Xe không chính chủ phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Hiện nay, người dân vẫn chưa hiểu rõ về lỗi xe không chính chủ hay không sang tên khi mua bán, biếu tặng. Do đó, nhiều người không hiểu rõ trong trường hợp nào bị phạt để từ đó có cái nhìn chính xác nhất về lỗi xe không chính chủ.

Đi xe của bạn bè, người thân có bị phạt?

Theo quy định tại theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hiện nay không có lỗi "đi xe không chính chủ" như thói quen mà nhiều người vẫn nói đến. Theo đó, chỉ có quy định về xử phạt đối với hành vi "Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định".

Các tổ chức, cá nhân sẽ bị CSGT xử phạt trong các trường hợp được quy định. Cụ thể, trong vòng 30 ngày kể từ khi mua/bán, chuyển giao, được biếu tặng, thừa kế ô tô, xe máy và các loại xe tương tự mà người dân không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) sẽ bị phạt.

Với quy định trên, chỉ những xe không sang tên đổi chủ xe mới bị phạt còn trường hợp xe mượn từ bạn bè, người thân, xe sử dụng được ủy quyền hợp đều không bị phạt về lỗi không sang tên xe.

Xe mượn làm sao để không bị phạt?

Theo Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe chỉ được thực hiện qua 2 cách sau.

- Thông qua việc điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông

- Công tác đăng ký xe.

Để không bị CSGT xử phạt lỗi không làm thủ tục sang tên, người dân khi tham gia giao trên đường cần mang đầy đủ các loại giấy tờ sau là được, dù tên trên Giấy đăng ký xe và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:

- Giấy đăng ký xe

- Bằng lái xe.

- CMND/CCCD

- Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

- Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Mức phạt lỗi không sang tên xe

Theo Điều 30, 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không sang tên xe theo đúng quy định thì bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng đối với cá nhân và từ 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.

- Phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng đối với cá nhân và từ 4 - 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.

Hiện nay, nhiều người vẫn băn khoăn về quy định, mức phạt liên quan đến xe chính chủ và làm sao để tránh bị phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông.

Thực tế, các quy định hiện nay của luật giao thông đường bộ không đề cập đến khái niệm "Xe không chính chủ". Trong khi đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi "không làm thủ tục đăng ký sang tên xe" hay vẫn được nhiều người hiểu là lỗi "Xe không chính chủ".

Quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có nêu, người dân khi mua lại xe, được cho hoặc biếu tặng thì phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe.

Trong trường hợp người dân không sang tên, đổi chủ phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 30, 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, như sau:

- Đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản sẽ bị phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng đối với cá nhân và từ 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng đối với tổ chức.

- Đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng khi người vi phạm là cá nhân và từ 4 - 8 triệu đồng đối với tổ chức.

Hướng dẫn sang tên xe máy không cần chủ cũ

Người dân có thể sang tên xe máy không cần chủ cũ tương tự các bước theo thủ tục "sang tên xe đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân".

Theo quy định tại Điều 31 Thông tư 24/2023/TT-BCA, các bước thực hiện thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ như sau:

Bước 1: Làm thủ tục thu hồi

Người đang sử dụng xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký chiếc xe để làm thủ tục thu hồi. Sau đó, kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công. Tiếp đến, cung cấp mã hồ sơ online và nộp hồ sơ giấy kèm theo biển số xe, giấy đăng ký xe.

Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ và cơ quan đăng ký sang tên xe là một thì người đang sử dụng xe không phải làm thủ tục thu hồi. Thay vào đó chỉ cần nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe khi làm thủ tục sang tên.

Bước 2: Làm thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ

Người đang sử dụng xe làm thủ tục sang tên xe tại cơ quan đăng ký xe nơi thường trú hoặc tạm trú. Công an cấp xã nơi cư trú thực hiện sang tên xe máy. Công an cấp huyện nơi cư trú thực hiện sang tên xe ôtô.

Hồ sơ sang tên xe bao gồm: Giấy khai đăng ký xe (Ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe), chứng từ lệ phí trước bạ, chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung xe có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe).

Bước 3: Người có nhu cầu sang tên xe sẽ được nhận giấy hẹn trong 30 ngày. Cơ quan chức năng sẽ xác minh dữ liệu đăng ký xe.

Bước 4: Nhận kết quả sang tên xe

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết đăng ký sang tên xe cho người đang sử dụng xe.

Cấm xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?

  1. Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Như vậy, người có hành vi nhận cầm xe không chính chủ sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Xe không chính chủ phạt bao nhiêu 2024 mới nhất?

Xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu? Theo Nghị định 100/NĐ-CP, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe bị xử phạt như sau: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy. Cá nhân bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.

Không có bằng lái xe không chính chủ phạt bao nhiêu?

Căn cứ Khoản 5, Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt lỗi không có bằng lái xe máy như sau: - Đối với xe máy có dung tích xi lanh dưới 175 cm3: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. - Đối với xe máy có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên: phạt tiền từ 3 triệu đến 4 triệu đồng.

Đi xe ko chính chủ cần giấy tờ gì?

Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người điều khiển phương tiện..

Giấy đăng ký xe..

Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện..

Chứng chỉ bảo hiểm bắt buộc cho xe máy hoặc ô tô..

Giấy chứng nhận kiểm định xe (chỉ áp dụng đối với ô tô)..

Chủ đề