Visa gia đình có đi học senmon được không

Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Với những du học sinh đang học tại Nhật hoặc những người lưu trú theo tư cách phụ thuộc vợ/ chồng nếu muốn đi làm chính thức cần thực hiện chuyển đổi visa. Vậy chuyển visa du học, chuyển visa gia đình sang visa đi làm ở Nhật cần lưu ý những vấn đề gì, thủ tục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Điều kiện để được chuyển  sang visa lao động Nhật

Tùy vào tư cách lưu trú hiện tại của bạn, du học sinh hay phụ thuộc vợ/ chồng mà sẽ điều kiện chuyển đổi visa sẽ có sự khác nhau.

Đối với chuyển visa gia đình sang visa đi làm ở Nhật

Nếu bạn sang Nhật định cư theo diện được bảo lãnh theo visa đoàn tụ gia đình thì điều kiện đầu tiên để được cấp visa đi làm đó là, bạn phải đăng ký hoạt động ngoài tư cách lưu trú với Cục Xuất nhập cảnh địa phương (資格外活動許可の申請). Sau khi đăng ký, bạn mới được phép đi làm thêm dưới 28h/ tuần. Lưu ý rằng bạn phải tuân thủ đúng số giờ đã được quy định này.Vượt quá số giờ quy định bạn sẽ phải chịu hình thức xử lý nặng nhất là bị trục xuất khỏi Nhật.

Điều kiện thứ hai, bạn phải xin được việc tại một nơi nào đó. Nếu chưa xin được việc, chưa có giấy chứng nhận đi làm từ phía công ty, bạn cũng không thể chuyển đổi sang visa lao động.

Đối với chuyển visa du học sang visa lao động ở Nhật

Những du học sinh muốn chuyển visa từ visa du học sang visa lao động cần đáp ứng các điều kiện:

- Đã tìm được công việc phù hợp: Công việc phù hợp nghĩa là công việc đó có liên quan đến chuyên ngành bạn đã học ở bậc Đại học/ Cao đẳng tại Nhật hay Việt Nam hoặc senmon tại Nhật.

Những bạn đã tốt nghiệp Đại học thì phạm vi công việc sẽ mở rộng hơn, không nhất thiết phải hoàn toàn trùng khớp với ngành học. Chẳng hạn, nếu bạn học ngành Công nghệ thông tin vẫn có thể xin làm các công việc kỹ thuật cầu đường vì đều thuộc khối ngành Tự nhiên.

Còn nếu bạn chưa tốt nghiệp Đại học, chỉ đang học senmon Nhật thì khi ra trường, bạn cần xin công việc đúng với ngành học. Bạn học Công nghệ thông tin thì nhất thiết phải tìm công việc đúng chuyên môn như lập trình viên.

Ngành nghề bạn làm việc không thuộc các ngành nghề mà chính phủ Nhật chưa đồng ý cấp visa cho người nước ngoài như hộ lý, điều dưỡng,… trừ khi bạn đi theo hiệp định EPA giữa chính phủ 2 nước.

Bên cạnh đó, mức lương công việc không thấp hơn mức lương của người Nhật khi làm các công việc tương tự.

- Bằng cấp tối thiểu: Về bằng cấp sẽ có hai loại bằng liên quan đến trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, cụ thể:

+ Bằng cấp chuyên môn:

  • Tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng tại Việt Nam trở lên. Theo quy định, số năm học phải từ 3 năm, do đó, những ai học Trung cấp hệ 2 năm sẽ không đủ điều kiện.
  • Tốt nghiệp senmon tại Nhật trở lên.

+ Trình độ ngoại ngữ:

Trên thực tế, bằng cấp ngoại ngữ không phải là giấy tờ bắt buộc phải nộp nhưng nếu có bằng N2, N3, khả năng xin được visa sẽ cao hơn.

Thủ tục chuyển đổi visa sang visa lao động Nhật

Tùy vào từng công ty mà thủ tục chuyển đổi visa sẽ có sự khác nhau nhưng nhìn chung, phần giầy tờ đều gồm hai phần chính: phần giấy tờ do bạn tự chuẩn bị và phần giấy tờ công ty chuẩn bị cho bạn.

Theo đó, để được cấp đổi visa, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

- Giấy tờ do bạn chuẩn bị:

+ Hộ chiếu và thẻ lưu trú còn hiệu lực

+ Đơn xin thay đổi tư cách lưu trú xin ở Cục Xuất nhập cảnh hoặc tải về từ trang chủ Bộ Tư pháp

+ Ảnh thẻ 3×4

+ Giấy trình bày lý do làm đơn, loại giấy này không bắt buộc được dùng như một tài liệu tham khảo, gia tăng khả năng xin visa thành công.

- Giấy tờ do công ty chuẩn bị:

+ Giấy chứng nhận đăng ký pháp nhân (法人登記事項証明書)

+ Bản sao các tổng kết về thuế, giấy xác nhận việc thành lập phòng kế toán

+  Bản sao hợp đồng làm việc

+ Bản sao báo cáo quyết toán của công ty

+ Đơn nêu lý do tuyển dụng

+ Pamphlet giới thiệu tên công y, lịch sử, cơ cấu nhân sự,...

Ngoài ra, du học sinh khi chuyển sang visa lao động cần bổ sung thêm các loại giấy tờ từ trường học:

+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời(卒業見込み). Trường hợp bạn học ở trường dạy nghề(専門学校) cần nộp giấy chứng nhận bằng cấp chuyên môn.

Sau khi hoàn thành giấy tờ, bạn nộp hồ sơ tại Cục Xuất nhập cảnh và chờ kết quả. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bỏ tiền ra nhờ luật sư chuyển đổi visa tại Nhật từ đi học sang đi làm rồi tùy ý xin một công việc nào đó là đã có thể đi làm hợp pháp tại Nhật. Tuy nhiên, đây không phải cách làm đúng, thậm chí có thể khiến bạn mất việc sau đó. Vậy nên, cách tốt nhất, hãy tìm hiểu kỹ thông tin, quy trình và làm đúng quy định.

Đó là những thông tin liên quan đến chuyển visa du học, chuyển visa gia đình sang visa đi làm ở Nhật mà bạn nên tham khảo để làm thủ tục chuyển visa một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào xin hãy để lại bình luận phía dưới hoặc cùng thảo luận trên diễn đàn tokyodayroi.com với bọn mình và mọi người nhé.

Chúc các bạn thành công !

Bước sang tháng 8 đến tháng 12 cũng là bước vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi liên tục nên các bé dễ bị viêm mũi, viêm họng, ho có đờm. Bé còn nhỏ nên chắc chắn sẽ chưa biết cách xì mũi dẫn đến khó thở, khò khè và có thể bị viêm mũi, vi

......

Có rất nhiều bạn hỏi mình về những vấn đề trong việc xin bảo lãnh người thân qua sinh sống tại Nhật , hôm nay mình sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn.

Sau khi đọc xong các bạn có thể tham khảo thêm bài viết này để hiểu rõ về cách làm thủ tục: Thủ tục bảo lãnh người thân hoàn chỉnh.

A.Thắc mắc chung

Câu hỏi 1: Trong các điều kiện để xin được visa dạng đoàn tụ gia đình, có yêu cầu nào về số năm sinh sống hay làm việc tại Nhật không ạ? Em có đọc một vài bài viết yêu cầu tổng thời gian sinh sống ở Nhật tối thiểu là 5 năm mới đủ điều kiện bảo lãnh, không biết chính xác không.

Trả lời:

– Sau khi học xong trường tiếng Nhật mà bạn học lên được trường senmon thì bạn có thể bảo lãnh vợ hoặc chồng của mình qua ở cùng. Không yêu cầu thời gian sinh sống tại nhật dài hay ngắn.

Câu hỏi 2: Nếu bảo lãnh theo dạng thăm nuôi(3 tháng) thì sau khi vợ/chồng em sang Nhật có thể xin đổi visa thành đoàn tụ gia đình được không, thủ tục có điểm nào khó khăn không ạ. Và xin visa theo cách này so với cách xin trực tiếp visa đoàn tụ từ đầu thì cách nào dễ hơn?

Trả lời:

– Xin trực tiếp visa dạng đoàn tụ luôn thì mình chưa có kinh nghiệm , nhưng tất cả những bạn bè của mình khi làm thủ tục cho vợ/chồng sang đây đều bắt đầu từ xin visa sang thăm người thân với thời gian 3 tháng,rồi sau đó đổi thủ tục chuyển sang visa gia đình ở bên này. Cho nên mình nghĩ rằng bạn nên làm theo cách trên.

Câu hỏi 3: Điều kiện bảo lãnh có yêu cầu gì về visa người bảo lãnh không ạ( như là dạng visa : kĩ sư, lao động…, thời gian đã làm việc, ngành nghề làm việc…) Chẳng hạn nếu em xin việc tại quán hoặc một công ty về lĩnh vực nào đó không yêu cầu chuyên nghành của bằng đại học thì có đủ khả năng để bảo lãnh vợ không. Em đã có bằng đại học (chuyên ngành kinh tế) tại Việt Nam, tuy còn hơi sớm nhưng em muốn tìm hiểu cụ thể một chút để có mục tiêu phấn đấu.

Trả lời :

– Nếu bạn là học sinh thì chứng minh tài chính sẽ vất vả,khó khăn hơn . Nhưng nếu là người đang đi làm cho công ty ,có thu nhập ổn định rồi thì sẽ dễ dàng hơn.Khi đi làm công việc mà không có liên quan đến lĩnh vực mình đã học tại đại học thì sẽ khó hơn (chứ không phải là ko thể).

Thông thường mọi người thường tìm những chứng cứ để chứng minh rằng mình đã học cả kiến thức chuyên môn đó thời đại học.Ví dụ học kinh tế nhưng xin vào làm ở ngành IT thì nếu thời đại học có học qua môn thống kê,kinh tế xã hội gì đó v.v.. thì Sẽ lấy kết quả ở bảng điểm đại học đó ra cho họ xem và chứng minh là tôi đã học cả kiến thức này nên có khả năng làm được công việc ở lĩnh vực này.

Câu hỏi 4: Mình thắc mắc không biết khi chuyển đổi visa từ thăm thân sang gia đình cần những giấy tờ gì và ràng buộc gì không?

Trả lời:

Giấy tờ quan trọng nhất gồm có :

  • Bản đăng ký kết hôn có cả tiếng Việt và Tiếng Nhật.
  • Nếu 2 bạn khi sống ở Việt Nam đã có nhà ở chung với nhau thì cần thêm hộ khẩu của căn hộ đó.
  • Passport , Thẻ ngoại kiều ,Ảnh 3×4
  • Chứng minh tài chính thì sẽ cần giấy tờ của bạn (在職証明書、納税証明書 v.v…)

Câu hỏi 5: Nếu visa của mình theo dạng Thực Tập Sinh thì có thể bảo lãnh người thân không ?

Trả lời :

– Visa thực tập sinh thì không thể bảo lãnh người thân qua sinh sống cùng.

Câu hỏi 6: Mình là nghiên cứu sinh trường công lập, được học bổng năm đầu tiên do trường cấp (100.000 yên/tháng). Như vậy có được bảo lãnh cho vợ con sang theo visa đoàn tụ gia đình không vậy.
Xin cảm ơn!

Trả lời :

– Nghiên cứu sinh của trường thì có khả năng sẽ bảo lãnh được người thân qua , nhưng còn tùy vào nhà trường của bạn quyết định. Nếu bạn ở trường công lập thì kiểu gì cũng có văn phòng 国際課 hỗ trợ cho du học sinh.

Video liên quan

Chủ đề