Vì sao người béo chịu lạnh tốt hơn người gầy

Vừa đề cập đến mỡ người ta lập tức liên tưởng tới béo phì. Vậy mỡ thực sự là chất có hại chăng?

Thông thường người ta cho rằng, mỡ là chất dầu dư cơ thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến béo phì và cũng là kẻ thù lớn nhất của người béo. Mục đích chủ yếu của việc giảm béo là giảm bớt đi lượng mỡ. Người ta dùng hết cách này đến cách khác để giảm béo. Nhưng bạn biết không, cơ thể chúng ta nếu thiếu mỡ sẽ trở thành một vấn đề không đơn giản.

Vào mùa đông, những người gầy phải mặc nhiều quần áo mà phải là quần áo dày, trong khi những người béo dường như rất thoải mái. Vào mùa hè, người gầy cảm thấy tự tin, thoải mái thì người béo lại như kiến bò trên chảo lửa. Vậy, tại sao người béo lại có khả năng chịu được lạnh nhưng lại sợ nóng? Nguyên nhân là ở lớp mỡ trong cơ thể họ. Các lớp mỡ dưới da được sắp xếp liền khít bên nhau, giống như một bức tường chắn gió, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể không dễ dàng thoát ra ngoài. Như vậy, vào mùa đông nó có tác dụng giữ ấm, nhưng vào mùa hè lại ngăn cản sự toả nhiệt của cơ thể khiến chúng ta cảm thấy nóng nực, khó chịu.

Trong cơ thể chúng ta, xung quanh những bộ phận quan trọng như tim, phổi đều có một lớp mỡ dày bao bọc. Chúng đều phát huy vai trò đặc biệt của mình. Khi chúng ta bị ngã, lớp mỡ có tác dụng như một chiếc đệm lò xo, giảm bớt chấn động mạnh vào các cơ quan nội tạng, bảo vệ tim khỏi bị tổn thương. Nó cũng giống như bạn nhảy trên tấm đệm mà không cảm thấy đau, còn nếu ngã trên mặt đất thì sẽ rất đau.

Trong cơ thể, mỡ còn là một loại nhiên liệu rất tốt. Khi tích trữ, nó không kết hợp với nước. Vì thế, nó tiết kiệm rất nhiều không gian. So với chất đường và chất đạm, mỡ "vô tư" hơn. Một lượng mỡ tích tương đương với lượng nước và đường, mà lại có thể cung cấp được nhiều năng lượng hơn cho cơ thể. Đương nhiên, mỡ quá nhiều sẽ gầy nhiều bất lợi. Vì thế duy trì một lượng mỡ thích hợp là điều rất cần thiết cho cơ thể chúng ta.

Phụ nữ có lượng mỡ cơ thể nhiều hơn nam giới và thông thường, mỡ của phụ nữ sẽ tập trung nhiều ở phần trung tâm cơ thể và giúp giữ ấm các cơ quan nội tạng bên trong, chứ không phải là các chi. Nhưng khi bàn tay và bàn chân của bạn bị lạnh, thì phần còn lại của cơ thể cũng sẽ bị lạnh theo, theo bác sỹ  Kathryn Sandberg, giám đốc trung tâm nghiên cứu về khác biệt giới về sức khỏe, lão hóa và bệnh tật tại Đại học Georgetown cho biết. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng, phụ nữ có ngưỡng chịu lạnh thấp hơn nam giới. Khi phụ nữ và nam giới cùng tiếp xúc với một ngưỡng nhiệt độ lạnh, thì các mạch máu ở ngón tay phụ nữ co lại nhiều hơn nam giới. Đó là lý do giải thích vì sao ngón tay phụ nữ thường đổi màu trắng nhanh hơn khi gặp nhiệt độ lạnh (và do vậy, khả năng chịu lạnh cũng kém hơn) so với nam giới.

Nhiệt độ cơ thể bạn không phải là 37 độ C

37 độ C là tiêu chuẩn vàng sau khi một bác sỹ người Đức tên là Carl Reinhold August Wunderlich đo thân nhiệt của hàng nghìn bệnh nhân trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng, con số này đã không còn đúng nữa, theo như Real Clear Science. Sử dụng một nhiệt kế chính xác hơn, các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland đã chỉ ra rằng, nhiệt độ trung bình của cơ thể con người là vào khoảng 36.78 độ C, nhưng không phải lúc nào nhiệt độ cơ thể cũng chính xác với con số này. Thân nhiệt sẽ thay đổi trong suốt cả ngày, từ khoảng 36.4 độ C vào lúc 6 giờ sáng cho đến 36.94 độ C vào 6 giờ chiều. Trên thực tế, kể cả nếu nhiệt độ cơ thể ở ngưỡng 37.5 độ C thì bạn vẫn được coi là khỏe mạnh.

Càng lớn tuổi, nhiệt độ cơ thể bạn càng thấp

Thân nhiệt của bạn không ổn định ở một ngưỡng nhiệt độ cố định. Cứ mỗi 10 năm, thân nhiệt của bạn lại có thể giảm đi một chút và sự thay đổi này trở nên đặc biệt quan trọng ở người cao tuổi. Theo tờ New York Times, chỉ cần giảm một vài độ thôi cũng có thể dẫn đến tình trạng sốt không phát hiện được. Trong một nghiên cứu xuất bản trên Journal of the American Geriatric Society, có khoảng một nửa số người bệnh mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng vẫn có nhiệt độ cơ thể dưới 38.3 độ C, mặc dù mức thay đổi nhiệt độ cơ thể của họ là rất lớn.

Bạn sẽ không mất quá nhiều nhiệt qua đầu

Đầu của bạn chỉ chiếm khoảng 10% diện tích bề mặt cơ thể. Và nếu ai đó nói với bạn rằng 75% nhiệt cơ thể sẽ tỏa ra ở đầu thì có nghĩa là đầu mất nhiệt nhiều hơn các phần khác của cơ thể khoảng 40 lần, và điều này là vô lý – tiến sỹ Richard Ingebretsen, một chuyên gia tại trường đại học y Utah cho biết. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, lượng nhiệt mà bạn mất qua đầu cũng chỉ tương tự như lượng nhiệt bạn bị mất qua các phần khác của cơ thể. Nguyên nhân thực sự khiến chúng ta mất nhiệt ở vùng đầu nhiều hơn đó là khi thời tiết trở lạnh, thì hầu như tất cả các phần khác của cơ thể đều có quần áo để che chắn, tránh mất nhiệt, nhưng vùng đầu thì rất hiếm khi được đội mũ hoặc quấn khăn.

Sốt là một điều tốt

Sốt chính là cách cơ thể chống lại các loại vi khuẩn. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí  Journal of Leukocyte Biology chỉ ra rằng, việc tăng nhiệt độ cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Bị sốt có thể sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, nhưng các nghiên cứu và rất nhiều báo cáo đã cho thấy rằng, sốt chính là cách để biết được hệ miễn dịch của bạn vẫn đang hoạt động hiệu quả. Tiến sỹ  John Wherry, tổng biên tập của tờ tạp chí trên cho biết: Chúng ta đã từng nghĩ rằng, khi bị sốt, thì các loại vi sinh vật đã xâm nhập vào cơ thể chúng ta sẽ không thể nhân lên được nữa. Nhưng những bằng chứng gần đây cho thấy, không phải do vi khuẩn không nhân lên được mà là do hệ miễn dịch của chúng ta được tăng cường chức năng khi chúng ta bị sốt. Mặc dù nếu thân nhiệt tăng quá cao thì có thể là một dấu hiệu nguy hiểm và cần được theo dõi chặt chẽ, nhưng nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, cần xem xét lại về việc khi nào nên điều trị các cơn sốt nhẹ và điều trị như thế nào cho hợp lý.

Nói dối sẽ làm mũi của bạn nóng lên

Đúng vậy, mũi của bạn sẽ nóng lên (chứ không phải dài ra) khi bạn nói dối. Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Granada đã sử dụng hình ảnh mô tả thân nhiệt và phát hiện ra rằng, nói dối sẽ khiến chúng ta cảm thấy lo lắng, và do vậy, sẽ khiến mũi và các vùng gần mắt tăng nhiệt độ.

Thân nhiệt có thể ảnh hưởng đến cân nặng

Năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Italia và Mỹ đã xuất bản một nghiên cứu trên tạp chí Chronobiology nói về những phát hiện thú vị về việc tại sao một số người lại dễ béo hơn những người khác. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, béo phì có liên quan với việc giảm đáng kể nhiệt độ ở vùng trung tâm cơ thể trong suốt thời gian ban ngày. So với người gầy hoặc bình thường, thì khả năng chuyển năng lượng (calo) thành nhiệt của người béo là kém hơn, do vậy, theo thời gian, việc này có thể dẫn đến tình trạng tăng cân (khoảng 2kg/năm, phụ thuộc vào lối sống của mỗi người). Các tác giả nghiên cứu gọi sự suy giảm này là “khuyết tật về mặt sinh học” và có thể dự đoán trước tình trạng béo phì. Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác nhận kết quả này, nhưng khám phá mới này có thể mở ra một hướng điều trị mới cho những người bị béo phì.

Thân nhiệt có thể ảnh hưởng đến việc ngủ của bạn

Ngay trước khi chúng ta chìm vào trong giấc ngủ, cơ thể sẽ bắt đầu mất một chút nhiệt vào trong môi trường. Và việc thay đổi nhiệt độ nhẹ này sẽ giúp chúng ta chìm vào trong giấc ngủ và ngủ lâu hơn, theo như những thông tin của Khoa nghiên cứu về giấc ngủ tại Đại học Y Harvard. Đó là lý do vì sao những người bị mất ngủ được khuyên nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Bởi việc giảm nhiệt độ cơ thể sau khi tắm nước ấm có thể sẽ gửi tín hiệu đến não bộ và làm bạn cảm thấy buồn ngủ hơn.

Rượu sẽ không làm bạn cảm thấy ấm hơn

Do vậy, bạn nên suy nghĩ thật kỹ nếu muốn dùng rượu để làm ấm cơ thể trong những ngày lạnh giá. Phản ứng đầu tiên của cơ thể khi gặp lạnh là co mạch để bảo tồn lượng nhiệt của cơ thể. Nhưng rượu sẽ có tác dụng ngược lại: rượu sẽ làm các mạch máu ngoại vi của bạn giãn ra, và do vậy, sẽ khiến bạn bị mất nhiệt ra môi trường bên ngoài. Cảm giác ấm lên bạn cảm nhận được ở ngoài da sau khi uống rượu chỉ là cảm giác giả mà bạn cảm nhận được khi thời tiết lạnh. Rượu thực ra sẽ làm thân nhiệt vùng trung tâm của bạn giảm xuống và có thể dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt trong những trường hợp nghiêm trọng.

Thời tiết lạnh và rét buốt trong thời gian gần đây đã khiến người dân tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền Bắc phải run rẩy bên dưới những lớp áo khoác dầy cộm. Mặc dù vậy, thi thoảng chúng vẫn sẽ bắt gặp những người chỉ mặc áo cộc tay đi ngoài đường - dĩ nhiên là nếu hôm đó không mưa - và họ không hề biểu hiện run lập cập như những người khác. Vậy đâu là lý do khiến có một số người lại chịu lạnh tốt hơn những người khác? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Binh sỹ Hàn Quốc cởi trần chạy bộ giữa vùng băng tuyết.

Một nghiên cứu vào năm 2004 của đại học Florida và trung tâm nghiên cứu não bộ McKnight đã chỉ ra rằng cảm giác về cái lạnh bắt đầu hình thành khi các dây thần kinh trên da gửi các tín hiệu thân kinh về nhiệt độ môi trường mà da cảm nhận được lên não. Những luồng tín hiệu này này không chỉ phản ứng với nhiêt độ da cảm nhận, ngoài ra còn có cả nhiệt độ của da và tốc độ thay đổi nhiệt độ trên da. Đó là lý do vì sao chúng ta cảm thấy rét hơn khi vừa chạm tay vào chậu nước lạnh so với khi đã ở ngâm tay trong nước lạnh một thời gian nhất định, khi nhiệt độ của da đã hạ thấp nhưng ổn định hơn.

Bên cạnh đó, những tín hiệu thần kinh thông báo về sự giảm nhiệt độ trên da đã tạo ra những cảnh báo sớm về sự sụt giảm nhiệt độ gốc của cơ thể, ví dụ như nhiệt độ của các cơ quan nội tạng. Nếu chúng ta không chú ý đến điều này, nhiệt độ gốc giảm có thể gây ra hạ thân nhiệt bất ngờ và để lại nhiều hệ quả xấu đối với cơ thể, thậm chí là dẫn đến tử vong. Nghiên cứu này cũng nói rằng việc nhiều người có cảm giác nhiệt độ khác nhau - tức là có người chịu nóng giỏi hơn hoặc chịu lạnh giỏi hơn - xuất phát từ các thụ thể của tế bào thần kinh nóng-lạnh trong hệ thống thần kinh ngoại biên nằm ngay dưới da. Ngoài ra, những thụ thể lạnh còn xuất hiện tại trung tâm của hệ thần kinh ngoại biên trong tủy sống.

Thông thường, những người chịu lạnh tốt thường sở hữu một hệ thống sinh lý ổn định bên trong cơ thể để ngăn chăn tình trạng hạ thân nhiệt xảy ra. Các tín hiệu thần kinh về việc nhiệt độ giảm sẽ đi từ da qua các thụ thể từ khu vực dưới da đến tủy sống, cuối cùng là chúng sẽ tiếp cận vùng dưới thùy não, khu vực kiểm soát thân nhiệt bên trong cơ thể, đưa ra các chỉ dẫn cho hệ thần kinh kiểm soát tình trạng hạ thân nhiệt. Sau đó, một luồng tín hiệu thần kinh phản hồi sẽ được gửi đến các bó cơ khiến cơ thể của họ rùng mình và bắt đầu quá trình trao đổi chất để giữ nhiệt. Lúc này, các mạch máu có nhiệm vụ chuyển một lượng máu ấm nhất ấm nhất định từ cơ quan nội tạng đến khu vực da bị lạnh và một số mạch máu sẽ phải thắt lại để hạn chế máu lạnh chảy ngược về nội tạng khiến nhiệt độ tại đây giảm đi. Trong các trường hợp khác, bên cạnh việc cung cấp tín hiệu thần kinh để cơ thể thực hiện quá trình cân bằng nhiệt thì bộ não cũng phát ra những tín hiệu để cơ thể phản ứng lại với những thông tin về việc da bị lạnh ví dụ như khiến ta thực hiện một số hành vi nhất định ví dụ như co rúm người, mặc thêm quần áo hoặc kêu ca.

Những người chịu lạnh không tốt đôi khi nhầm lẫn giữa cảm giác lạnh với mức độ lạnh thực sự của cơ thể. Như đã nói ở trên, nhúng tay vào một bể nước lạnh khiến bạn cảm thấy lạnh, nhưng nhiệt độ gốc của cơ thể có thể tăng lên vì lượng máu ấm vẫn còn ở cơ quan nội tạng. Tình trạng như vậy có thể duy trì ở mức an toàn trong vòng một tiếng đồng hồ. Thông thường, nhiều người cảm thấy lạnh hơn - hay nói cách chịu lạnh kém - là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên là một số người bị cảm cúm sẵn nhưng chưa phát hẳn ra những triệu chứng cụ thể vì khi bị cảm thì bộ não sẽ điều khiển nhiệt độ cơ thể được thiết lập ở nhiệt độ cao hơn, vì vậy cơ thể phản ứng như cơ chế lúc bị lạnh cho tới khi nhiệt độ cơ thể ổn định ở mức nhiệt độ thiết lập sẵn.

Ngoài ra, những người có biểu hiện bàn tay và bàn chân bị lạnh và nó không giống như bị tê cóng, thì rất có thể đây là những bệnh nhân của triệu chứng Raynaud, nguyên nhân của triệu chứng này là do các động mạch nhỏ cung cấp máu cho da bị thu hẹp, hạn chế lưu thông máu đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hoặc phụ nữ mang thai rất dễ cảm thấy lạnh do thai nhi hoạt động như một lò đốt nhỏ. Nếu người mẹ cảm thấy quá lạnh, đây có thể là triệu chứng thiếu hormone hoạt động tuyến giáp, vì vậy họ cần được bổ sung hormone. Thậm chí, phụ nữ thường cảm thấy lạnh hơn so với đàn ông trong cùng một môi trường. Nguyên nhân có thể là nhiệt độ trên da của phụ nữ thấp hơn đàn ông, kết quả hậu quả của lớp mỡ dưới da dày hơn và hormone oestrogen.

Điều thú vị là một số người cảm thấy lạnh đơn giản chỉ vì những người bên cạnh trông có vẻ đang bị lạnh và tỏ ra co ro trước một cơn gió chẳng hạn. Hiện tượng này được gọi là “sự lây nhiễm cảm giác lạnh”. Nghiên cứu này của đại học Florida đã thực hiện thí nghiệm với khoảng 100 người và các tình nguyện viên khỏe mạnh được cho xem các đoạn video mà các diễn viên trong cảnh phim tỏ ra bị lạnh hoặc cảm thấy nóng. Tình nguyện viên cảm thấy lạnh hơn khi xem các đoạn video quay cảnh các diễn viên bị lanh. Nhiệt độ trên tay của tình nguyện viên giảm do mạch máu chạy đến tay bị thắt lại, dù nhiệt độ môi trường không hề lạnh.

Thực tế, con người hiện đại hiếm khi để cơ thể bị lạnh vì chúng ta luôn khoác nhiều lớp quần áo và sử dụng những thiết bị giữ nhiệt trợ giúp đắc lực. Mặc dù vậy, chính điều này đang góp phần làm giảm khả năng trao đổi chất của cơ thể và mùa lạnh do các cơ quan không phải trải qua những "khóa huấn luyện chịu lạnh". Các nhà khoa học đã kết luận rằng con người sẽ trở nên khỏe mạnh hơn nếu dành nhiều thời gian chịu lạnh hơn.

Tham khảo MedicalNewsToday, Conversation

Thời tiết cực lạnh ảnh hưởng đến chiếc điện thoại của bạn như thế nào?

Video liên quan

Chủ đề