Viết đoạn văn nghị luận về cảm thông và chia sẻ

Viết đoạn văn nghị luận về cảm thông và chia sẻ

Nghị luận: Cảm thông và chia sẻ.

I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự cảm thông và chia sẻ.

II. Thân bài:

1. Giải thích: Thế nào là cảm thông và chia sẻ?

– Cảm thông là hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khác

– Chia sẻ là san sẻ, gánh vác giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống bằng cả suy nghĩ và hành động, bằng cả vật chất và tinh thần

2 .Bàn luận :

a. Tại sao cần biết cảm thông và chia sẻ ?

– Trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, khuyết tật, của bệnh tật quái ác, của các cảnh ngộ éo le khác… Họ rất cần được sự cảm thông của người khác và của cộng đồng (dẫn chứng )

– Sự cảm thông và chia sẻ sẽ giúp họ có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống.(dẫn chứng )

Sự cảm thông và chia sẻ giữ con người với con người làm cho mối quan hệ giữa con người và con người tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi gắn bó hơn, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.

b. Làm thế nào để thể hiện sự cảm thông và chia sẻ?

– Tham gia ủng hộ vào các Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ chữ thập đỏ, phong trào mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ sách vở, quần áo cũ …

– Sự cảm thông và chia sẻ không chỉ bằng cử chỉ và lời nói, mà còn bằng hành động thiết thực tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi người.

Dẫn chứng:

+ Như trong các trận lũ lụt ở miền Trung, cả nước hướng về và chia sẻ những khó khăn bằng cách ủng hộ lương thực và nhu yếu phẩm.

+ Trong đại dịch covid-19 ,các chiến sĩ áo trắng của cả nước lên đường giúp người dân Sài Gòn.

+ Giúp đỡ những người vô gia cư trong những ngày tết.

c. Phê phán:

– Cần phê phán những người có thái độ thờ ơ vô cảm trước những khó khăn ,bất hạnh của người khác…

d. Bài học nhận thức và hành động:

– Biết cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của người khác.

– Giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn.

III. Kết bài:

– Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết thông cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Suy nghĩ về sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta hiện nay

     Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. "Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia. Đồng cảm và sẻ chia giúp cho chúng ta thành công, giúp cho chúng ta hạnh phúc, đúng như Erich fromm đã từng nói: "Bạn đạt được hạnh phúc và thành công của mình chỉ khi bạn sẵn sàng hào phóng chia sẻ chúng". Đồng cảm, chia sẻ có khi là lòng thương người, hiểu thấu nỗi lòng và đồng cảm, chia sẻ với họ, hay họ chia sẻ với mình... Đó là tình thương, lòng quan tâm, tình đồng cảm, "chúng ta vốn là những thiên thần, chúng ta phải biết đồng cảm , yêu thương lẫn nhau để mọc cánh bay lên" - Willam arthur Ward. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”. 

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Cảm thông và chia sẻ là biểu hiện của một lối sống đẹp, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, gần gũi với nhau hơn.

Viết đoạn văn nghị luận về cảm thông và chia sẻ

Dàn ý chi tiết

Viết đoạn văn nghị luận về cảm thông và chia sẻ
Tới trang đặt hàng

Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận Trong xã hội hiện đại ngày nay con người ngày càng dửng dưng , ngày càng vô cảm với mọi thứ diễn ra quanh mình. Vì thế biết  cảm thông và chia sẻ cho nhau chính là yếu tố quan trọng để con người xích lại gần nhau và để cuộc sống ngày càng ý nghĩa hơn.

Thân bài

– Cảm thông là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội

– Chia sẻ: san sẻ nỗi lòng của nhau, san sẻ những khó khăn trong cuộc sống, san sẻ những niềm vui nỗi buồn của nhau…

* Tại sao cần phải cảm thông và chia sẻ?

– Trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ mồ côi, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai, những căn bệnh quái ác, những cảnh ngộ éo le… Họ cần sự giúp đỡ, cảm thông chia sẻ của người khác và cộng đồng…

– Giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, gần gũi với nhau hơn.

Viết đoạn văn nghị luận về cảm thông và chia sẻ
Tới trang đặt hàng

– Cảm thông và chia sẻ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN vì vậy chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

– Sự cảm thông, chia sẻ không chỉ biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, thái độ mà còn bằng những hành động thiết thực, phù hợp với khả năng của mỗi người.( Đưa ra một số dẫn chứng về sự cảm thông chia sẻ: Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ chữ thập đỏ, phong trào mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào lũ lụt..)

+ Phê phán những người sống thờ ơ, vô cảm, phê phán những biểu hiện của sự lạnh lùng, dửng dưng trước những mất mát khổ đau của người khác…..Đó là biểu hiện của lối sống ích kỉ

– Đã làm được những việc gì thể hiện sự cảm thông chia sẻ với mọi người xung quanh và với bạn bè cùng trường cùng lớp…

– Cần phải biết sống đẹp đồng cảm với gia đình và mọi người.

Kết bài

Cảm thông và chia sẻ là biểu hiện của một lối sống đẹp. Đặc biệt là học sinh mỗi chúng ta càng cần rèn luyện và phát huy  lối sống đó trong cuộc sống ngày hôm nay.

Viết đoạn văn nghị luận về cảm thông và chia sẻ

Các ý chính trong đoạn:

  • Sự cảm thông là sự thấu hiểu, đồng cảm trước sự mất mát, đau khổ
  • Có nhiều cách để các bạn thể hiện sự cảm thông
  • Sự đồng cảm giúp mọi người có niềm tin, vững vàng và lạc qua
  • Vẫn còn một số đông thành phần thờ ơ, lãnh đạm 
  • Những việc làm vô cảm làm cho bản thân ngày càng xấu đi
  • Chúng ta hãy biết tạo cho mình sự đồng cảm, thông cảm với người khác

Bài văn:

Sự cảm thông, chia sẻ của giới trẻ đã và đang được xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự cảm thông là sự thấu hiểu, đồng cảm, xúc động của mỗi chúng ta trước sự mất mát, đau khổ, hạnh phúc,… của người khác để rồi từ đó, ta có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, niềm tin cho họ để họ vững vàng, tin tưởng, mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Cảm thông chia sẻ là một hành động tốt đẹp mà giới trẻ hiện nay đang gìn giữ và phát huy. Có nhiều cách để các bạn thể hiện sự cảm thông, chia sẻ của mình với người khác. Có bạn thì luôn lắng nghe, tâm sự với bạn bè về những niềm vui, nối buồn của mình trong cuộc sống để lấy đó làm động lực giúp mọi người có niềm tin hơn vào cuộc sống, có bạn thì dùng những số tiền tiết kiệm của mình để gửi vào một quỹ từ thiện nào đó với hy vọng giúp đỡ những người nghèo đói, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi,… để họ có những niềm vui mới trong cuộc sống,… Tất cả những hành động tốt đẹp đó không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, sự đồng cảm của mình đối với mọi người mà còn giúp mọi người có niềm tin, vững vàng và lạc quan hơn trong cuộc sống, bên cạnh đó còn nâng cao giá trị cho bản thân mình, làm mọi người cảm thấy quý trọng, biết ơn và yêu quý mình hơn. Nhưng, bên cạnh việc nhiều người biết cảm thông chia sẻ thì vẫn còn một số đông thành phần thờ ơ, lãnh đạm với nỗi đau khổ, buồn vui của người khác. Ta không chỉ nhận ra sự vô cảm của con người trong truyện “Cô bé bán diêm” mà ta còn nhận ra nó ngay ở xã hội thực tại bây giờ. Chắc hẳn ai đã từng đọc câu chuyện “Người ăn xin” đều cảm động trước tấm lòng của cậu bé với ông lão ăn xin. Tuy cậu bé không có tiền nhưng cậu bé vẫn đứng đó, cầm lấy bàn tay ông lão và xin lỗi ông, chính hành động đó của cậu cũng như cho ông lão rất nhiều, đã cho ông tình thương, sự thông cảm sẻ chia, niềm tin và lòng biết ơn. Còn ngày nay, nhiều bạn trẻ khi gặp người ăn xin, không những không thông cảm với họ mà còn quay mặt làm ngơ, nói năng một cách thiếu tôn trọng, nhiều bạn đứng trước nỗi đau buồn của người khác lại lấy đó làm niềm vui của chính mình, hoặc nếu thấy họ có gì vui thì lại ganh ghét, đố kị. Tất cả những việc làm vô cảm đó không những không giúp được gì cho người khác mà còn làm cho bản thân ngày càng xấu đi trước mắt mọi người, khiến mọi người xa lánh và thiếu tôn trọng mình hơn. Vì vậy, ngay từ bây giờ, không phải là sớm mà cũng không phải quá muộn, chúng ta hãy biết tạo cho mình sự đồng cảm, thông cảm với người khác, hãy là một người bạn tốt luôn biết lắng nghe, chia sẻ với bạn bè, luôn là người đáng để mọi người cùng học tập. Tôi và bạn – những thế hệ trẻ của đất nước hãy cùng nhau gìn giữ và phát huy sự thông cảm sẻ chia của chính mình để giúp cho xã hội tràn ngập tình yêu thương, giúp cho quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên tốt đẹp nhé!

Viết đoạn văn nghị luận về cảm thông và chia sẻ

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về sự cảm thông và chia sẻ trong cuộc sống

2. Thân bài:

  • Cảm thông là hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khác.
  • Chia sẻ là san sẻ, gánh vác giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
  • Tại sao mỗi chúng ta cần phải cảm thông và chia sẻ
    • Cảm thông và chia sẻ là biểu hiện của tình người, của ý thức vị tha,
    • Sự cảm thông, chia sẻ giúp người gặp khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực
    • Nó giúp con người có điểm tựa, sự động viên, giúp đỡ khi vấp ngã
    • Cảm thông và chia sẻ, giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn 
  • Có những kẻ quan tâm để cầu lộc khi không thể trục lợi sẽ dễ phơi bầy bản chất
  • Chúng ta cần phê phán, tốt cáo những kẻ quan tâm có tính chất vụ lợi, giả tạo

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về vấn đề trên

Bài văn:

Trong cuộc sống ngày nay với bộn bề lo toan mệt mỏi, người ta dần quên đi những đạo lí ứng xử cần thiết và một trong số đó là “ Cảm thông chia sẻ” Có thể nói“ Cảm thông và chia sẻ là một đức tính cần thiết của mọi người”.

Cảm thông và chia sẻ là một quan niệm gần gũi, quan trọng và mỗi người đều có thể hiểu được cảm nhận được. Cảm thông là hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khác. Còn chia sẻ là san sẻ, gánh vác giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống rằng cả suy nghĩ và hành động, bằng cả vật chất và tinh thần. Chia sẻ còn là cùng với nhau để cùng chịu là san sẻ với người khác những gì mình có để họ cùng hướng. Vì thế,mà cảm thông và chia sẻ là một đức tính tốt của con người, là lẽ sống mà con người nên hướng tới.

Vậy, tại sao mỗi chúng ta cần phải cảm thông và chia sẻ? Trong xã hội vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang cơ nhỡ, người nghèo, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, những người khuyết tật, người có cảnh ngộ éo le…. Họ là những  người rất cần được sự cảm thông của mọi người và cộng đồng. Cảm thông và chia sẻ là biểu hiện của tình người, của ý thức vị tha, vì người khác. Mỗi con người chúng ta không ai có thể sống tách rời người thân tập thể, cộng đồng. Sự cảm thông, chia sẻ giúp người gặp khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.  Không những vậy, nó còn giúp con người có điểm tựa, sự động viên, giúp đỡ khi vấp ngã, khi thất bại, thậm chí cả khi ta mắc sai lầm trong cuộc sống. Người biết đồng cảm chia sẻ nhận được tình yêu thương sự cảm phục, biết ơn từ chính người nhận được chia sẻ, cảm thông và đồng thời còn nhận được sự tin yêu, quý mến từ mọi người xung quanh. Cảm thông và chia sẻ, giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Có như vậy, gia đình mới em ấm, hạnh phúc, xã hội mới văn mình, tốt đẹp. Bên cạnh đó, thông cảm và sẻ chia với người khác là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

 Bên cạnh đó có những người quan tâm nhưng họ tỏ ra là trên thiếu sự chân thành của con người để dẫn đến sự giả dối. Có những kẻ quan tâm để cầu lộc khi không thể trục lợi sẽ dễ phơi bầy bản chất. Nguyễn Bình Khiêm từng viết đoạn thơ phê phán trong tác phẩm Thói đời.

“Thớt có tanh tao ruồi đỗ đến

Gang không mật mỡ kiến bò chi! 

Đời nay những trọng người nhiều của

Bằng đến tay không ai kẻ vì?”

Vì thế mà chúng ta cần phê phán, tốt cáo những kẻ quan tâm có tính chất vụ lợi, giả tạo, phê phán sự lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm của con người hiện nay. Mỗi chúng ta cần cần chia sẻ, sống có tình người như bill gates, như Hồ Chính Minh…. Nguyễn Khuyến có câu” “Còn tiền còn rượu còn đệ tử/ Hết cơm hết rượu hết ông tôi”.

Viết đoạn văn nghị luận về cảm thông và chia sẻ

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về sự cảm thông và chia sẻ trong cuộc sống

2. Thân bài:

  • Đâu ai có thể tồn tại một mình mà không có những người bạn đồng hành
  • Thiếu sự sẻ chia họ sống không tình thương và không có hạnh phúc.
    • Cuộc đời này vẫn còn nhiều lắm những tấm lòng 
    • Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người những giá trị vật chất 
    • Các bạn trẻ hãy thôi than phiền và đổ lỗi cho hoàn cảnh 
  • Để sống biết yêu thương và chia sẻ không quá khó.
    • Sẻ chia chỉ đơn giản là một cái ôm ấm áp
    • Là bờ vai yêu thương để tựa vào khi buồn phiền
    • Lòng thương cảm của con người không cần phải dựa vào những giá trị vật chất 
  • “Thương người như thể thương thân” là truyền thống của dân tộc ta 
    • Thế hệ này mai sẽ là người kế thừa, phát huy.
    • Không bao giờ là quá muộn để yêu thương sẻ chia với ai đó
    • Bằng những hành động nhỏ bé mà thiết thực đem yêu thương trao gửi mọi người.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về vấn đề trên

Bài văn:

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết:

“Sống trong đời sống

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi…”

Câu hát đã để lại cho chúng ta những chiêm nghiệm sâu sắc về cách sống đẹp trong xã hội hiện đại. Một trong những phẩm chất cơ bản ấy là sự sẻ chia đồng cảm của con người. Sẻ chia hiểu theo nghĩa cơ bản là sự quan tâm, đồng cảm giữa con người với con người được thể hiện thông qua những hành động thiết thực. Đôi khi sẻ chia chỉ đơn giản là những lời động viên chân thành, một câu nói an ủi, một cái nắm tay, hay chỉ là một ánh mắt, một cái nhìn thân thiện.

Cuộc đời không luôn như ta muốn, nó luôn tiềm tàng những khó khăn trắc trở trên con đường ta đi. Đâu ai biết được ngày mai sẽ ra sao? Hôm nay thành công nhưng ngày mai đâu chắc sẽ hạnh phúc, hôm nay thất bại đâu có nghĩa ngày mai là buồn đau. Có những khó khăn ta phải tự vượt qua nhưng cũng có lúc cần đến sự sẻ chia tiếp thêm động lực để ta chiến thắng cuộc đời. Vì vậy nên đâu ai có thể tồn tại một mình mà không có những người bạn đồng hành, không có sự đồng cảm sẻ chia. Có người đã từng nói với tôi rằng: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” Cuộc đời là dài là rộng nếu chỉ biết sống cho cái “tôi” cá nhân chỉ sống vị kỷ vì bản thân thì đó không phải là cuộc đời ý nghĩa. Những người như vậy họ mải miết chạy theo tham vọng cá nhân nhưng sẽ không tìm được góc bình yên trong tâm hồn mình. Thiếu sự sẻ chia họ sống không tình thương và không có hạnh phúc.

“Yêu thương cho đi là sự yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được”. Những người sống đơn giản và luôn thanh thản trong tâm hồn là những người luôn sẵn sàng chia sẻ đồng cảm với nỗi đau sự bất hạnh của người khác. Họ sống để yêu thương, để cho đi yêu thương và cũng là để được yêu thương. Những người như vậy thật đáng quý đáng trân trọng biết bao! Ta sẽ mãi không quên hình ảnh người mẹ của chú lính chì Thiện Nhân. Trước nỗi đau và sự bất hạnh của một đứa trẻ vô tội, chị đã cưu mang và đem đến nguồn sống, ánh sáng cuộc đời cho em. Để hôm nay ta được thấy hình ảnh của một cậu bé hồn nhiên, vô tư chơi đùa như những bạn bè cùng trang lứa.

Không chỉ riêng chị mà cuộc đời này vẫn còn nhiều lắm những hành động, những tấm lòng như thế. Những ngày gần đây ngay trong tháng sáu này chúng ta xót xa trước sự hy sinh của đại tá Trần Quang Khải- phi công máy bay SuMK và chín chiến sỹ vẫn đang mất tích trên biển Đông. Dù không được gặp mặt trực tiếp không được nhìn cận cảnh nhưng chưa bao giờ tôi thấy trên mạng xã hội sức mạnh của sự sẻ chia lại lớn đến thế. “Cư dân mạng” những ngườii trẻ tuổi như chúng tôi họ bày tỏ sự cảm thông và tấm lòng sẻ chia qua những dòng trạng thái qua những lời bình luận thật ấm áp và vô cùng cảm động. Đọc những vần thơ họ sáng tác mà lòng cũng chợt nghẹn ngào và ở đó, nó cũng cho tôi niềm tin hơn về thế hệ trẻ tương lai.

Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người những giá trị vật chất mới nhưng nó không có nghĩa là những giá trị tinh thần bị thay đổi. Vậy mà ngày nay lối sống vị kỷ của một bộ phận giới trẻ đang ngày một nghiêm trọng, họ tự bao biện cho lối sống ấy bằng cách đổi lỗi cho cuộc sống hối hả bộn bề lo toan. Lo toan là điều bình thường và tất yếu trong cuộc sống nhưng không bao giờ nó cản trở ta trao gửi yêu thương, chưa bao giờ nó xâm chiếm toàn bộ suy nghĩ tình cảm mà vẫn luôn cho ta một góc nhỏ của lòng trắc ẩn và sự yêu thương. Này các bạn trẻ hãy thôi than phiền và đổ lỗi cho hoàn cảnh hãy nhìn lại mình đi để nghiêm túc khiểm điểm nhân ra mình còn vô tâm, thờ ơ lắm!

Để sống biết yêu thương và chia sẻ không quá khó. Chì cần những tình cảm những hành động ấy xuất phát từ trái tim thì nó cũng sẽ đến được trái tim. Không phải là điều gì quá lớn lao, sẻ chia chỉ đơn giản là một cái ôm ấm áp khi ai đó đang mệt mỏi rã rời, là bờ vai yêu thương để tựa vào khi buồn phiền, là lời động viên an ủi lúc mất mát u buồn…Lòng thương cảm giữa con người với con người không cần phải dựa vào những giá trị vật chất tầm thường mà nó cần được dựng xây trên nền tảng của trái tim yêu thương.

Yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại dù không quá nhiều nhưng hãy làm điều gì đó để cuộc sống này tươi đẹp hơn.

“Thương người như thể thương thân” là truyền thống của dân tộc ta được lưu truyền từ ngàn đời và thế hệ này mai sẽ là người kế thừa, phát huy. Không bao giờ là quá muộn để yêu thương sẻ chia với ai đó cả nên hãy mở rộng lòng mình ra để tình yêu được lan toả. Bản thân tôi cũng luôn tự nhắc nhở bản thân: Sống chậm lại nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn. Bằng những hành động nhỏ bé mà thiết thực đem yêu thương trao gửi mọi người.

“Sống là cho

Đâu chỉ nhận riêng mình”

Bài học về sự sẻ chia còn nhiều, những tấm gương ngoài kia cũng không thiếu. Hãy là một trong số họ để viết lên câu chuyện cuộc đời nhiều tình thương của riêng mình.