Viêm niêm mạc tử cung là gì năm 2024

Viêm nội mạc tử cung là bệnh nhiễm trùng hậu phẫu phổ biến nhất. Viêm nội mạc tử cung hậu phẫu phổ biến gấp 25 lần ở những bệnh nhân mổ lấy thai so với sản phụ sinh thường (1). Nếu không được điều trị đúng cách dễ dẫn đến nguy cơ vô sinh thứ phát ở phụ nữ.

Viêm nội mạc tử cung là gì

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm lớp lót bên trong tử cung hoặc nội mạc tử cung, xảy ra do nhiễm trùng trong niêm mạc tử cung gây ra do vi khuẩn bất thường hoặc vi khuẩn được tìm thấy trong âm đạo.

Khi bị viêm lớp lót bên trong tử cung người bệnh sẽ có các triệu chứng dưới đây, chị em nên thận trọng khi có bất kỳ dấu hiệu nào:

  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau vùng chậu, vùng bụng dưới hoặc trực tràng
  • Chảy máu âm đạo
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Táo bón hoặc cảm thấy đau khi đi vệ sinh
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Trường hợp bị viêm nội mạc tử cung cấp: Bệnh nhân thường gặp phải những cơn đau bụng dưới dữ dội bên cạnh đó còn có thể kèm theo một số biểu hiện bất thường như lượng khí hư ra nhiều, kèm theo mủ, có mùi hôi khó chịu và có thể bị sốt. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh cần điều trị sớm để bệnh không biến chuyển thành mạn tính.

Chẩn đoán viêm nội mạc tử cung

Sau quá trình thăm khám ban đầu, bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm sau để chẩn đoán viêm nội mạc tử cung:

  • Xét nghiệm máu
  • Nội soi bụng và vùng chậu
  • Nội soi buồng tử cung
  • Sinh thiết nội mạc tử cung
  • Soi tươi dịch âm đạo

Điều trị viêm nội mạc tử cung

Để biết chính xác các triệu chứng đang mắc có phải viêm nội mạc tử cung hay không người bệnh cần đi khám chuyên khoa để có chỉ định điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị vì có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị bệnh có hai phương pháp là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Viêm nội mạc tử cung có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc cân bằng nội tiết tố. Clindamycin qua đường uống hoặc Gentamicin qua đường tiêm tĩnh mạch trong 2 tuần là hai loại kháng sinh được sử dụng chủ yếu trong điều trị. Nếu bệnh ở giai đoạn mạn tính bệnh nhân có thể chỉ định dùng thêm Doxycyclin.

Thuốc đặt âm đạo có tính kháng sinh như Colposeptine cũng được sử dụng trong điều trị bệnh, giúp điều trị hiệu quả tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, hoặc Ginestra giúp bổ sung lợi khuẩn cho môi trường tử cung.

Liệu trình điều trị bằng kháng sinh sẽ được thực hiện trong 2- 3 tuần. Người bệnh cần chú ý tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh được triệt để.

Điều trị ngoại khoa

Cân nhắc chỉ định điều trị ngoại khoa bằng phương pháp nạo buồng tử cung nếu tình trạng viêm nhiễm phát triển nặng nề và lan rộng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, thậm chí có nguy cơ xuất hiện các tế bào ác tính có thể tiến triển thành ung thư.

Trong phương pháp nạo buồng tử cung, lớp niêm mạc bị viêm nhiễm sẽ được nạo đi bằng một dụng cụ đưa vào buồng tử cung, đồng thời từ đó giúp tái tạo lại lớp niêm mạc mới. Tuy nhiên, nạo buồng tử cung có một số rủi ro như gây ra những tổn thương tử cung, nguy hiểm nhất là gây xuất huyết hoặc vô sinh. Do đó, ở phụ nữ trong giai đoạn sinh nở, vẫn còn nhu cầu sinh con không được khuyến khích sử dụng phương pháp này.

Các biến chứng nguy hiểm của viêm nội mạc tử cung nếu không được điều trị kịp thời

Tình trạng viêm nhiễm này thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hiệu quả sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới, cụ thể là:

  • Vô sinh
  • Viêm phúc mạc vùng chậu
  • Áp xe vùng chậu, tử cung
  • Nhiễm trùng máu
  • Sốc nhiễm trùng, trường hợp này có thể đe dọa tính mạng

Phòng tránh viêm nội mạc tử cung

Nguy cơ viêm nhiễm tử cung có thể được giảm đi nếu bạn thực hiện những điều sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh, không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình dẫn đến lây nhiễm các bệnh tình dục, sử dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ, tránh nguy cơ mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc thực hiện phương pháp mà không qua sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ biến chứng.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu bên trong làm tổn thương vùng niêm mạc. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sản phẩm chăm sóc vùng kín phù hợp, tránh gây kích ứng viêm nhiễm.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây hại.
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ và đến ngay bệnh viện khi có những dấu hiệu bất thường để được phát hiện, điều trị kịp thời.

Việc điều trị viêm nội mạc tử cung sẽ được chỉ định dựa trên tình trạng, mức độ viêm nhiễm của từng bệnh nhân, bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và được can thiệp kịp thời.

Viêm nội mạc tử cung có dấu hiệu gì?

Viêm nội mạc tử cung sau sinh là nhiễm trùng của tử cung, điển hình là do vi khuẩn đi lên từ đường sinh dục dưới hoặc từ đường tiêu hóa dưới. Các triệu chứng là đau ở tử cung, đau bụng hoặc vùng chậu, sốt, khó chịu, và thỉnh thoảng ra khí hư âm đạo. Chẩn đoán là lâm sàng, hiếm khi được hỗ trợ bởi xét nghiệm nuôi cấy.

Tại sao lại bị viêm nội mạc tử cung?

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm trong buồng tử cung, thường xảy ra do một số thủ thuật can thiệp ở buồng tử cung không đảm bảo vô trùng như nạo hút thai, nạo sinh thiết, đặt vòng, lấy vòng. Bệnh cũng có thể xảy ra sau sinh, sau mổ lấy thai nếu có sót nhau hoặc ứ dịch long tử cung kéo dài...

Viêm niêm mạc tử cung dùng thuộc gì?

Viêm nội mạc tử cung có thể được điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc cân bằng nội tiết tố. Thuốc kháng sinh chủ yếu là Clindamycin qua đường uống hoặc Gentamicin qua đường tiêm tĩnh mạch trong 2 tuần. Trường hợp viêm nội mạc tử cung mạn tính có thể chỉ định dùng Doxycyclin.

Viêm nội mạc tử cung kiêng ăn gì?

Kiêng ăn gì khi bị lạc nội mạc tử cung?.

Thịt đỏ Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi ăn nhiều các loại thịt đỏ như thịt bê, thịt cừu, thịt bò, thịt lợn… ... .

Thực phẩm giàu Gluten. ... .

Chất béo chuyển hóa. ... .

Thực phẩm chế biến sẵn. ... .

Thực phẩm giàu FODMAP. ... .

Đồ cay nóng..

Chủ đề