Vua ở phương đông cổ đại được xem là gì

Chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại vì xuất hiện sớm nhất, do vua chuyên chế đứng đầu, ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và làm thủy lợi (trị thủy), một số công xã tập hợp lại thành tiểu quốc, đứng đầu tiểu quốc gọi là vua, mọi quyền hành tập trung trong tay nhà vua, tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại.

Tại sao gọi chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại?

A. Xuất hiện khá sớm, do nhà vua đứng đầu.

B. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao.

C. Xuất hiện sớm nhất, do vua chuyên chế đứng đầu.

D. Nhà nước đầu tiên từ thời cổ đại.

Đáp án đúng C.

Chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại vì xuất hiện sớm nhất, do vua chuyên chế đứng đầu, ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và làm thủy lợi (trị thủy), một số công xã tập hợp lại thành tiểu quốc, đứng đầu tiểu quốc gọi là vua, mọi quyền hành tập trung trong tay nhà vua, tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại (SGK Lịch sử 10 – Trang 16).

Giải thích lý do chọn đáp án C:

Nhờ sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, các cư dân phương Đông đã sớm bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước ngay từ buổi đầu của thời đại đồ đồng. Từ thiên niên kỉ IV đến thiên niên kỉ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đều đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng và Hoàng Hà.

Xã hội có giai cấp và nhà nước được hình thành từ liên minh bộ lạc, tức là nhiều bộ lạc có quan hệ thân thuộc với nhau, liên kết với nhau do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Cơ cấu bộ máy nhà nước đó mang tính chất của một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.

Đứng đầu nhà nước là vua. Vua tự coi mình là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc. Vua trở thành vua chuyên chế mà người Ai Cập gọi là Pharaon (cái nhà lớn), người Lưỡng Hà gọi là Enxi (người đứng đầu), Trung Quốc gọi là Thiên tử (con trời)…

Giúp việc cho nhà vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc). Bộ máy này làm các việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện, đường sá và chỉ huy quân đội. Như vậy, chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó, vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

- Địa điểm: ở lưu vực những dòng sông lớn, có đất đai màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước. 

- Thời gian: từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ III TCN.

- Tên gọi các quốc gia: Ai Cập (Sông Nin), Trung Quốc (Sông Trường Giang và Hoàng Hà), Ấn Độ (Sông Hằng và sông Ấn), Lưỡng Hà (Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rat).

Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông

@92457@

- Nhà nước cổ đại phương Đông gồm 3 tầng lớp:

+ Nông dân công xã: chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính làm ra sản phẩm cho xã hội.

+ Quý tộc quan lại: có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu là vua: nắm mọi quyền hành.

+ Nô lệ: thân phận hèn kém, phụ thuộc vào quý tộc.

=> Do bị bóc lột nặng nề, nô lệ và dân nghèo thường xuyên nổi dậy đấu tranh.

Bức tranh mô tả cuộc sống lao động thường ngày ở Ai cập cổ

b. Thể chế nhà nước

- Nhà nước cổ đại phương Đông tổ chức theo: chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại. Đứng đầu là vua, có quyền hành cao nhất, từ việc đặt pháp luật, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội... Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.

- Vua còn được coi là người đại diện của thần linh, Trung Quốc gọi vua là Thiên tử, Ai Cập là Pha-ra-ông, Lưỡng Hà là En-si.

- Mỗi nhà nước đều có luật pháp bảo vệ cho quyền lợi giai cấp thống trị trong nhà nước đó, tiêu biểu là bộ luật Hamurabi ở Lưỡng Hà.

Kim tự tháp Ai Cập

VietJack

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Các lực lượng chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm

Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở

Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là

Chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời xuất phát từ nhu cầu

Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì?

Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?

Xã hội có giai cấp và nhà nước phương Đông được hình thành từ

Lịch do người phương Đông tạo ra được gọi là

Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở

Ở Trung Quốc, vương triều nào được hình thành đầu tiên thời cổ đại?

Bộ máy hành chính giúp việc cho vua ở các quốc gia cổ đại phương Đông gồm

Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường ra đời sớm?

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?

Nền kinh tế của các cư dân phương Đông cổ đại có tính chất

Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập rất giỏi về hình học?

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 16 SGK Lịch sử 10

Ở các nước phương Đông, vua có những quyền gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 16 để trả lời.

- Vua là người đứng đầu, cai trị cả nước, có quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước.

- Vua là người nắm cả vương quyền và thần quyền.

Tên gọi vua ở các quốc gia cổ đại phương Đông, thì tên gọi nào thể hiện quyền lực tối cao nhất?

Tên gọi vua ở các quốc gia cổ đại phương Đông là: Thiên tử, Pha-ra-ôn, En-si. Theo em thì tên gọi nào thể hiện quyền lực tối cao nhất? Hãy giải thích.

Lịch sử lớp 6

Ở các nước phương Đông, nhà vua có những quyền hành gì?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

- Nhà vua có quyền cao nhất trong mọi công việc: đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội...

- Vua còn được coi là đại diện của thần thánh ở dưới trần gian.

Xem tiếp...

Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Xã hội cổ đại phương Đông gồm nông dân công xã, quý tộc và nô lệ:

- Nông dân: là bộ phận đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính.

- Vua, quý tộc là tâng lớp trên. Nắm mọi quyền hành trong xã hội, họ sống chủ yếu bóc lộ nông dân và nô lệ.

- Nô lệ chủ yếu phục vụ trong các gia dình của vua và quý tộc, thân phận của người nô lệ không khác gì con vật.

Xem tiếp...

Em hãy nêu tên các quốc gia cổ đại phương Đông.

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Đây là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.

Xem tiếp...

Qua 2 điều luật 42 và 43 Luật Ham-mu-ra-bi, theo em, người cày thuê ruộng phải làm việc như thế nào?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Hai điều luật trên cho thấy nhà nước quan tâm phát triển nông nghiệp, người dân phải tích cực cày cấy, không được bỏ hoang, nếu bỏ hoang vẫn phải nộp thuế và phải cày bừa ruộng bằng phẳng mới được trả lại cho chủ ruộng.

Xem tiếp...

Em hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập qua hình 8 (SGK trang 11).

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

- Hàng dưới từ trái sang phải là cảnh người nông dân ( phụ nữ) gặt lúa và những người đàn ông gánh lúa về.

- Hàng trên từ trái sang phải là cảnh người nông dân đập lúa, phơi lúa và cảnh người dân nộp thuế cho quý tộc.

Xem tiếp...

Video liên quan

Chủ đề