, trong truyện ngắn, cái đẹp của Sa Pa còn đến từ những con người trong truyện. Một người là cô kỹ sư giỏi giang, một người là bác họa sĩ già đi tìm kiếm cảm hứng nghệ thuật và người còn lại là anh thanh niên đo khí tượng với cuộc sống trên đỉnh Yên Sơn quanh năm tuyết phủ. Mỗi người một công việc nhưng ở họ, chúng ta thấy được sự cống hiến và làm việc, thấy được vẻ đẹp của lao động trong sự nghiệp cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.

– Đặc biệt là anh thanh niên. Thật vậy, ở anh thanh niên, chúng ta thấy được một lý tưởng sống của thế hệ trẻ VN thời kỳ dựng xây và phát triển đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa.

– Đầu tiên, điều mà chúng ta thấy được đó là hoàn cảnh sống của anh. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Còn về công việc thì anh công tác đo đạc số liệu thời tiết, rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa đây là một công việc khá thử thách và đòi hỏi nhiều kiên trì và tình yêu nghề. Vì nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”, hay như thức dậy giữa đêm. Có những lúc anh thấy cô đơn vô cùng nhưng sau tất cả, anh rất yêu công việc của mình.

– Tiếp theo, điều mà bạn đọc thấy nể phục đó chính là quan niệm sống của anh: “Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”; “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Ta có thể thấy được tình yêu nghề, lòng ham mê công việc và tinh thần trẻ cống hiến vô cùng đáng quý ở anh.

– Ngoài ra, tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp cuộc sống và tìm niềm vui từ công việc của mình. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người” và lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.

– Tuy nhiên, dù công việc có vất vả nhưng ở anh, chúng ta lại thấy được tinh thần khiêm tốn đáng quý. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường và nhỏ bé, chẳng bõ bèn gì. Tóm lại, ở nhân vật anh thanh niên, chúng ta thấy được một tinh thần trẻ tràn trề nhiệt huyết, một tấm lòng yêu nghề và khiêm tốn, giản dị đáng quý vô cùng

C, KB

BÀI LÀM

Nguyễn Thành Long chính là nhà văn từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, với sở trường là về truyện ngắn và ký. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác trong chuyến lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện được in trong tập “GIỮA trong xanh” in năm 1972. Có ý kiến cho rằng “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Đến với Sa Pa năm ấy, tác giả Nguyễn Thành Long đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa, đặc biệt là câu chuyện của những con người đang hết mình làm việc vì sự nghiệp chung của đất nước tiến tới xã hội chủ nghĩa.

Đầu tiên, trong truyện ngắn, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của một vùng đất hùng vĩ, tráng lệ và tươi đẹp. Ta thấy được hình ảnh của những rặng đào, của những đàn bò đang chuông ở cổ lững thững, rừng cây đang được nắng chiếu rực rỡ, rồi những cây thông cao tít và những cây tử kình nhô cao. Vẻ đẹp của Sa Pa còn đến từ sự mờ ảo của mây và sương bao trọn lấy không gian. Sa Pa chính là vùng đất mang đến vẻ đẹp hoang sơ rất riêng không thể nào quên được trong trái tim của du khách.

Thứ hai, trong truyện ngắn, cái đẹp của Sa Pa còn đến từ những con người trong truyện. Một người là cô kỹ sư giỏi giang, một người là bác họa sĩ già đi tìm kiếm cảm hứng nghệ thuật và người còn lại là anh thanh niên đo khí tượng với cuộc sống trên đỉnh Yên Sơn quanh năm tuyết phủ. Mỗi người một công việc nhưng ở họ, chúng ta thấy được sự cống hiến và làm việc, thấy được vẻ đẹp của lao động trong sự nghiệp cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là anh thanh niên. Thật vậy, ở anh thanh niên, chúng ta thấy được một lý tưởng sống của thế hệ trẻ VN thời kỳ dựng xây và phát triển đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Đầu tiên, điều mà chúng ta thấy được đó là hoàn cảnh sống của anh. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Còn về công việc thì anh công tác đo đạc số liệu thời tiết, rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa đây là một công việc khá thử thách và đòi hỏi nhiều kiên trì và tình yêu nghề. Vì nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”, hay như thức dậy giữa đêm. Có những lúc anh thấy cô đơn vô cùng nhưng sau tất cả, anh rất yêu công việc của mình. Tiếp theo, điều mà bạn đọc thấy nể phục đó chính là quan niệm sống của anh: “Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”; “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Ta có thể thấy được tình yêu nghề, lòng ham mê công việc và tinh thần trẻ cống hiến vô cùng đáng quý ở anh. Ngoài ra, tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp cuộc sống và tìm niềm vui từ công việc của mình. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người” và lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Tuy nhiên, dù công việc có vất vả nhưng ở anh, chúng ta lại thấy được tinh thần khiêm tốn đáng quý. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường và nhỏ bé, chẳng bõ bèn gì. Tóm lại, ở nhân vật anh thanh niên, chúng ta thấy được một tinh thần trẻ tràn trề nhiệt huyết, một tấm lòng yêu nghề và khiêm tốn, giản dị đáng quý vô cùng

Tóm lại, xứ sở cái đẹp mà truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đem đến đó chính là vẻ đẹp của những con người lao động và cống hiến cho đời. Truyện ngắn ra đời đã lâu nhưng sức sống của nó để lại trong lòng bạn đọc vẫn vô cùng ấn tượng và bền lâu.

“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1).

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
– Trích dẫn ý kiến

II.Thân bài

1. Giải thích khái quát vấn đề

– Nhà văn chân chính là nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người và cuộc sống. Đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống và có ích cho con người. – Xứ sở của cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện ở hai phương diện nội dung và hình thức. + Vẻ đẹp nội dung là vẻ đẹp của tự nhiên và con người trong lao động, chiến đấu, các lĩnh vực khác… mà nhà văn mang tới cho người đọc.

+ Vẻ đẹp hình thức là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Là khả năng kết cấu chặt chẽ, tình huống hợp lí và khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện…

=> Nội dung, hình thức đẹp không chỉ đem lại cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ mà còn làm cho con người yêu cuộc sống, khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ tốt lành cho cuộc đời.

Để người đọc cảm nhận được xứ sở của cái đẹp đó thì nhà văn chân chính là người dẫn đường cho người đọc khám phá cảm nhận. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của nhà văn.

2. Chứng minh qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá của nhà văn Huy Cận

a. Xứ sở của cái đẹp trong “Đoàn thuyền đánh cá” được thể hiện ở trước hết ở phương diện nội dung :

  •  Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện ở vẻ đẹp của thiên nhiên vùng biển Hạ Long :
    – Đó là cảnh thiên nhiên bao la, bát ngát, hùng vĩ khiến cảnh lao động thêm hùng tráng. – Thiên nhiên kì ảo, thơ mộng khiến cảnh lao động trở lên thi vị – Thiên nhiên đầy sức sống, ấm áp, gần gũi với con người

    – Thiên nhiên giàu có ban tặng bao loài các với vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ làm nên kết quả tốt đẹp của người lao động, …(Lấy được dẫn chứng, phân tích)

Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp kì lạ, hấp dẫn gợi ra cho ta bao liên tưởng và yêu mến.

  • Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá còn được thể hiện ở vẻ đẹp hấp dẫn của con người:

– Làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương, miệt mài, hăng say lao động, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. – Tâm hồn phơi phới lạc quan. – Lao động đạt kết quả tốt đẹp.

– Hình ảnh họ được khắc họa trong sự hòa hợp với thiên nhiên, nổi bật ở vị trí trung tâm, gắn với đoàn thuyền đánh cá, trong lao động tập thể hào hùng, đầy niềm vui. Tầm vóc của họ được phóng to trên nền vũ trụ, mang kích thước vũ trụ. Vẻ đẹp của họ vừa thực, vừa lãng mạn. (Lấy được dẫn chứng, phân tích)

Tất cả đã tạo nên xứ sở của cái đẹp: thiên nhiên đẹp, con người đẹp
b. Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá không chỉ đẹp về nội dung mà còn đẹp về nghệ thuật, được thể hiện:

– Cảm hứng vũ trụ và cảm hứng lãng mạn cách mạng đã tạo cho bài thơ có nhiều hình ảnh độc đáo, vừa thực, vừa ảo, vừa rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài.. – Bài thơ cũng là một khúc ca, khúc ca về lao động, về thiên nhiên đất nước giàu đẹp. Khúc ca ấy phơi phới, khỏe khoắn, mạnh mẽ, được tạo nên bởi âm hưởng, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần, … góp phần làm nên âm hưởng ấy. Cách gieo vần có nhiều biến hóa, linh hoạt… – Bút pháp phóng đại khoa trương đạt hiệu quả thẩm mĩ và tạo dấu ấn riêng cho bài thơ…

– Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: liệt kê gợi sự giàu có của biển khơi, các hình ảnh ẩn dụ…nghệ thuật nhân hóa gợi một không gian sống động, lung linh, kì ảo mà gần gũi, ấm áp

III. Kết bài: – Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú được khơi nguồn kết tinh từ cuộc sống. – Đời sống tự nhiên ấy được khúc xạ qua ánh sáng, cảm quan, quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo, mê say của nhà văn để có được sức hấp dẫn, những giá trị đẹp của con người, làm cho con người sống tốt hơn.

– Yêu cái đẹp của văn chương là chúng ta yêu tấm lòng của nhà văn. Họ là những kĩ sư tâm hồn đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui dẫn ta đến bến bờ xứ sở của cái đẹp trong cuộc sống.

Video liên quan

Chủ đề