Viva 2022 là ai

CEO Viva Business Consulting: Đừng để thủ tục Visa làm mất đi cơ hội giao thương quốc tế

Đó là khẳng định của ông Đinh Nam Hải, Giám đốc Công ty Viva Business Consulting về các nguy cơ tưởng chừng nhỏ nhưng lại ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp trong nước.

Đây là vấn đề nóng trong bối cảnh Việt Nam đang mở cửa với thế giới và việc gặp gỡ, trao đổi ngày càng đơn giản hóa.

Ông Đinh Nam Hải, Giám đốc Công ty Viva Business Consulting.

“Phần lớn các doanh nghiệp luôn quan tâm đến các khoản đầu tư vào nhà máy, dây chuyền sản xuất tiên tiến ở các nước phát triển để kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh. Nhưng đôi khi họ quên mất “tốc độ” tiếp cận, trong đó có thời gian xin visa có thể sẽ tước mất phần lớn các cơ hội đó”, ông Hải trao đổi.

Lý giải cho lý do có phần kỳ lạ này, ông Hải cho biết, hầu hết các Công ty toàn cầu đều thiết lập các văn phòng ở các thị trường phát triển trong khu vực (ví dụ như châu Á có Nhật, HongKong v.v – các thị trường với các chính sách an ninh gắt gao). Đó là nơi họ sẽ mời các đối tác khác trong khu vực đến tham quan “nhà mẫu”, tham dự sự kiện thân mật và trao đổi kinh doanh. Chuyến công tác sẽ dễ dàng trong điều kiện thời gian sắp xếp trước và cố định 1 địa điểm, nhưng nếu đó là 1 lịch trình gồm nhiều nước và lịch trình thay đổi vì thời tiết điều gì sẽ xảy ra ? Ông Hải đặt vấn đề và chia sẻ các tình huống mà khách hàng đã từng gặp phải:

A là Công ty ở Hải Phòng, là đại lý độc quyền của các đối tác Thái Lan, Singapore và Trung Quốc tại việt Nam. Anh chia sẻ, thời buổi 4.0 khi doanh nghiệp đã có đối tác, hoạt động kinh doanh thông thường việc ký hợp đồng, đặt đơn hàng đã thuận tiện hơn rất nhiều nhưng khi đơn hàng có các sự cố đột xuất từ phía nước ngoài, cần đi công tác ngay để tìm phương án xử lý, thương thảo.

Thiệt hại từ hợp đồng hiện tại, chậm trễ giao hàng cho đối tác Việt Nam khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại nhiều về kinh tế.  Họ gặp rắc rối với khách hàng ở nước ngoài và Công ty cần trực tiếp cử người sang Trung Quốc để giải quyết sự cố, tuy nhiên thời gian xin visa vào quốc gia cần ít nhất là 15 ngày. Không thể đáp ứng  yêu cầu của khách hàng khiến doanh nghiệp A buộc phải chấp nhận từ bỏ một đối tác lớn.

Trường hợp khác là chủ doanh nghiệp B tại TP. Hồ Chí Minh, theo dự kiến ông sẽ phải làm việc với đối tác có các công ty con, nhà máy đặt tại Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore. Việc xin visa vào Trung Quốc và Singapore diễn ra tốt đẹp, suôn sẻ nhưng đến Nhật Bản lại phát sinh việc bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan ngoại giao. Mặc dù bổ sung kịp thời, giải trình để xin hỗ trợ cấp visa sớm nhưng cơ quan ngoại giao Nhật Bản có các nguyên tắc không thay đổi, chỉ ưu tiên xử lý sớm cho các mục đích nhân đạo, do đó chuyến đi vẫn phải diễn ra mà không đạt được các kết quả như mong đợi. Những vấn đề phát sinh trong kinh doanh cần có sự linh động và di chuyển tự do là thực sự cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Cuối cùng chủ doanh nghiệp này không làm kịp visa đi Nhật Bản nên đành từ chối khéo.

Trên thực tế, ngay cả khi việc xin visa hoàn tất, vẫn có những giới hạn nhất định đối với hình thức công tác, điển hình là việc lưu trú, thông thường chỉ giới hạn mỗi lần nhập cảnh, thời gian lưu trú trong vòng từ 15 đến 30 ngày, nếu muốn ở thêm, chủ doanh nghiệp phải tiến hành gia hạn rất mất thời gian.

Theo ông Hải, chưa bao giờ thời gian cấp visa và thời gian lưu trú cho loại hình này lại là yếu tố có thể gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam như vậy. Cần nhìn rộng ra bức tranh toàn cầu khiến nhu cầu đi lại đơn giản trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã ký 12 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, đặc biệt là EVFTA, VKFTA, TPP, RCEP… Các hiệp định này đang mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn và mở rộng quan hệ thương mại tự do với 55 đối tác toàn cầu, trong đó có các đối tác thuộc nhóm G7 và 15 đối tác thuộc nhóm G20.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ thành lập “Bộ tứ kim cương” hay nhóm QUAD, bao gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand cùng tham gia nhằm xây dựng “mạng lưới kinh tế thịnh vượng”, tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp Việt Nam tham gia phân công quốc tế và phát huy lợi thế so sánh.

Để giải quyết sự bất tiện này, một hình thức đang được nhiều chủ doanh nghiệp, các doanh nhân  trong khu vực áp dụng là sử dụng thẻ APEC. Đây là tấm thẻ cho phép các doanh nhân có thể đi công tác tự do trong 19 nước thành viên không cần visa, không giới hạn nhập cảnh và thời gian lưu trú kéo dài gấp 6 lần hình thức (visa) thông thường.

Ngoài ra, một ưu điểm nữa mà khá nhiều doanh nghiệp quan tâm là việc sở hữu thẻ APEC giúp việc thẩm định doanh nghiệp sau thời gian gặp mặt diễn ra suôn sẻ hơn (việc sở hữu thẻ giúp các doanh nhân tự khẳng định và hiểu về mức độ tín nhiệm của đối tác).

Giải thích về điều này, ông Hải cho rằng, điều kiện bắt buộc để chủ doanh nghiệp có thể làm thẻ APEC khá khắt khe, trong đó có yêu cầu là tổng doanh thu hằng năm phải từ 10 tỷ đồng trở lên, đáp ứng các quy định về chính sách luật pháp cũng như đóng thuế, tuân thủ tốt các quy định tronh kinh doanh. Chính vì thế chủ doanh nghiệp sở hữu thẻ được đây được xem là một kênh tham chiếu có giá trị cho các đối tác bắt đầu tiến vào bàn đàm phán về năng lực và độ tín nhiệm trong kinh doanh.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp trong khu vực đang tận dụng thẻ APEC như một tấm vé di chuyển tự do và chứng nhận về sự uy tín, chỉ dấu về sự tín nhiệm của Công ty để tiết kiệm thời gian làm thủ tục cũng như thẩm định của khách hàng.

“Giống như doanh nhân từ nhiều quốc gia khác, đã đến lúc thời gian làm visa cũng là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Hải nói.

Viva Consulting

Là nhà tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh tại Việt Nam từ trước năm 2006, Viva cung cấp dịch vụ độc quyền theo cách tích hợp, hài hoà đồng thời cả 05 nền tảng chuyên sâu gồm Luật kinh doanh - Kế toán tài chính - Quản lý thuế - Quản trị quan hệ lao động - Thủ tục hành chính trong kinh doanh cùng với sự kế thừa kinh nghiệm tổng cộng lên đến hàng trăm năm cho mỗi công việc.

Kiến thức chuyên môn sâu rộng và năng lực quản trị kết nối các nguồn lực địa phương giúp chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các giải pháp chuyên môn đặc biệt, vượt lên các giới hạn thông thường và mong đợi của khách hàng.Đối với dịch vụ cấp thẻ APEC, Viva Consulting đang có chương trình tư vấn miễn phí các thủ tục hồ sơ yêu cầu liên quan, kết hợp với hoàn thiện các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh và hồ sơ tín nhiệm doanh nghiệp, nhất là các yêu cầu về hồ sơ pháp lý, năng lực vấn đề về tài chính, tuân thủ về thuế, bảo hiểm bắt buộc, cũng như cung cấp các kiến thức cần thiết để giúp khách hàng có thể tự đánh giá năng lực của doanh nghiệp mình trước khi làm hồ sơ đề nghị cấp thẻ, tránh rủi ro và chủ động hoàn thiện.

//the-doanh-nhan-apec.vivabcs.com.vn/

Bà Lê Thị Ngọc Thủy, nhà sáng lập VIVA International: Tinh tế nhìn vào nhu cầu khách hàng

Tự tin mở phân khúc cao cấp VIVA Reserve, bà Lê Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VIVA International cho biết, tinh tế nhìn vào nhu cầu khách hàng là bí quyết để VIVA phát triển.

 Bà Lê Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VIVA International

Chọn điểm rơi sau Starbucks 3 năm

Những chiếc ghế ngồi tầm thấp sẽ được thay thế bằng loại ghế được sản xuất từ gỗ rắn chắc và vừa vặn với dáng người ngồi hơn.

Ngay cả logo ngôi sao xanh cùng tên gọi VIVA nằm giữa quen thuộc cũng được đổi thành màu đen trên nền vàng và đặt trên một chữ R - Reserve. Thợ pha chế cà phê tại quầy cũng không giống nhân viên phục vụ ở bất kỳ quán cà phê VIVA nào khác, bởi nếu khách muốn biết về quy trình từ hạt cà phê trở thành thức uống, thợ pha chế sẽ thực hành cho họ quan sát trực tiếp.

Có thể thấy, VIVA đang muốn mở rộng đối tượng khách hàng của mình qua mô hình thiết kế tương tự Starbucks Reserve hay The Coffee House Signature, Là Việt…

Vào thời điểm VIVA mở cửa hàng Reserve đầu tiên tại Việt Nam, Starbucks Việt Nam đã phát triển cửa hàng Reserve được 3 năm.

“Mô hình Viva Star Coffee được thai nghén gần một thập kỷ trước khi chúng tôi bắt đầu mở cửa hàng đầu tiên. Nhà lãnh đạo phải chọn điểm rơi - thời điểm được đoán định là chín muồi - để thực hiện đầu tư”, bà Lê Thị Ngọc Thủy lý giải về việc chọn thời điểm mở VIVA Reserve.

Mỗi quận một cửa hàng

Cửa hàng VIVA Reserve đầu tiên được mở tại Khách sạn Senna Huế (Huế) từ đầu tháng 1/2020 và cửa hàng thứ hai trên đường Thành Thái, quận 10, TP.HCM - mặt bằng của cửa hàng VIVA Star Coffee trước đây.

Thực ra, từ cuối năm 2019, VIVA đã có kế hoạch mở rộng mô hình. Rồi khi Covid-19 chớm xuất hiện, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp này đã phải dự liệu các kịch bản có thể xảy ra trong bao lâu, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng thế nào và trong thời gian đó, khách hàng cần gì?

Khi đó, bà Thủy đang du xuân cùng gia đình, nhưng buộc phải điều hành công việc qua điện thoại và dự liệu các kịch bản có thể, với dự báo hoạt động kinh doanh có thể bình thường trở lại từ tháng 5/2020. Thực tế đã diễn ra như dự kiến.

Với dự liệu như vậy, cửa hàng VIVA Reserve được hoàn chỉnh từ giữa tháng 4/2020, chuẩn bị sẵn sàng cung ứng dịch vụ vào đầu tháng 5.

Có 2 lý do quan trọng khiến VIVA Reserve được bắt đầu trong giai đoạn “bình thường mới”.

Thứ nhất, Công ty muốn cho khách hàng thấy, VIVA không ngủ đông, mà vẫn sản xuất - kinh doanh, cung cấp dịch vụ.

“Chúng tôi muốn khách hàng biết, VIVIA là thương hiệu tiên phong khai trương các cửa hàng mới để làm mới thị trường. Đây cũng là dấu hiệu để mọi người quay trở lại guồng quay công việc”, bà Thủy cho biết.

Thứ hai, VIVA dự báo, sức mua có thể bắt đầu trở lại từ tháng 10/2020. Như vậy, bà Thủy cùng đội ngũ có 5 tháng để thử nghiệm mô hình VIVA Reserve, cũng như dò tìm nhu cầu của tệp khách hàng mới.

Bà Thủy cho biết, Reserve là mô hình cần thời gian để thị trường làm quen. Nếu đợi khi sức tiêu dùng trở lại mới bắt đầu, thì sợ không thể chen chân cạnh tranh.

Thực tế, lãnh đạo VIVA tự tin vào tiềm lực hiện có, qua thương hiệu VIVIA tồn tại trên thị trường 11 năm qua, cũng như nguồn lực từ kinh nghiệm vận hành chuỗi cửa hàng nhượng quyền.

“Chúng tôi có lợi thế trong mô hình mới này. Có thể, mình không phải người tiên phong, nhưng đang đón điểm rơi”, bà Thủy nói.

Cũng theo bà Thủy, mô hình mới sẽ đạt mục tiêu như kỳ vọng là mỗi quận tại TP.HCM có ít nhất 1 quán, ở Thủ đô cũng phải có sự hiện diện của VIVA Reserve và ở mỗi tỉnh có tối thiểu một cửa hàng.

Cùng với mô hình VIVA Reserve, nữ Chủ tịch VIVA International cho biết, họ đang chuẩn bị kế hoạch kinh doanh với mô hình xe đẩy hoặc ki-ốt bán cà phê mang đi. Tất cả đều hướng đến việc mở rộng tệp khách hàng và gắn với sứ mệnh “phổ thông hóa cà phê” của VIVA được đưa ra từ ngày đầu thành lập.

Trò chuyện với bà Lê Thị Ngọc Thuỷ:

“Phổ thông hóa cà phê” của VIVA nghĩa là gì?

Sứ mệnh này có thể ví von dễ hiểu như phổ cập chữ viết. Tôi muốn thông qua VIVA, mọi người, thậm chí cả những người không uống được cà phê, cũng có thêm hiểu biết về hành trình của cây cà phê từ những ngày đầu gieo trồng đến khi cho hạt chất lượng thú vị như thế nào.

Để làm được việc đó, chúng tôi không thể dừng ở 300 quán hiện tại, mà xác định, đây là hành trình dài để mỗi người Việt có thể hiểu, yêu quý, tự hào về Việt Nam, về cà phê Việt Nam.

Mô hình Reserve thường được gắn với yêu cầu nâng cao trải nghiệm khách hàng. Vậy VIVA Reserve làm việc này như thế nào?

Chúng tôi sẽ tạo ra một trải nghiệm hoàn toàn mới cho khách hàng, kể về hành trình gieo trồng ở cao nguyên đến khi thu hoạch, lựa chọn hạt ở độ chín trên 90%, rồi thành phẩm được rang với cà phê là mùi hương duy nhất xay tại cửa hàng.

Tại cửa hàng VIVA Reserve có quầy bar để khách hàng trải nghiệm, tìm hiểu các cách pha cà phê thông qua hướng dẫn của Barista. Ở VIVA Reserve, sự hài lòng của khách hàng càng phải đặt lên tầm cao hơn nữa, từ khi gửi xe đến lúc lấy xe ra về.

Tinh tế nhìn vào nhu cầu khách hàng là “bí quyết” để VIVA có 300 cửa hàng cà phê, phần lớn theo hình thức nhượng quyền.

Video liên quan

Chủ đề