Vợ đẻ chồng được bao nhiêu tiền bảo hiểm năm 2024

Trong đời sống vợ chồng, không gì vui bằng việc cả cùng nhau lên một vị trí mới, đó chính là làm bố mẹ. Mỗi người phụ nữ khi mang trong mình một sinh linh bé nhỏ, sẽ được hưởng các chế độ đặc biệt. Tuy nhiên, liệu bạn có biết, người chồng- người cha cũng được hưởng chế độ thai sản tương đương không? Nghe thì có vẻ không hợp lý, nhưng hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây, để biết rõ hơn về .

Chế độ bảo hiểm thai sản cho chồng là gì?

1. Quy định về chế độ trợ cấp cho chồng khi vợ sinh con

Chế độ thai sản cho nam giới được chính thức thừa nhận kể từ ngày 01/01/2016 theo Luật bảo hiểm xã hội 2014. Nếu nam giới có vợ mang thai sẽ được hưởng phần trợ cấp thai sản theo các điều đã quy định.

2. Điều kiện hưởng

Theo Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định, nếu nam giới thỏa 2 điều kiện sau, sẽ được hưởng trợ cấp thai sản:

  1. Đang đóng bảo hiểm xã hội
  2. Có vợ đang mang thai

Bên cạnh đó, tại điểm a thuộc khoản 2 của điều 9 thuộc Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có nêu rõ, để hưởng trợ cấp thai sản 1 lần, người chồng phải thỏa điều kiện cần là đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

Xem thêm: Có thể mua bảo hiểm thai sản khi đã có thai hay không?

Điều kiện nào cần để hưởng chế độ bảo hiểm thai sản cho chồng?

3. Thời gian nghỉ hưởng chế độ

Tại khoản 2 của Điều 34 bộ luật BHXH 2014 có quy định:

  • Đối với trường hợp sản phụ sinh thường, người chồng được nghỉ 5 ngày làm việc.
  • Đối với trường hợp vợ sinh mổ hoặc bé sinh non dưới 32 tuần, người chồng được nghỉ 7 ngày làm việc
  • Đối với trường hợp sinh đôi người chồng sẽ được nghỉ 10 ngày, và sinh 3 trở lên, mỗi bé sẽ được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.
  • Đối với trường hợp sinh đôi và phải sinh mổ, người chồng được nghỉ 14 ngày làm việc.
  • Thời gian người chồng được nghỉ theo quy định của chế độ thai sản cho chồng sẽ không tính vào các ngày lễ hay nghỉ cố định hàng tuần. Thời gian bắt đầu tính ngày nghỉ theo chế độ là trong 30 ngày từ khi vợ sinh bé. Ngoài ra nếu nghỉ trước ngày sinh sẽ không được tính ngày nghỉ chế độ mà tính theo ngày phép hoặc nghỉ không lương.

Xem thêm: Thông tin chi tiết về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

4. Mức hưởng chế độ

Mỗi đứa trẻ là một món quà đặc biệt

4.1 Tiền trợ cấp chế độ của người chồng

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Luật BHXH 2014, số tiền trợ cấp của người chồng được tính như công thức sau:

Mbq6t: 24 x Số ngày được nghỉ = Mức trợ cấp

Xem thêm: Khi nào thì được thanh toán bảo hiểm thai sản?

Với Mbq6t là mức bình quân của lương tháng đóng BHXH trong 6 tháng của người chồng trước khi bắt đầu nghỉ để hưởng chế độ thai sản. Nếu thực tế chưa đóng đủ 6 tháng thì Mbq6t sẽ được tính cho các tháng đã đóng BHXH.

Xem thêm: Có nên mua bảo hiểm thai sản không?

4.2 Tiền trợ cấp của chồng khi vợ không tham gia BHXH

Theo điều 38 Bộ Luật BHXH 2014 quy định cho vấn đề thai phụ không tham gia BHXH thì người chồng có tham gia BHXH sẽ được nhận phần trợ cấp bằng 2 lần mức lương cơ sở cho mỗi bé ngay tại tháng sinh.

Lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng, căn cứ theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP đã quy định. Trong trường hợp sinh 1 bé thì số tiền của chế độ thai sản cho chồng là:

1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng

Xem thêm: Mách bạn kinh nghiệm mua bảo hiểm thai sản

5. Hướng dẫn cách làm thủ tục hưởng chế độ

Hãy chuẩn bị thật tốt để đón bé chào đời nhé

5.1 Hồ sơ

Hồ sơ để xét duyệt chế độ bảo hiểm thai sản cho chồng bao gồm:

  • 1 bản sao giấy chứng sinh, hoặc giấy khai sinh bé có đầy đủ họ tên người cha
  • Sổ hộ khẩu
  • 1 giấy xác nhận của cơ sở y tế nếu trong trường hợp sinh non bé dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh mổ.
  • Nếu trường hợp xấu xảy ra, bé mất thì có giấy chứng tử, hoặc trích lục khai tử của bé, hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hay giấy ra viện của người vợ nếu bé mất và chưa có giấy chứng sinh.

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết thủ tục bảo hiểm thai sản

5.2 Trình tự các bước

Căn cứ vào quy định của bộ Luật BHXH 2014 tại điều 102:

  1. Thời gian nộp hồ sơ: 45 ngày từ ngày quay lại làm việc, người chồng cần nộp hồ sơ lên cho người đang sử dụng lao động (công ty, doanh nghiệp...).
  2. Thời gian người sử dụng lao động tổng hợp đủ hồ sơ: 10 ngày từ ngày nhận được hồ sơ xét duyệt từ người lao động và có trách nhiệm lập hồ sơ gửi đến cơ quan BHXH.
  3. Nếu quá thời gian 55 ngày từ ngày người chồng quay lại làm việc thì hồ sơ xét duyệt sẽ không được giải quyết.
  4. Cơ quan bảo hiểm bắt đầu tiến hành giải quyết hồ sơ: Khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ từ phía người sử dụng lao động, cơ quan BHXH sẽ tiến hành giải quyết cũng như chi trả chế độ thai sản cho chồng với thời hạn:
    • Trường hợp người lao động hoặc thân nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: tối đa 3 ngày làm việc, được tính từ lúc nhận đủ hồ sơ xét duyệt.
    • Trường hợp người sử dụng lao động gửi hồ sơ: tối đa 6 ngày làm việc, được tính từ lúc nhận đủ hồ sơ xét duyệt.

Chế độ thai sản cho chồng đã được thông qua nhắm giúp hỗ trợ một phần kinh tế, cũng như để người chồng có thời gian hỗ trợ vợ mình trong quá trình sản phụ sinh con nhưng nhà neo người. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ các kiến thức mà bạn thắc mắc!

Vợ tham gia BHXH chồng có tham gia BHXH khi vợ sinh thì chồng được hưởng mức trợ cấp bao nhiêu?

5.2. Căn cứ điều 38 Luật BHXH số 58/2014/QH13 của Quốc Hội thì: “Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.” Do đó, mức lương trợ cấp 1 lần sẽ bằng 2 lần mức lương cơ sở.

Vợ sinh con chồng được hưởng bao nhiêu?

Theo quy định trên thì mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam có vợ sinh con sẽ được tính như sau: Tiền thai sản = 100% x (mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội : 24) x Số ngày nghỉ hưởng chế độ.

Vợ sinh con thứ 3 chồng được nghỉ bao nhiêu ngày?

- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; - Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con bao nhiêu tháng?

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Chủ đề