Vì sao phụ nữ gầy khó thụ tinh

Gầy hay mập quá đều khó có con?

(NLĐO)- Tôi lấy chồng đã 2 năm và chưa có tin vui, có người quở rằng do gầy quá nên khó có con. Ngược lại, chị tôi khá mập, cũng bị nói mập quá sao thụ thai… Có thực vậy?

  • Nghiên cứu chấn động: Thuốc giảm đau gây vô sinh cho trẻ từ trong bụng mẹ

  • Phụ nữ hiếm muộn tăng khả năng thụ thai nhờ chế độ ăn này

  • Vô sinh nam do lối sống, môi trường

Bạn đọc Phạm Thị Minh, 27 tuổi, quận 4, TP HCM, hỏi: BMI của tôi hiện dưới chuẩn một chút, nhưng do tôi quen ăn ít từ nhỏ nên giờ cố ăn thêm cũng thấy hơi khó khăn. Ngược lại, chị tôi ăn gấp đôi tôi, BMI ở mức thừa cân, gần béo phì. Xin bác sĩ cho biết việc gầy như tôi hay mập quá như chị tôi có phải nguyên nhân trực tiếp khiến chúng tôi khó có con? Tôi có nhất thiết phải tăng cân để có thai, nếu có thai mà gầy quá có ảnh hưởng đến em bé không?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, trả lời:

Nếu bạn không ngừa thai bằng một biện pháp nào, chưa có thai lần nào và đang trong độ tuổi sinh sản tốt (27 tuổi), mà 2 năm rồi vẫn không mang thai thì vợ chồng bạn được chẩn đoán là "vô sinh nguyên phát".

Vì vậy cả hai vợ chống phải nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế có khoa vô sinh - hiếm muộn, ví dụ ở TP HCM thì có Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương… Nên nhớ, cả hai vợ chồng phải cùng đi khám.

Nguyên nhân gây vô sinh (nguyên phát hoặc thứ phát) có thể từ người vợ, người chồng hoặc do cả 2 vợ chồng, một số trường hợp (khoảng 10%) không rõ nguyên nhân. Quan niệm dân gian xưa cho nguyên nhân vô sinh chỉ là do người phụ nữ ("Cây độc không trái, gái độc không con") là không chính xác. Bạn và chị gái không nên quá lo buồn vì lời quở quá gầy, quá mập nên khó có con.

Tình trạng quá gầy hoặc quá mập không phải là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh - hiếm muộn. Tuy nhiên, đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý đưa đến tình trạng chậm hoặc khó có con. Vấn đề này gặp ở cả nam và nữ, nên bạn và chị gái phải lưu ý cả chồng mình xem có cân nặng khỏe mạnh hay không.

Cơ thể gầy có thể do tình trạng suy dinh dưỡng trường diễn, do thiếu máu, do các bệnh nội khoa mạn tính như cường giáp, lao phổi, lao sinh dục… làm suy giảm chức năng toàn bộ cơ thể, bao gồm chức năng sinh sản.

Ngược lại, cơ thể thừa cân, béo phì thường đi kèm với các bệnh lý có thể làm rối loạn nội tiết sinh dục, rối loạn hoạt động của tinh hoàn và buồng trứng như bệnh tiểu đường type 2, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)… cũng dẫn đến vô sinh - hiếm muộn.

Ngoài việc khám và điều trị vô sinh – hiếm muộn, việc tăng cân và phục hồi sức khỏe cơ bản chắc chắn là cần thiết để bạn chuẩn bị mang thai và làm mẹ. Đến khi có thai thì việc tăng cân và chăm sóc thai nghén sẽ được các bác sĩ sản khoa hướng dẫn trực tiếp cho bạn.

Anh Thư thực hiện

Nếu bạn quá gầy, máu không đủ cung cấp cho các cơ quan sinh dục, gây ra những rối loạn kinh nguyệt và hạn chế khả năng sinh sản, dẫn đến khó có thai.

  • 5 hiểu lầm về thụ thai, có con mà bạn có thể mắc phải
  • Yếu tố khiến chị em có nguy cơ kinh nguyệt thất thường, vô sinh, sẩy thai...
  • Hiểu lầm trầm trọng về những việc cần làm để nhanh có thai
  • Dạ con mỏng và nỗi lo lắng khó có thai

Vợ chồng em đang muốn có em bé nhưng gần 1 năm nay dù không kế hoạch gì nhưng cũng chưa có. Có người nói do em quá gầy nên khó có thai. Theo em biết thì những người béo, thừa cân mới tăng nguy cơ bị các bệnh về buồng trứng và khó có thai chứ em không rõ gầy quá thì bị làm sao, ảnh hưởng chuyện sinh sản như thế nào. Em mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Hoàng Mai)


Trả lời:


Bạn Hoàng Mai thân mến!


Đúng là trọng lượng cơ thể có tác động không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của cả hai giới. Đối với phụ nữ, thừa cân (quá béo) hay thiếu cân (quá gầy) đều có thể ảnh hưởng đến cơ chế sinh sản, dễ dẫn đến mất cân bằng hormone, gây rối loạn chu kì kinh nguyệt và dẫn đến khó thụ thai. Thậm chí, đối với những phụ nữ mong muốn sử dụng giải pháp thụ tinh trong ống nghiệm, cân nặng cũng là một trong những “rào cản” lớn.


Nếu bạn quá gầy, cơ thể bạn có thể không đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe cũng như điều tiết các hoạt động bên trong. Lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể kém hơn vì thế máu không đủ cung cấp cho các cơ quan sinh dục, gây ra những rối loạn kinh nguyệt và hạn chế khả năng sinh sản hormone estrogen để củng cố lại niêm mạc tử cung cũng như tạo ra chất nhầy cổ tử cung. Tất cả những điều kiện “thiếu thốn” này chứng tỏ cơ thể bạn chưa thể sẵn sàng cho sự thụ thai.



Nếu bạn quá gầy, máu không đủ cung cấp cho các cơ quan sinh dục, gây ra những rối loạn kinh nguyệt và hạn chế khả năng sinh sản, dẫn đến khó thụ thai. Ảnh minh họa


Khi bạn quá gầy, lượng hormone cơ thể sản sinh thường rất thấp, không đủ để củng cố lại niêm mạc tử cung chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt của những phụ nữ gầy ốm thường khá thất thường, và bạn khó có thể xác định chính xác ngày rụng trứng.


Bên cạnh đó, những người có trọng lượng cơ thể không lành mạnh, bị thiếu cân nhiều cũng có thể bị thiếu hụt trầm trọng những dưỡng chất quan trọng như vitamin D, canxi... từ đó, cũng giống như những người béo phì, họ hoàn toàn có thể có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, loãng xương… Những người bị các bệnh này cũng gặp khó khăn trong sinh sản.


Vì vậy, nếu bạn đang mong mỏi có con, trước hết bạn cần giữ cho mình khỏe mạnh bằng cách giữ trọng lượng ổn định. Bạn nên đi khám để chắc chắn dù mình gầy nhưng sức khỏe tốt, cơ thể không thiếu dưỡng chất, các hoạt động của cơ thể diễn ra tốt... Có như vậy bạn mới biết mình đủ sức khỏe để mang thai và sinh con hay không. Nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh (dù gầy) bạn nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để thăm khám. Hơn 1 năm mà vẫn chưa có con thì có thể coi vợ chồng bạn đang trong hoàn cảnh hiếm muộn, việc thăm khám phải được thực hiện với cả hai người để bác sĩ có hướng điều trị tốt nhất.


Chúc vợ chồng bạn sớm có em bé!


Nếu có thắc mắc muốn được giải đáp liên quan đến các vấn đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính, tình dục... bạn có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi tại email:.

Video liên quan

Chủ đề