Xe quá tải phạt bao nhiêu tiền

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Nghị định 123 tăng nặng mức phạt nhiều vi phạm có tính chất nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Đáng chú ý, thay vì 5 mức xử phạt như hiện hành (10 - 20%, 20 - 50%, 50 - 100%, 100 - 150% và trên 150%) với mức phạt 1 - 16 triệu đồng thì tại Nghị định 123 chỉ còn 3 mức xử phạt hành vi chở quá tải gồm: từ 10 - 20%, 20 - 50% và trên 50% với mức xử phạt lần lượt là 4 - 6 triệu đồng, 13 - 15 triệu đồng và 40 - 50 triệu đồng.

Xe quá tải phạt bao nhiêu tiền

Cách tính tỷ lệ xe quá tải và mức xử phạt mới nhất

Xe quá tải được hiểu là xe chở khối lượng hàng hóa nhiều hơn so với khả năng chịu nặng tối đa của phương tiện, căn cứ vào tài liệu thông số kỹ thuật về tải trọng do nhà sản xuất công bố.

Việc thường xuyên tải hàng quá mức sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó tránh:

- Gây mất an toàn khi tham gia giao thông, có thể gây tai nạn nghiêm trọng cho cả người lái xe quá tải và những phương tiện xung quanh.

- Xe nhanh bị hao mòn và xuống cấp cả về kết cấu lẫn động cơ.

- Bị phạt hành chính ở mức khá cao, áp dụng theo quy định hiện hành.

- Hư hỏng mặt đường, gây nên tình trạng đường gồ ghề nhiều ổ gà, ổ voi,...

Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Từ khái niệm trên có thể đưa ra cách tính % quá tải của xe như sau:

Xe quá tải phạt bao nhiêu tiền

Công thức tính tỷ lệ % quá tải

Mức phạt xe quá tải hiện nay được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cả tài xế và chủ xe đều phải chịu trách nhiệm. Mức phạt với lái xe quy định tại Điều 24 và mức phạt với chủ xe quy định tại Điều 30.

Cụ thể, mức phạt hành chính với chủ xe và người điều khiển xe quá tải (kể cả rơ mooc và sơ mi rơ mooc) được quy định như sau:

BẢNG THỐNG KÊ MỨC PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI TỪNG ĐỐI TƯỢNG THEO TỶ LỆ QUÁ TẢI

STT

Tỷ lệ quá tải

Mức phạt với lái xe

Mức phạt với chủ xe*

1

Dưới 10%

Không bị phạt

Không bị phạt

2

10 - 30%

0,8 - 1 triệu đồng

2 - 4 triệu đồng

3

30 - 50%

3 - 5 triệu đồng

6 - 8 triệu đồng

4

50 - 100%

5 - 7 triệu đồng

14 - 16 triệu đồng

5

100 - 150%

7 - 8 triệu đồng

16 - 18 triệu đồng

6

Trên 150%

8 - 12 triệu đồng

18 - 20 triệu đồng

*Mức phạt chủ xe ở phần trên là đối với cá nhân. Nếu chủ xe là tổ chức thì áp dụng mức phạt gấp đôi.

Ngoài phạt hành chính, lái xe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-5 tháng và buộc hạ phần hàng quá tải theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm.

Trong trường hợp chủ xe đồng thời là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo mức phạt đối với chủ xe.

Xe chở quá tải 20 phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Quá tải 40% phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, trong trường hợp của bạn vi phạm Lỗi quá tải trọng trục xe 40% thì cá nhân bạn sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 01-03 tháng; còn chủ của phương tiện là công ty sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.

Xe ô tô chở quá khổ phạt bao nhiêu?

Mức phạt xe quá khổ, quá tải Theo quy định tại Điểm A, khoản 1, Điều 24 Nghị định 100 quy định: Phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng đối với người điều khiển ô tô tải vận chuyển hàng hóa không chằng buộc hoặc có chằng buộc nhưng không chắc chắn.

Xe tải đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu?

Lỗi đi vào đường cấm trọng tải: Như vậy, xe đi vào đường cấm trọng tải sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.